Sinh 9 - Thi HKI - 09.10

Chia sẻ bởi Trường Thcs Ngũ Phụng | Ngày 15/10/2018 | 39

Chia sẻ tài liệu: Sinh 9 - Thi HKI - 09.10 thuộc Sinh học 9

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI KIỂM TRA HỌC KỲ I
PHÚ QUÝ Năm học: 2009 – 2010
Môn thi: Sinh học 9
Thời gian: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)
ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề thi có 01 trang)


ĐỀ:
I. Lý thuyết: (7điểm)

Câu 1: (2 điểm)
Gen và tính trạng có mối liên hệ như thế nào? Bản chất của mối liên hệ đó?

Câu 2: (3 điểm)
So sánh sự giống nhau và khác nhau của quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái.

Câu 3: (2 điểm )
Trình bày cấu trúc của NST.

II. Bài tập: (3 điểm)

Một phân tử ADN có số nuclêotit mỗi loại trên mạch 1 là:
A 1 = 4000, T1 = 3000 , G1 = 2000, X1 = 1000
a. Tính số lượng nuclêotit mỗi loại trên mạch 2.
b. Tính số nuclêotit mỗi loại của cả phân tử ADN.


---HẾT---














Họ và tên thí sinh: ………………………………………... Số báo danh: ………….

ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
MÔN: SINH HỌC 9
I. Lý thuyết: (7điểm)
Câu 1: (2 điểm)
* Mối liên hệ:
+ ADN là khuôn mẫu để tổng hợp mARN (0.25 điểm)
+ mARN là khuôn mẫu để tổng hợp chuỗi a.a (cấu trúc bậc 1 của prôtêin) (0.25điểm)
+ Prôtêin tham gia cấu trúc và hoạt động sinh lý của tế bào → biểu hiện thành tính trạng. (0.5 điểm)
* Bản chất:
Trình tự các nuclêotit trong ADN quy định trình tự các nuclêotit trong ARN, qua đó quy định trình tự các a.a của phân tử prôtein. Prôtêin tham gia vào các hoạt động của tế bào → biểu hiện thành tính trạng. (1 điểm)
Câu 2:
* Giống nhau:
- Các tế bào mầm (noãn nguyên bào, tinh nguyên bào ) đều nguyên phân liên tiếp nhiều lần. (0.5 điểm)
- Noãn bào bậc 1 và tinh bào bậc 1 đều giảm phân để hình thành giao tử. (0.5 điểm)
* Khác nhau:
Phát sinh giao tử cái: (1 điểm)
Phát sinh giao tử đực: (1 điểm)

- Noãn bào bậc 1 qua giảm phân I cho thể cực thứ 1 ( kích thước nhỏ ) và noãn bào bậc 2
(kích thước lớn)
- Noãn bào bậc 2 qua giảm phân II cho thể cực thứ 2 ( kích thước nhỏ) và 1 tế bào trứng (kích thước lớn).
- Từ mỗi noãn bào bậc 1 qua giảm phân cho 2 thể cực và 1 tế bào trứng
-Tinh bào bậc 1 qua giảm phân I cho 2 tinh bào bậc 2

-Tinh bào bậc 2 qua giảm phân II cho 2 tinh tử ,các tinh tử phát sinh thành tinh trùng .
-Từ tinh bào bậc 1 qua giảm phân cho 4 tinh tử phát sinh thành tinh trùng.

Câu 3: - Cấu trúc điển hình của NST được biểu hiện rõ nhất ở kỳ giữa. (0.5 điểm)
- Hình dạng: Hình hạt, hình que hoặc chữ V. (0.25điểm)
- Dài: 0.5- 50 µm. (0.25 điểm)
- Đường kính: 0.2- 2µm. (0.25 điểm)
- Cấu trúc: ở kỳ giữa NST gồm 2 crômatit (NST tử chị em) gắn với nhau ở tâm động. (0.5 điểm)
-Mỗi crômatit gồm 1 phân tử ADN và prôtêin loại histôn. (0.25 điểm)
II. Bài tập: (3 điểm)
Số lượng nuclêotit mỗi loại trên mạch 2
Theo nguyên tắc bổ sung ta có:
A 1 =T2 = 4000 (0.5 điểm)
T1 =A 2 = 3000 (0.5 điểm)
G1 = X2 = 2000 (0.5 điểm)
X1 = G2 = 1000 (0.5 điểm)
Số nuclêotit mỗi loại trong cả phân tử ADN:
Ta có: AADN = T ADN= A 1+ A 2 = 4000+ 3000= 7000 (0.5 điểm)
G ADN =X ADN= G1+ G2 = 2000+ 1000= 3000 (0.5 điểm)
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trường Thcs Ngũ Phụng
Dung lượng: 6,30KB| Lượt tài: 0
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)