SINH 7
Chia sẻ bởi nguyễn thị thu trang |
Ngày 15/10/2018 |
53
Chia sẻ tài liệu: SINH 7 thuộc Sinh học 9
Nội dung tài liệu:
Thứ ……. ngày …. tháng …. năm 2013
Lớp : 7A. . . . . KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1
Tên : ……………………… MÔN: SINH HỌC 7 - Thời gian làm bài: 45 phút
Đề 1
ĐIỂM
NHẬN XÉT CỦA CÔ
A. TRẮC NGHIỆM: (3đ)
Câu 1: Trùng biến hình bắt mồi băng: (0.25đ)
a. Chân giả b. Tua miệng c. Tế bào gai. d. Lông bơi.
Câu 2: Loài động vật kí sinh ở ruột người, nuốt hồng cầu, làm bệnh nhân đau bụng là:(0.25đ)
a. Trùng sốt rét. c. Trùng kiết lị.
b. Trùng biến hình. d. Trùng giày
Câu 3: Loài động vật được Đacuyn ví như “Chiếc cày sống” là:(0.25đ)
a. Giun đũa. b. Rươi. c. Giun đỏ. d. Giun đất.
Câu 4: Thủy tức thải chất bã ra khỏi cơ thể bằng con đường nào?(0.25đ)
a. Lỗ miệng. b. Lỗ hậu môn. c. Không bào co bóp. d. Bất kì nơi nào trên cơ thể.
Câu 5: Trùng giầy sinh sản như thế nào ? (0.25đ)
a) Sinh sản vô tính bằng cách phân đôi theo chiều ngang.
b) Sinh sản vô tính bằng cách phân đôi theo chiều dọc
c) Sinh sản hữu tính bằng cách tiếp hợp và sinh sản vô tính bằng cách phân đôi theo chiều ngang.
d) Cả a, b,c đúng.
Câu 6: Thủy tức di chuyển theo kiểu : (0.25đ)
a) Bơi nhờ lông và roi bơi. b) Kiểu lộn đầu và bơi bằng roi
c) Kiểu sâu đo và lộn đầu. d) Kiểu co bóp dù.
Câu 7: Chức năng của lớp vỏ cuticun ở giun đũa là: (0.25đ)
a. Tự vệ. b. Giúp giun không bị tiêu huỷ do dịch tiêu hoá trong ruột.
c. Tránh các vi khuẩn có hại khác xâm nhập. d. Giúp hấp thụ chất dinh dưỡng.
Câu 8: Do thói quen nào của trẻ em mà giun kim khép kín được vòng đời? (0.25đ)
a. Trẻ hay ăn quà. b. Trẻ không rửa tay trước khi ăn. c. Trẻ không chịu tắm, giặt. d. Trẻ hay mút ngón tay
Câu 9: Nối các đại diện ở cột A với ngành động vật ở cột B cho đúng:(1đ)
Cột A: Các động vật đại diện
Cột B: Ngành động vật
1. Giun đũa, giun kim, giun móc câu.
a. Ngành ruột khoang.
2. Giun đất, rươi, đỉa.
b. Ngành giun dẹp.
3. Thủy tức, hải quỳ, san hô.
c. Ngành giun tròn.
4. Sán lá gan, sán lá máu, sán dây.
d. Ngành giun đốt.
1 +……. 2 +…… 3 + …… 4 + ……
B. TỰ LUẬN: (7đ)
Câu 1: Dinh dưỡng của Trùng roi và Thực vật giống và khác nhau ở những điểm nào? (1đ)
Câu 2: Nêu đặc điểm chung của Ngành ruột khoang. Từ đó cho biết sự khác nhau giữa Thủy tức và San hô trong sinh sản vô tính mọc chồi. (2đ)
Câu 3:. Trình bày vòng đời của sán lá gan. Từ đó hãy nêu các biện pháp phòng tránh giun sán kí sinh.( 2đ)
Câu 4: Cấu tạo ngoài của giun đất thích nghi với đời sống chui rúc trong đất? (1 đ)
Câu 5: Dinh dưỡng của trùng kiết lị và trùng sốt rét có gì giống và khác nhau? (1đ)
ĐÁP ÁN 1 TIẾT- ĐỀ 1 -SINH HỌC 7
A. TRẮC NGHIỆM: (3đ)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
Đáp án
a
c
d
a
c
c
b
d
1+c ; 2+d ; 3+a ; 4+b
Điểm
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
Mỗi ý đúng 0.25
B. TỰ LUẬN: (7đ)
Câu hỏi
Đáp án
Điểm
Câu 1
- Giống: Trùng roi và thực vật đều tự dưỡng
- Khác: Ngoài hình thức tự dưỡng như thực vật, trùng roi còn có thể dị dưỡng. Thực vật thì không có.
0.5 điểm
0.5 điểm
Câu 2
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: nguyễn thị thu trang
Dung lượng: 56,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)