Sinh hoc 9
Chia sẻ bởi Trần Đức Mạnh |
Ngày 15/10/2018 |
49
Chia sẻ tài liệu: sinh hoc 9 thuộc Sinh học 9
Nội dung tài liệu:
Phần 1: Các quy luật di truyền
Câu 1:Nêu điều kiện nghiệm đúng của qui luật phân li?
Trả lời:
_Ptc về cặp tính trạng tương phản
_Tính trạng trội phải trội hoàn toàn
_Số cá thể thu được ở các thế hệ lai để phân tích phải đủ lớn
Câu 2:So sánh định luật đồng tính và định luật phân li?
Trả lời:
*Giống nhau:
_Đều phản ánh sự di truyền của 1 cặp tính trạng
_Đều chỉ đúng khi tính trạng trội phải trội hoàn toàn
_Ptc về cặp tính trạng tương phản
*Khác nhau:
Định luật đồng tính
Định luật phân tính
_Phản ánh kqu¶ ở con lai F1
_Phản ánh kqu¶ ở con lai F2
_F1đồng tính là tính trạng trội,tính trạng lặn không xuất hiện
_F2 phân li theo tỉ lệ trung bình là:3trội :1lặn
_F1 chỉ xuất hiện 1 kgen dị hợp:Aa
_F2 xuất hiện 3 kgen với tỉ lệ:1AA:2Aa:1aa
_Kết quả kiểu hình ở F1 đều nghiệm đúng với mọi số lượng xuất hiện ở F1
Kết quả kiểu hình ở F2 chỉ nghiệm đúng khi số con lai thu được phải đủ lớn
Câu 3: Hiện tượng tính trạng trội hoàn toàn là gì?Hãy nêu VD và lập sơ đồ lai minh hoạ từ P ->F2 của phép lai 1 tính với tính trội không hoàn toàn
Trả lời:
*Khái niệm:là hiện tượng gen trội át không hoàn toàn gen lặn ->thể dị hợp biểu hiện kiểu hình trung gian giữa tính trạng trội và tính trạng lặn
*VD và lập sơ đồ lai minh hoạ(HS tự hoàn thiện)
_Gợi ý:lấy vd màu hoa ở cây giao phÂn
Câu 4:So sánh phép lai 1 cặp tính trạng trong 2 trường hợp tính trội hoàn toàn và tính trội không hoàn toàn về cơ sở,cơ chế và kết quả ở F1 ,F2
Trả lời:
*Giống nhau:
_Cơ sở:đều có hiện tượng gen trội lấn át gen lặn
_Cơ chế:quá trình di truyền của tính trạng đều dựa trên sự phân li của cặp gen trong giảm phân tạo giao tư và sự tổ hợp của các gen trong thụ tinh tạo hợp tư
_Kết quả:+Nếu Ptc ->F1 đồng tính ->F2 phân li tính trạng
+F1 đều mang kiểu gen dị hợp
+F2 đều có 1 đồng hợp trội:2 dị hợp:1 đồng hợp lặn
*Khác nhau:
Điểm
Tính trội hoàn toàn
Tính trội ko hoàn toàn
_Cơ sở
_Gen trội át hoàn toàn gen lặn
_Gen trội át không hoàn toàn gen lặn
_Kết quả
_F1 Đồng tính.
_F2:3 trội:1 lặn
_F1 đồng tính
_F2 1 trội :2 trung gian:1 lặn
Câu 5: Nếu không dùng phép lai phân tích có thể sử dụng thí nghiệm lai nào khác để xác định một cơ thể có kiểu hình trội là thể đồng hợp hay thể dị hợp ?
Trả lời:
Không dùng phép lai phân tích có thể xác định được một cơ có KH trội là ở thể đồng hợp hay dị hợp bằng cách cho cơ thể đó tự thụ phÂn:
Nếu kết quả thu được là đồng tính thì cơ thể đem lai là đồng hợp
(S§L: AA x AA)
Nếu kết quả thu được là phân tính theo tỉ lệ là 3:1 thì cơ thể đem lai là dị hợp
(S§L: Aa x Aa )
Câu 6: Vì sao hiện tượng DTLK lại hạn chế sự xuất hiện BDTH?
Trả lời:
Trong cơ thể sinh vật chứa rất nhiều gen
Theo Men®en thì mỗi gen nằm trên 1 NST và di truyền độc lập với nhau do đó qua quá trình giảm phân sẽ tạo ra vô số loại giao tư và qua quá trình thụ tinh sẽ tạo ra vô số các biến dị tổ hợp.
Còn theo Moocgan thì nhiều gen nằm trên 1 NST và các gen đó di truyền liên kết với nhau, do đó trong trường hợp P thuần chủng khác nhau về 2, 3 hay nhiều cặp tính trạng được quy định bởi những cặp gen nằm trên cùng 1 cặp NST, thì ở F2 vẫn thu được những KH giống bố mẹ và phân li theo tỉ lệ 3:1, giống như trong trường hợp lai một cặp tính trạng ( tức là không làm xuất hiện các BDTH ).
Vậy..........
Câu 7: Hiện tượng DTLK đã bổ sung cho quy luật PL§L của Men®en như thế nào?
Trả lời:
- Khi giải thích các thí nghiệm ( Định luật ) của mình Men®en cho rằng các tính trạng được quy định bởi các nhân tố di truyền.Và sau
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Đức Mạnh
Dung lượng: 265,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)