Sinh hoạt

Chia sẻ bởi Phạm Quang Trung | Ngày 12/10/2018 | 77

Chia sẻ tài liệu: sinh hoạt thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Phòng giáo dục và đào tạo huyện lạc thuỷ
TrƯờng tiểu học thanh nông
TH THANH NÔNG + TH THANH Hà + TH PHú THàNH
SINH HOạT CHUYÊN MÔN CụM TRƯờNG
Thanh Nông, ngày 01 tháng 04 năm 2016
A. Một số vấn đề dạy học luật chính tả trong chương trình TV1 - CGD:
CnH là công nghệ cho học sinh học, là Công nghệ tự học. HS trực tiếp tự mình thực thi cả 4 việc, làm theo thứ tự chặt chẽ của quy trình CnH theo hai cấp độ: 
Cấp độ một: Biết làm, làm được, làm đúng;
Cấp độ hai: Làm đẹp, làm nhanh và gọn.
Khi dạy về Luật chính tả trong TV1- CGD các em còn nhỏ, nội dung học về luật chính tả nhiều nên giáo viên phải tìm nhiều phương pháp để cho các em khắc sâu và ghi nhớ lâu trong suốt quá trình học, tạo thành kĩ năng để vận dụng vào thực tế.
CHUYÊN ĐỀ
DẠY LUẬT CHÍNH TẢ TRONG MÔN TIẾNG VIỆT 1 - CGD
CHUYÊN ĐỀ
DẠY LUẬT CHÍNH TẢ TRONG MÔN TIẾNG VIỆT 1 - CGD
B. Mục tiêu của chuyên đề:
- Học sinh hình thành và phát triển năng lực học tập, năng lực làm việc, đặc biệt là năng lực làm việc trí óc.
- Học sinh hình thành và phát triển năng lực sử dụng Tiếng Việt văn hóa, hiện đại của dân tộc.
- Học sinh hình thành và phát triển lòng nhân ái và những phẩm chất mới như: cẩn thận, tự tin, đoàn kết và biết hợp tác, có ý thức tự lập...
- Học sinh nhớ được các quy tắc chính tả, hình thành kĩ năng, kĩ sảo và thói quen viết đúng với chuẩn chính tả tiếng Việt.
- Học sinh đọc thông, viết thạo, viết đúng chính tả, không tái mù.
C. Nội dung chuyên đề:
1. Luật chính tả về viết hoa:
1.1. Tiếng đầu câu:
- Tiếng đầu câu phải viết hoa.
CHUYÊN ĐỀ
DẠY LUẬT CHÍNH TẢ TRONG MÔN TIẾNG VIỆT 1 - CGD
1.2. Tên riêng:
1.2.1.Tên riêng tiếng Việt:
- Viết hoa chữ cái đầu tiên của tất cả các tiếng, không có gạch nối giữa các tiếng. Ví dụ: Vạn Xuân, Việt Nam...
- Một số trường hợp tên địa lí được cấu tạo bởi một danh từ chung (sông, núi, hồ, đảo, đèo) kết hợp với một danh từ riêng(thường có một tiếng) có kết cấu chặt chẽ đã thành đơn vị hành chính thì viết hoa tất cả các tiếng. Ví dụ như: Cửa Lò, Hồ Tây, Đèo Gió, Đèo Ngang... Ngoài những trường hợp này thì chỉ viết hoa tiếng là danh từ riêng, ví dụ như: đèo Cao Bắc, núi Tản Viên, cầu Thê Húc...
CHUYÊN ĐỀ
DẠY LUẬT CHÍNH TẢ TRONG MÔN TIẾNG VIỆT 1 - CGD
1.2.2. Tên riêng tiếng nước ngoài:
- Trường hợp các tên riêng nước ngoài phiên âm qua âm Hán - Việt thì viết như tên riêng Việt Nam. Ví dụ: Hàn Quốc, Bồ Đào Nha, Nhật Bản...
- Trường hợp các tên riêng nước ngoài không phiên âm Hán - Việt (phiên âm trực tiếp): Đối với mỗi bộ phận tạo thành tên riêng, viết hoa chữ cái đầu và có gạch nối giữa các tiếng. Ví dụ: Cam - pu - chia...
CHUYÊN ĐỀ
DẠY LUẬT CHÍNH TẢ TRONG MÔN TIẾNG VIỆT 1 - CGD
2. Luật chính tả tiếng nước ngoài:
- Các trường hợp không phiên âm qua âm Hán - Việt, nghe thế nào viết thế ấy(như tiếng Việt). Giữa các tiếng (trong một từ) phải có gạch nối.
Ví dụ: pa-nô, pi-a-nô.
CHUYÊN ĐỀ
DẠY LUẬT CHÍNH TẢ TRONG MÔN TIẾNG VIỆT 1 - CGD
3. Luật ghi một số thành tố:
3.1. Ghi dấu thanh:
- Viết dấu thanh ở âm chính của vần.
