Sinh lý học trẻ em

Chia sẻ bởi Bùi Thảo Nguyên | Ngày 12/10/2018 | 52

Chia sẻ tài liệu: Sinh lý học trẻ em thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Chương 11: HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THẦN KINH CẤP CAO

A - HOẠT ĐỘNG PHẢN XẠ CỦA NÃO BỘ

I - HỌC THUYẾT VỀ HOẠT ĐỘNG THẦN KINH CẤP CAO CỦA PAPLÔP

Theo Paplop, phản xạ có điều kiện là đơn vị chức năng của hoạt động thần kinh cấp cao.

+ Nguyên tắc quyết định luận: Mọi phản xạ đều là phản ứng của cơ thể đối với những tác động từ môi trường bên ngoài hoặc bên trong cơ thể.

+ Nguyên tắc cấu trúc: Cơ chế sinh lý của các phản xạ có điều kiện là các đường liên hệ thần kinh tạm thời

+ Nguyên tắc phân tích và tổng hợp
II - PHẢN XẠ KHÔNG ĐIỀU KIỆN VÀ PHẢN XẠ CÓ ĐIỀU KIỆN

1. Phản xạ không điều kiện

2. Phản xạ có điều kiện

3. Cơ chế thành lập phản xạ có điều kiện

Do sự hình thành của đường liên hệ thần kinh tạm thời

4. Điều kiện thành lập phản xạ có điều kiện
B - ỨC CHẾ PHẢN XẠ CÓ ĐIỀU KIỆN

I - ỨC CHẾ KHÔNG ĐIỀU KIỆN (ỨC CHẾ NGOÀI): Mang tính chất bẩm sinh xuất hiện không đòi hỏi luyện tập

1. Ức chế ngoại lai

Ví dụ khi em bé đang khóc thì sự xuất hiện của một vật thể lạ làm em bé ngừng khóc.

Ức chế ngoại lai chỉ xuất hiện khi kích thích còn mang tính chất mới lạ


2. Ức chế vượt hạn

Xuất hiện khi có sự tăng cường độ hoặc kéo dài thời gian kích thích của tác nhân có điều kiện -> làm phản xạ có điều kiện yếu đi hoặc mất hẳn.

- Ví dụ tiết học kéo dài thì kết qủa những phút cuối rất hạn chế.
II - ỨC CHẾ CÓ ĐIỀU KIỆN (ỨC CHẾ TRONG)

- Là ức chế xảy ra do nguyên nhân nằm ngay trong vòng phản xạ bị ức chế hay ức chế này xuất hiện khi điều kiện hình thành đường liên hệ thần kinh tạm thời bị phá vỡ.

Ức chế tắt

Xuất hiện khi kích thích có điều kiện không được củng cố.

Ví dụ: trẻ học thuộc bài rồi mà không củng cố sẽ quên đi.

2. Ức chế chậm

3. Ức chế phân biệt
C - CÁC QUI LUẬT CỦA HOẠT ĐỘNG THẦN KINH CẤP CAO

I – QUI LUẬT CHUYỂN TỪ HƯNG PHẤN SANG ỨC CHẾ

- VD: Học sinh sẽ buồn ngủ khi thày giảng bài đều đều, buồn tẻ. Tiếng ru nhè nhẹ của bà, mẹ sẽ làm cho em bé dần dần đi vào giấc ngủ.
II – QUI LUẬT LAN TOẢ VÀ TẬP TRUNG

Ví dụ: Quá trình từ buồn ngủ, ngáp, díp mắt, ngủ gà ngủ gật, rồi đến ngủ say thật chính là quá trình lan toả ức chế từ một điểm ban đầu nào đó trên vỏ não ra toàn bộ vỏ não. Quá trình ngược lại từ ngủ đến thức dậy là quá trình tập trung ức chế sau khi đã lan rộng khắp vỏ não.
III – QUI LUẬT CẢM ỨNG QUA LẠI

Ví dụ: mải học bài mà không nghe thấy tiếng người khác gọi, đó là cảm ứng không gian hay cảm ứng đồng thời. Nhắm mắt lại vài phút rồi mở mắt ra ta sẽ thấy mọi vật rõ hơn đó là cảm ứng theo thời gian hay cảm ứng nối tiếp.


- Các điểm hưng phấn và ức chế trên vỏ não luôn luôn thay đổi ->“động hình chức năng”. Động hình chức năng là phương thức thích nghi của cơ thể với môi trường xung quanh luôn thay đổi.
IV– QUI LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG CÓ HỆ THỐNG CỦA VỎ NÃO

Hoạt động tổng hợp của vỏ não cho phép hợp nhất những kích thích riêng lẻ hay những phản ứng riêng lẻ thành một tổ hợp hoàn chỉnh -> tính hoạt động có hệ thống của vỏ não.

Một trong những biểu hiện rõ nhất là sự hình thành “động hình động lực” -> kĩ xảo và thói quen.

V – QUI LUẬT TƯƠNG QUAN GIỮA CƯỜNG ĐỘ KÍCH THÍCH VÀ CƯỜNG ĐỘ PHẢN XẠ
- Kích thích có cường độ càng mạnh thì cường độ phản xạ càng lớn, cường độ của phản xạ có điều kiện tỉ lệ thuận với cường độ kích thích -> tính chất tương đối.
D - ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG THẦN KINH CẤP CAO Ở HỌC SINH TIỂU HỌC

Từ 6 tuổi trở đi, trẻ bắt đầu sử dụng các khái niệm được trừu tượng xuất khỏi hành động -> có thể học viết và học đọc được.

7 tuổi, thuỳ trán đã trưởng thành về mặt hình thái, xuất hiện khả năng duy trì chương trình hành động gồm một vài động tác và khả năng dự kiến trước được kết quả hành động.

Trẻ 7 – 9 tuổi các phản xạ có điều kiện dương tính được hình thành nhanh hơn; các quá trình thần kinh được tập trung nhanh hơn.

- Ở trẻ 10 – 12 tuổi, các phản xạ dương tính xuất hiện nhanh, trở thành bền vững ngay lập tức. Các phản xạ có điều kiện có độ bền vững cao đối với các kích thích bên ngoài. Bắt đầu dễ dàng làm lại các phản xạ có điều kiện -> các quá trình thần kinh có khả năng tập trung nhanh.
E – TRÍ NHỚ

Trí nhớ là gì: Là sự vận dụng một khái niệm biết trước, là kết quả của những thay đổi xảy ra trong hệ thần kinh -> Chính vì vậy khi mất trí nhớ người ta quên hết những gì xảy ra trước đó.

2. Sự khu trú của trí nhớ: hai vỏ bán cầu đại não và vỏ não phải nguyên vẹn

3. Phân loại

+ Trí nhớ ngắn: Nhớ số điện thoại

+ Trí nhớ trung hạn: Công thức hóa học

+ Trí nhớ dài: Kiến thức đã học
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Bùi Thảo Nguyên
Dung lượng: 94,00KB| Lượt tài: 1
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)