Sáng kiên nội dung...
Chia sẻ bởi Bùi Văn Phúc |
Ngày 11/10/2018 |
24
Chia sẻ tài liệu: Sáng kiên nội dung... thuộc Ngữ văn 7
Nội dung tài liệu:
Phần 1: Nêu Vấn Đề
Mỗi học sinh là một chủ thể hoạt động, chủ thể trước những tác động của môi trường. Do vậy, các tác động bên ngoài quyết định tâm lí của học sinh một cách gián tiếp thông qua quá trình tác động qua lại củøa học sinh với môi trường, thông qua hoạt động của học sinh trong môi trường đó. Hơn nữa mỗi học sinh là một chủ thể tích cực có thể tự giác thay đổi được chính bản thân mình – học sinh có thể tự giáo dục.
Ở học sinh Trung Học Cơ Sở vấn đề tự ý thức ở các em phát triển mạnh mẽ nên vấn đề tưÏ học thật sự cần thiết. Tuy nhiên quá trình tự giáo dục của các em không tách khỏi các hoạt động của môi trường hay nói cách khác mọi hoạt đông của các giáo viên sẽ tác động mạnh mẽ đến các em. Quá trình tự giáo dục được kích thích, hướng dẫn … và diễn ra trong quà trình học sinh tác động qua lại với những người xung quanh nhất là thầy cô giáo. Sự phát triển tâm lí chỉ có thể diễn ra tốt đẹp trong việc dạy và học. Nhưng để giữ được vai trò chủ đạo, dạy học phải kích thích, tạo động cơ học tập tích cực coi trọng sự học của học sinh.
Đối với giáo viên chủ nhiệm lớp 6 đối tượng là những học sinh ở lứa tuổi 11, 12 về mặt tâm lí có thể coi lứa tuổi này là “ tuổi khó bảo”, “ tuổi khủng hoảng”, “ tuổi bất trị” . . . Về mặt gáo dục các em là học sinh đầu cấp Trung Học Cơ Sở, chuyển từ học một thầy ( cô ) một lớp sang học nhiều thầy cô một lớp và thời gian học, phương pháp học, chương trình học cũng khác so với khi các em học ở bậc Tiểu Học.
Vì vậy, xét cả tâm lí lẫn cấu trúc học tập thì việc tạo cho các em một động cơ học tập tích cực thực sự là cần thiết, không chỉ riêng giáo viên bộ môn mà ngay cả giáo viên chủ nhiệm cũng cần phải hoạt động tích cực để tạo cho các em có một động cơ học tập tích cực. Có như vậy mới có thể giúp các em hoàn thành tốt chương trình học của mình với một kết quả tốt.
Trải qua một thời gian giảng dạy và tìm hiểu nhiều về tác động của việc chuyển cấp – tác động của việc thay đổi môi trường học tập và những sự thay đổi về học lực của học sinh. Thiết nghĩ để học sinh có thể hoàn thành tốt chương trình học thì nhất thiết phải tạo cho các em có sự hứng thú học tập ngay từ lớp 6.
Là một giáo viên chủ nhiệm làm công tác được 3 năm nhìn thấy được những thực tế trước mắt tôi cảm thấy mình cần phải làm một cái gì đó để
giúp các em học tốt. Chính vì vây, tôi đã mạnh dạn thực hiện đề tài “một số biện pháp giúp duy trì và phát triển năng lực học tập của học sinh sau khi chuyển cấp ”áp dụng trong công tác chủ nhiệm để cho các em học tốt hơn chương trình học ở lớp 6 đồng thời làm cơ sở cho các năm học tiếp theo.
Phần 2 : Giải quyết vấn đề
I/ THỰC TRẠNG
Qua ba năm làm công tác chủ nhiệm và một quãng thời gian dài tìm hiểu, so sánh đối chiếu và trên cơ sở thực tế về những thay đổi năng lực học tập của các em học sinh sau khi chuyển cấp ( từ Tiểu Học lên Trung Học Cơ Sở ). Tôi nhận thấy rằng : Có nhiều học sinh rất khá, thậm chí rất giỏi ở Tiểu Học nhưng nhưng khi bắt đầu bước vào những năm đầu của Trung Học Cơ Sở thì học lực của các em giảm sút khá rõ.
Ví dụ :
Trong năm học 2008 – 2009, khi tôi điều tra xem xét học lực của các em học sinh mà tôi chủ nhiệm – lớp 6A2 , kết quả tôi thấy được là, trong tổng số 34 học sinh thì học lực năm trước ( ở lớp 5 ) như sau :
Giỏi : 3 học sinh đạt tỉ lệ 6,5%
Khá : 20 học sinh đạt tỉ lệ 43,5%
Trung bình : 23 học sinh đạt tỉ lệ 50,0%
Trong số học sinh khá, giỏi đó thì hơn 90% là những học sinh có thành tích được duy trì trong 4 – 5 năm liền.
Tuy nhiên, trải qua một thời gian học tập, tôi đối chiếu kết quả thì có hơn phân nữa học sinh khá giỏi học lực bị giảm sút hẳn.
BẢNG ĐỐI CHIẾU HỌC LỰC
( Lớp 5 năm 2003 -2004 và lớp 6 năm 2004 – 2005 )
Lớp
5
6
Giỏi – tỉ lệ
3 HS – 6,5
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Bùi Văn Phúc
Dung lượng: 121,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)