Ví dụ: bà, má. mẹ, trẻ...
- Ở tiếng có âm đệm thì dấu thanh đặt ở âm chính.
Ví dụ: loá, quỳnh, nguỵ, hoè, quà,...
- Ở tiếng có âm cuối là bán nguyên âm (o, u, i,) thì ghi dấu thanh đặt ở âm chính.
Ví dụ: bào, mùi, thuỷ, lựu,…
- Ở tiếng có nguyên âm đôi mà không có âm cuối thì dấu thanh được viết ở vị trí con chữ thứ nhất của nguyên âm đôi.
Ví dụ: mía, múa, dừa,...
- Ở tiếng có nguyên âm đôi mà có âm cuối thì dấu thanh được viết ở vị trí con chữ thứ hai của nguyên âm đôi.
Ví dụ: miến, buồn, lượn,...
CHUYÊN ĐỀ
DẠY LUẬT CHÍNH TẢ TRONG MÔN TIẾNG VIỆT 1 - CGD
CHUYÊN ĐỀ
DẠY LUẬT CHÍNH TẢ TRONG MÔN TIẾNG VIỆT 1 - CGD
3.2. Ghi một số âm đầu:
3.2.1. Luật e, ê, i
- Âm c trước e, ê, i phải viết bằng con chữ k (gọi là chữ ca)
- Âm g trước e, ê, i phải viết bằng con chữ gh ( gọi là chữ gờ kép)
- Âm ng trước e, ê, i phải viết bằng con chữ ngh ( gọi là ngờ kép)
3.2.2. Luật ghi âm /c/ trước âm đệm.
- Âm /c/ đứng trước đệm phải viết bằng con chữ q và âm đệm viết bằng con chữ u.
3.2.3. Luật ghi chữ d/ r/ gi:
- Chữ r và gi không đứng đầu các tiếng có vần có âm đệm (oa, oe, uê, uy). Do đó gặp các tiếng dạng này thì ta chọn d để viết.
Ví dụ: kinh doanh, doạ nạt, hậu duệ, duy nhất, duyệt binh,…
3.3. Ghi một số âm chính:
3.3.1. Quy tắc chính tả khi viết âm i.
- Tiếng chỉ có một âm i thì có tiếng bằng i (i ngắn) có tiếng viết bằng y (y dài)
+ Viết i nếu đó là từ thuần Việt (VD: ì ầm)
+ Viết y nếu đó là từ Hán -Việt (VD: y tá, chủ ý...)
- Tiếng có âm đầu và âm i thì ghi một tiếng có thể viết y, hoặc viết i đều được. Nhưng hiện nay quy định chung viết i: thi sĩ.
- Khi có âm đệm đứng trước, âm i phải viết là y (y dài): VD: Huy hiệu.
CHUYÊN ĐỀ
DẠY LUẬT CHÍNH TẢ TRONG MÔN TIẾNG VIỆT 1 - CGD
3.3.2. Cách ghi nguyên âm đôi:
- Cả ba nguyên âm đôi Tiếng Việt có cùng một quy luật viết thống nhất:
CHUYÊN ĐỀ
DẠY LUẬT CHÍNH TẢ TRONG MÔN TIẾNG VIỆT 1 - CGD
CHUYÊN ĐỀ
DẠY LUẬT CHÍNH TẢ TRONG MÔN TIẾNG VIỆT 1 - CGD
3.3.2. Cách ghi nguyên âm đôi:

Riêng nguyên âm đôi /iê/ còn có những quy tắc viết chi tiết hơn:
- Nếu có âm đệm, không có âm cuối thì viết bằng: ya.
Ví dụ: khuya, luya,…
- Nếu có âm đệm và có âm cuối, hoặc không có âm đầu thì viết là: yê.
Ví dụ: chuyên, tuyết, huyền, yên, yểng...
- Viết i( i ngắn) khi có âm đầu và âm cuối.
Ví dụ: tiền, phiên, hiền,...
- Viết y (y dài) khi không có âm đầu và có âm cuối.
Ví dụ: yến, yêu,...

CHUYÊN ĐỀ
DẠY LUẬT CHÍNH TẢ TRONG MÔN TIẾNG VIỆT 1 - CGD
3.3.3. Âm cuối và thanh điệu.
- Các tiếng có âm cuối là m, n, ng, nh, o, u, i, y, có thể kết hợp với 6 thanh điệu: đó là các thanh: ngang, huyền, sắc, hỏi, ngã, nặng.
- Các tiếng có âm cuối là p, t, c, ch, chỉ kết hợp với 2 thanh điệu: sắc, nặng.
4. Chính tả phân biệt.
Ở các vùng miền trên đất nước ta, có khác biệt ít nhiều về âm khi nói phải dùng chữ để ghi đúng nghĩa muốn nói.
