Sang kien kinh nghiem toan vu thu
Chia sẻ bởi Happy sweet |
Ngày 12/10/2018 |
65
Chia sẻ tài liệu: sang kien kinh nghiem toan vu thu thuộc Đại số 7
Nội dung tài liệu:
sáng kiến
Dậy học toán theo phương pháp tự phát hiện vấn đề và
tự giải quyết vấn đề của học sinh
A/ Đặt vấn đề:
Toán học là môn khoa học, nó giữ vai trò quan trọng trong mọi ngành kinh tế. Trong trường học môn Toán là mắt xích quan trọng trong hệ thống giáo dục phát triển hoàn chỉnh, nó nối tiếp các lớp học, tạo vốn học vấn cơ bản của mỗi học sinh có thể bước vào cuộc sống lao động, hoặc tiếp tục học cao hơn nữa. Với vị trí giảng dậy của môn Toán trong những năm qua tôi thấy sự chuyển biến tích cực trong việc dậy học không còn kiểu dậy “Đọc – chép” dậy nhồi nhét kiến thức hoặc học sinh học thụ động. Đó là nhờ sự đổi mới về phương pháp dậy học của giáo viên giúp học sinh phải tích cực hoạt động học tập, tập trung vào việc rèn luyện khả năng tự học, tự phát hiện và tự giải quyết vấn đề, nhằm hình thành và phát triển ở học sinh tư duy tích cực độc lập sáng tạo.
Để phát huy được tốt tính tích cực học tập của học sinh, tôi cho rằng là cô giáo cần thiết phải xây dựng một quy trình hợp lý cho việc thực hiện các tiết lên lớp có định hướng trước “Giúp học sinh tự phát hiện vấn đề và tự giải quyết được vấn đề”.
B/ Giải quyết vấn đề:
- Dậy học sinh tự phát hiện vấn đề là đưa học sinh vào tình huống có vấn đề, phân tích tình huống, dự đoán vấn đề có thể nẩy sinh rồi đặt mục đích xác định dự đoán đó.
- Dậy học sinh giải quyết vấn đề là phân tích mối quan hệ giữa các sự kiện và cái cần tìm đề xuất các phương hướng giải quyết vấn đề, trình bầy lời giải và kết luận vấn đề.
- Dậy học sinh biết kiểm tra lại tính hợp lý tối ưu của lời giải, xem xét khả năng ứng dụng của kết quả vừa tìm được trong hệ thống kiến thức đã có, vận dụng vào tình huống mới.
- Để thực hiện được tốt truy trình trên thì hệ thống câu hỏi và bài tập sử dụng trong một tiết lên lớp cần được các yêu cầu sau:
1. Các câu hỏi và bài tập phải được chọn lọc để thông qua đó làm cho học sinh hiểu sâu sắc các khái niệm, định nghĩa, định lý và chứng minh.
2. Các câu hỏi và bài tập phải có tác động tính tích cực đến tư duy của học sinh, đó là tính mềm dẻo, tính nhuần nhuyễn và tính độc đáo, hướng vào việc khơi dậy những vấn đề mới, tìm ra những giải pháp mới và những kết quả mới.
3. Giúp học sinh tập luyện các hoạt động nhận dạng từng loại toán, thể hiện làm từng loại, vận dụng các khái niệm, các định lý để giải.
4. Các câu hỏi và bài tập có thể sử dụng để củng cố, kiểm tra, đánh giá và hướng dẫn công việc của học sinh ở nhà.
Sau đây là một vài ví dụ minh họa:
Ví dụ 1: Hình học lớp 8.
Sau khi đã học xong bài “Hình bình hành” ta có thể dùng các câu hỏi chọn lọc để hướng dẫn học sinh nắm vững các khái niệm, tính chất, định lý của h
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Happy sweet
Dung lượng: 89,50KB|
Lượt tài: 4
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)