SANGKIENKINHNGHIEM

Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Sinh | Ngày 12/10/2018 | 66

Chia sẻ tài liệu: SANGKIENKINHNGHIEM thuộc Tư liệu tham khảo

Nội dung tài liệu:


LỜI NÓI ĐẦU
Có một thực tế đáng buồn cho những giáo viên dạy Ngữ văn hiện nay là : học sinh chán học văn. Tìm tòi, suy nghĩ để có được một giải pháp khả thi nhằm gây hứng thú cho học sinh là điều bản thân hằng trăn trở. Mà nói đến hứng thú trong giờ học văn lại không thể không nhắc đến phương pháp tạo hứng thú của người dạy.
Một tiết dạy Ngữ văn cũng như một buổi trình diễn nghệ thuật vậy. Thành hay bại là xét cả quá trình tiết dạy diễn ra. Tuy nhiên, bản thân cứ mỗi lần vào bài cho một tiết dạy thấy hứng khởi thì tiết dạy đó thực sự như ý. Từ đó nghĩ rằng phải có cách để vào bài thật hấp dẫn chứ! Thế là ý tưởng “kể chuyện vào bài” được manh nha, ấp ủ.
Nói cho nho nhã, ông bà ta có câu “Vạn sự khởi đầu nan”, hay dân dã hơn : “Đầu xuôi đuôi lọt”! Vì thế, người viết đề tài này chỉ xin được nói đến công đoạn vài phút đầu tiên của một tiết dạy Ngữ văn mà thôi. Tất nhiên để dẫn dắt vào bài học mới, mỗi thầy cô giáo đều có một phương pháp thường dùng. Nhưng nói rằng vào bài lôi cuốân, hấp dẫn sự tập trung cho học sinh ngay từ đầu tiết dạy thì thật không đơn giản.
Thi sĩ Xuân Diệu từng viết: “Lí thuyết chỉ là màu xám… và cây đời thì mãi mãi xanh tươi”. Thực tế giảng dạy là cả một quá trình tự hoàn thiện chức năng người thầy. Sau một thời gian thực nghiệm ở cả những lớp các biệt yếu kém, bản thân nhận thấy có thể chia sẻ chút ít kinh nghiệm của mình về vấn đề này nên mạnh dạn trình bày như một sáng kiến kinh nghiệm trong phạm vi hẹp với nhan đề:
“KỂ CHUYỆN VÀO BÀI - MỘT BIỆN PHÁP GÂY HỨNG THÚ
CHO HỌC SINH TRONG GIỜ HỌC NGỮ VĂN.”
Do khả năng trình bày có hạn,đề tài tuy chẳng phải mới mẻ nhưng bản chất lại thiên về một cách nghĩ, cách làm của cá nhân, nên gặp phải một số hạn chế là điều khó tránh. Chỉ mong sao, với đề tài này, người viết có thể chung tay cùng các thầy cô giáo Trường Cấp 2-3 Đa kia - nhất là những giáo viên dạy Ngữ văn - trong quá trình đưa học sinh trở lại với văn chương, giúp các em có được hứng thú trong những giờ dạy văn mà thầy cô hằng lao tâm khổ tứ.
Được như thế đã là hạnh phúc lớn lao cho người viết lắm vậy!
Rất mong nhận được sự góp ý chân tình của quý thầy cô trong Trường cũng như tất cả các bạn đồng nghiệp gần xa để đề tài có thể phát triển ở phạm vi rộng hơn...
Tác giả
Nguyễn Văn Sinh




A. ĐẶT VẤN ĐỀ:
1) Lý do chọn đề tài:
Bản thân người viết đề tài sáng kiến kinh nghiệm này cảm thấy có một ngoại lực thôi thúc tìm kiếm một phương án ngõ hầu lôi cuốn được học sinh trong giờ học Ngữ văn, trước hết, sự thôi thúc ấy xuất phát từ thực trạng dạy và học văn hiện nay.
Ngữ văn trong nhà trường phổ thông thường được xác định là một môn học công cụ. Nếu căn cứ vào quy chế xếp loại học lực HS, Ngữ văn còn được xem là môn chính (cùng với môn Toán). Quy định là thế, hiểu với nhau là thế, nhưng cái vai trò “chính” của bộ môn – trong thực thế dạy-học hiện nay- chưa mấy được thể hiện và phát huy một cách tương xứng.
Thầy cô giáo (từ đây được hiểu là giáo viên THPT) hiện đang trực tiếp giảng dạy Ngữ văn có thể chia làm 3 thế hệ: trước năm 1990, từ 1990 đến năm 2005 và từ 2005 đến nay. Tất cả đều được đào tạo từ các trường ĐHSP công lập với nhiều hệ khác nhau. Sự thống nhất về quan điểm đối với Ngữ văn và việc giảng dạy Ngữ văn trong nhà trường phổ thông được thể hiện rất rõ ở tầm vĩ mô. Nhưng ở góc độ vi mô, ba thế hệ giáo viên song song tồn tại ba dòng kiến thức, ba cách tiếp cận tác phẩm và có thề nói là cả ba cách truyền thụ khác nhau. Những buổi tập huấn chung, mang tính “cưỡi ngưa xem hoa” về phương pháp chỉ dừng ở mức độ định hướng, còn thực dạy thì mỗi người một vẻ.
Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng từng ca ngợi “Nghề giáo là một nghề cao quý nhất trong tất cả những nghề cao quý!” Nhưng trước đó, tự thân “kỹ sư tâm hồn” đã là một nghề có tính đặc thù cao, đặc thù cả trong đào tạo, trong sản phẩm làm ra, trong môi trường hoạt động, trong tương quan xã hội…
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Văn Sinh
Dung lượng: 115,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)