Sáng kiến kinh nghiệm: rèn kỹ năng gõ mười ngón cho học sinh lớp 6

Chia sẻ bởi Trần Thị Hạnh | Ngày 14/10/2018 | 41

Chia sẻ tài liệu: sáng kiến kinh nghiệm: rèn kỹ năng gõ mười ngón cho học sinh lớp 6 thuộc Tin học 6

Nội dung tài liệu:

ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN
Công nghệ thông tin là một trong những phương tiện quan trọng nhất của sự phát triển, nó đang làm biến đổi sâu sắc đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục của thế giới hiện đại, trong đó có Việt Nam. Ngày nay, kiến thức, kỹ năng Công nghệ thông tin là một trong những văn hóa thiết yếu mà học sinh cần được trang bị cho học tập và cho cuộc sống.
Bộ môn Tin học đã được đưa vào dạy học ở các trường phổ thông từ những năm 90 của thế kỷ XX. Nhưng từ năm học 2006-2007 môn học này mới được đưa vào dạy học tự chọn ở lớp 6 THCS trên toàn quốc. Như vậy đối với học sinh chiếc máy tính là công cụ học tập, giải trí và là người bạn gắn bó trong suốt cuộc đời của các em.
Do vậy ngay từ khi các em làm quen với máy tính chúng ta phải rèn luyện cho các em kỹ năng và tư thế làm việc với máy tính một cách đúng đắn. Một trong những kỹ năng cần rèn luyện trong giai đoạn này là kỹ năng gõ bàn phím bằng mười ngón tay.
Bên cạnh đó khi giảng dạy bộ môn này cho học sinh lớp 6 tôi nhận thấy phần lớn các em đều gõ văn bản chỉ bằng một hoặc hai ngón tay, mà khi gõ như thế thì mắt các em phải nhìn xuống bàn phím dẫn đến nhiều lỗi sai chính tả không được các em xử lý ngay, tốc độ gõ rất chậm chất lượng các giờ thực hành trong phần soạn thảo văn bản thấp do các em mất rất nhiều thời gian cho việc gõ văn bản.
Mặt khác, rất nhiều người khi đã đi làm việc nhưng với thói quen gõ văn bản theo kiểu “mổ cò” đã được hình thành từ rất lâu thì việc họ muốn rèn luyện để có thể gõ mười ngón tay trên bàn phím cũng rất khó khăn. Vì khi thói quen đã hình thành thì thay đổi nó cũng là cả một quá trình rất dài.
Xuất phát từ những lý do trên tôi đưa ra sáng kiến: Rèn kỹ năng gõ mười ngón cho học sinh lớp 6. Nhằm mục đích hình thành cho các em kỹ năng rất quan trọng này, uốn nắn sửa chữa những thói quen không tốt khi làm việc với máy tính ngay từ khi các em bước đầu làm quen với nó.

THỰC TRẠNG
Thuận lợi
Từ năm học 2009-2010 môn Tin học đã được đưa vào giảng dạy trong trường THCS Xuân Ninh, nó đã được sự quan tâm rất lớn của lãnh đạo nhà trường và các đoàn thể trong trường.
Học sinh đã được làm quen với môn Tin học từ cấp Tiểu học, các em yêu thích môn học, có tinh thần học hỏi, say mê môn học.
Khó khăn
- Do điều kiện hoàn cảnh gia đình nên số lượng học sinh có máy tính cá nhân rất ít, học sinh không có nhiều thời gian tiếp xúc với máy tính. Theo sự tìm hiểu của tôi thì mỗi lớp trung bình 38 học sinh thì chỉ có 2 đến 3 em nhà có trang bị máy vi tính. Đây là con số rất ít so với học sinh ở các thành phố lớn.
Phòng máy của nhà trường còn hạn chế như số lượng máy ít, hệ thống điện không ổn định dẫn đến máy móc thường xuyên hỏng hóc nên 3 đến 4 học sinh mới có một máy trong giờ thực hành.
Bên cạnh đó khi mắt phải nhìn xuống bàn phím lâu sẽ gây ra hiện tượng mỏi cổ và vùng vai gáy, các khớp ngón tay cũng rất mau mỏi từ đó học sinh sẽ nhanh chán làm việc với máy tính.
- Trình độ nhận thức của học sinh lớp 6 còn hạn chế.

CÁC GIẢI PHÁP
Hướng dẫn học sinh làm quen với bàn phím máy tính
- Học sinh bắt đầu làm quen với bàn phím thông qua bài 6: Học gõ mười ngón. Trong bài học này tôi cho học sinh học trực tiếp trên phòng máy. Các em được quan sát trực tiếp bàn phím và ghi nhớ tên các hàng phím trong khu vực chính của bàn phím:

và một số phím được gọi là phím điều khiển, phím đặc biệt.