4.1.Âm đầu:
Trường hợp tr/ch:
+ Chữ tr không đứng đầu các tiếng có vần âm đệm( oa, oă,oe,uê). Do đó nếu gặp các dạng này thì ta chọn ch để viết.
VD: sáng choang, loắt choắt, chích choè, chuệch choạc,...
+ Những từ HánViệt có thanh nặng hoặc thanh huyền thường viết âm đầu tr.
VD: trọng, trường, trào lưu, trù bị,...
+ Những từ chỉ đồ vật trong nhà, tên các loại quả, món ăn, các hoạt động, chỉ quan hệ giữa những người trong gia đình và những từ mang ý nghĩa phủ định thường có âm đầu ch.
VD: chăn, chiếu, chạn, chảo,chuối, chanh,cháo, chè, chả, cha, chị, chồng, cháu, chưa, chớ, chẳng,...
CHUYÊN ĐỀ
DẠY LUẬT CHÍNH TẢ TRONG MÔN TIẾNG VIỆT 1 - CGD
Trường hợp s/x:
+ Chữ s không đứng trước các tiếng có âm đệm ( oa, oă, oe, uê, uâ), ngoại trừ các trường hợp: soát, soạt, soảng, soạn, suất. Do đó nếu gặp các tiếng dạng này thì ta chọn x để viết.
VD: xuề xòa, xoay xở, xoăn, xoe, xuềnh xoàng, xuân,...
Trường hợp l/n:
+ Chữ n không đứng đầu các tiếng có vần có âm đệm( oa, oe, uâ, uy), trừ hai âm tiết Hán Việt: noãn, noa. Do đó nếu gặp các dạng này thì ta chọn l để viết.
VD: chói loà, loá , loăng quăng, lập loè , luẩn quẩn, tuý luý,…
CHUYÊN ĐỀ
DẠY LUẬT CHÍNH TẢ TRONG MÔN TIẾNG VIỆT 1 - CGD
5. Những thuận lợi và khó khăn khi dạy học luật chính tả TV 1-CGD:
* Thuận lợi:
+ Học sinh phát huy được các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết.
+ Học sinh phát huy được khả năng nghe - viết chính tả ngay từ đầu.
+ Học sinh phát huy được khả năng, năng lực và tính tự giác học tập.
+ Học sinh tự làm ra sản phẩm giáo dục cho chính mình.
* Khó khăn:
+ Học sinh hay nhầm lẫn về luật chính tả nguyên âm đôi.
+ Với nhiều luật chính tả áp dụng trong một bài học nên học sinh tiếp thu chậm và còn nhầm lẫn khi viết.
CHUYÊN ĐỀ
DẠY LUẬT CHÍNH TẢ TRONG MÔN TIẾNG VIỆT 1 - CGD
6. Một số phương pháp dạy học luật chính tả TV1- CGD:
Phương pháp làm mẫu,
Phương pháp phân tích mẫu,
Phương pháp hỏi đáp,
Phương pháp trực quan,… kết hợp với nhiều hình thức dạy học như: Học theo lớp, nhóm; cá nhân,...
CHUYÊN ĐỀ
DẠY LUẬT CHÍNH TẢ TRONG MÔN TIẾNG VIỆT 1 - CGD
7. Một số lưu ý dạy học luật chính tả TV1-CGD:
- Dạy đúng theo Quy trình bốn việc của sách thiết kế.
- Giáo viên chủ động dạy học sinh cách học luật chính tả.
- Gặp tình huống chính tả ở đâu giáo viên cần giúp học sinh xử lí triệt để ở đấy, để làm rõ mối quan hệ âm và chữ.
- Thường xuyên nhắc lại luật chính tả cho học sinh khi đọc và viết các tiếng chứa luật chính tả.
- Giáo viên luôn yêu cầu học sinh thực hành và rèn luyện kỹ năng đọc, viết; lưu ý trang bị cho học sinh kiến thức từ thấp đến cao.
- Để làm được điều này, người giáo viên chỉ nhiệt tình giảng dạy là không đủ mà còn phải vận dụng linh hoạt các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học; phải biết kích thích lòng say mê học tập của các em, đồng thời lưu ý đến điều kiện thực tế ở mỗi lớp, mỗi trường, mỗi địa phương.
CHUYÊN ĐỀ
DẠY LUẬT CHÍNH TẢ TRONG MÔN TIẾNG VIỆT 1 - CGD
8. Quy trình.
- Việc 1. Chiếm lĩnh ngữ âm (Đưa ra các tình huống chứa luật chính tả đó).
- Việc 2. Viết.
- Việc 3. Đọc
- Việc 4. Viết chính tả.
9. Chia sẻ:
CHUYÊN ĐỀ
DẠY LUẬT CHÍNH TẢ TRONG MÔN TIẾNG VIỆT 1 - CGD
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Quang Trung
Dung lượng: 739,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)