Hướng dẫn các em phân biệt hàng phím cơ sở với các hàng phím khác ở chỗ: hàng phím cơ sở nằm ở vị trí trung tâm của bàn phím chứa hai phím có gai là phím F và phím J dùng để đặt hai ngón tay trỏ của tay trái và tay phải. Khi soạn thảo văn bản các ngón tay luôn luôn đặt lên hàng phím cơ sở (A, S, D, F, J, K, L, ;).

2. Học sinh hiểu được ích lợi của việc gõ bàn phím bằng mười ngón và tư thế ngồi đúng.
* Ích lợi của việc gõ bàn phím bằng mười ngón:
- Đó là tốc độ gõ nhanh hơn và gõ chính xác hơn, hình thành tác phong làm việc chuyên nghiệp với máy tính.
- Kỹ năng gõ mười ngón sẽ giúp con người khi làm việc với máy tính “thoát ly” khỏi việc gõ, cho phép tập trung tư duy vào nội dung gõ, tránh phân tán làm ảnh hưởng đến chất lượng của văn bản.
* Hướng dẫn tư thế ngồi cho học sinh
- Ở phần này tôi đưa ra một số ví dụ về việc ngồi sai tư thế dẫn đến lồng ngực thu hẹp dần thành phẳng đều, các góc xương bả vai cách xa cột xương sống và bắt đầu nhô lên, lưng gù và bụng phình ra phía trước. Nếu không kịp thời điều chỉnh thì cột sống bị cong vẹo, xuất hiện đường uốn nghiêng làm lưng gù rõ rệt tạo nên hình dáng rất xấu. 
- Nêu cách ngồi đúng và yêu cầu học sinh thực hiện ngay: thẳng lưng, đầu thẳng không ngửa ra sau cũng như không cúi về phía trước. Mắt nhìn thẳng vào màn hình, có thể nhìn chếch xuống nhưng không được hướng lên trên. Bàn phím ở vị trí trung tâm, hai tay để thả lỏng trên bàn phím.
3. Hướng dẫn học sinh luyện gõ mười ngón
- Trước hết hướng dẫn học sinh mở phần mềm soạn thảo văn bản Word để luyện tập gõ phím.
- Nêu nguyên tắc khi luyện tập để học sinh có thể tự rèn luyện ở nhà hoặc tự giác kết hợp rèn luyện trong các bài thực hành khác:
+ Đặt các ngón tay lên hàng phím cơ sở
+ Nhìn thẳng vào màn hình và không nhìn xuống bàn phím.
+ Gõ phím nhẹ nhưng dứt khoát.
+ Mỗi ngón tay chỉ gõ một số phím nhất định
Hướng dẫn cách đặt tay và thao tác gõ phím, thu tay về vị trí ban đầu trên hàng phím cơ sở sau khi gõ xong các phím ở hàng phím khác.
Cho học sinh quan sát các hình ảnh trang 28, 29,30/SGK – Quyển 1 để nhận biết các ngón tay sẽ phụ trách các phím sau đó gõ theo mẫu.
Sau khi học sinh luyện tập đầy đủ các phím ở tất cả các hàng phím yêu cầu học sinh thống kê theo mẫu sau để ghi nhớ các ngón tay sẽ phụ trách các phím trên bàn phím.
CÁCH GÕ MƯỜI NGÓN

Bàn tay trái
Các phím cần gõ
Bàn tay phải
Các phím cần gõ

Ngón trỏ
Số 4, R, F, V, số 5, T, G, B.
Ngón trỏ
Số 6, Y, H, N, số 7, U, J, M.

Ngón giữa
Số 3, E, D, C
Ngón giữa
Số 8, I, K, dấu phẩy

Ngón áp út
Số 2, W, S, X
Ngón áp út
Số 9, O, L, dấu chấm

Ngón út
Số 1, Q, A, Z
Ngón út
Số 0, P, dấu chấm phẩy, dấu gạch chéo

Ngón cái
Phím cách
Ngón cái
Phím cách


- Cho học sinh quan sát lại bàn phím và phát hiện ra điểm đặc biệt giữa các phím cần gõ và các ngón tay từ đó học sinh dễ nhớ nhất. Điểm đó là: mỗi ngón tay sẽ phụ trách một đường chéo trên bàn phím. Riêng ngón tay trỏ thì phụ trách hai đường chéo của bàn phím.
- Lưu ý đối với các phím chứa hai ký hiệu ta sẽ giữ phím Shift để gõ ký hiệu trên. Nếu phím đó thuộc về phía tay phải thì ngón út tay trái ta sẽ giữ phím Shift và tay phải gõ phím đó và ngược lại để cả hai tay đều làm việc tránh tình trạng khi gõ những phím này học sinh chỉ dùng một tay để gõ. Ví dụ phím  muốn gõ dấu (<) ta dùng ngón út tay trái giữ phím Shift ngón giữa tay phải gõ phím này hay phím  muốn gõ dấu (!) thì ngón út tay phải giữ phím Shift và ngón út tay trái gõ phím.
4. Hướng dẫn học sinh sử dụng phần mềm Mario để luyện gõ phím
- Phần mềm Mario được ưu tiên sử dụng cho học sinh lớp 6 vì giao diện của chương trình này rất đẹp mắt, hiệu ứng hình ảnh và âm thanh rất sinh động phù hợp với lứa tuổi. Mặt khác phần mềm này các em cũng đã được làm quen khi học trong chương trình Tin học ở cấp Tiểu học vì vậy các em sẽ tập trung vào luyện tập gõ mười ngón mà không bị bỡ ngỡ, không mất nhiều thời gian làm quen với phần mềm.

- Với bài: Sử dụng phần mềm Mario để luyện gõ phím chỉ được phân phối trong 2 tiết học nên học sinh cũng không có nhiều thời gian để luyện tập mà chủ yếu ta sẽ thao tác mẫu, hướng dẫn các em cách sử dụng chương trình này để về nhà tự tập luyện. Khó khăn chung đối với việc sử dụng các phần mềm học tập ở chỗ nó đều do người nước ngoài viết, ngôn ngữ là tiếng Anh mà vốn tiếng Anh của các em là rất ít vì vậy tôi cho học sinh ghi vào vở rất chi tiết nghĩa của tất cả các lệnh trong các bảng chọn để các em có những lựa chọn đúng khi thực hiện thao tác.
+ Các lệnh trên bảng chọn File:
About: Thông tin về phần mềm Mario
Help: Hiện thông tin trợ giúp trên một màn hình nhỏ
Demo: Tự động giới thiệu và trình diễn phần mềm
Keyboard: Hiển thị hình ảnh của bàn phím với các màu sắc mô tả các ngón tay và các phím được gõ tương ứng.
Music: Bật/tắt nhạc nền của phần mềm
Sound F/X: Bật tắt âm thanh
Speech: Bật/tắt tiếng nói thuyết minh
Quit: Thoát khỏi phần mềm
+ Các lệnh trên bảng chọn Student:
New: Khởi tạo một học sinh mới
Load: Mở thông tin của một học sinh
Edit: Nhập, điều chỉnh thông tin về bài học của học sinh
Lesson Times: Đặt thời gian cho các mức bài học
Certificates: Xem thông tin
+ Các lệnh trên bảng chọn Lessons:
Home Row Only: Bài luyện tập các phím ở hàng cơ sở.
Add Top Row: Bài luyện thêm các phím ở hàng trên
Add Bottom Row: Bài luyện thêm các phím ở hàng dưới
Add Numbers: Bài luyện thêm các phím ở hàng phím số
Add Symbols: Bài luyện thêm các phím kí hiệu
All Keyboard: Bài luyện tập kết hợp toàn bộ các phím


Từng bước hướng dẫn các em khởi động phần mềm, đăng ký người luyện tập ở lần đầu tiên chạy chương trình và cách nạp tên người luyện tập ở những lần sau đó để phần mềm theo dõi, đánh giá kết quả luyện gõ phím của em trong quá trình học tập. Tiếp đến là việc thiết đặt các lựa chọn để luyện tập, lựa chọn bài học và mức luyện gõ bàn phím, cách thoát khỏi phần mềm.
Một thực tế là học sinh tự hướng dẫn cho nhau rất nhanh nên tận dụng đặc điểm này, sau khi thao tác mẫu cho cả lớp cùng quan sát tôi đã phân nhóm học sinh sao cho trong nhóm các em có thể hướng dẫn, giúp đỡ lẫn nhau.
Hướng dẫn học sinh cách theo dõi, quan sát, đánh giá kết quả lẫn nhau giữa các nhóm hoặc giữa các học sinh trong nhóm tạo không khí thi đua học tập, lớp học sôi nổi, có hiệu quả. Khuyến khích các em về nhà tự giác luyện tập các bài tập từ dễ đến khó trong phần mềm để chuẩn bị tốt cho việc học soạn thảo văn bản ở học kỳ II.
5. Củng cố việc luyện tập gõ mười ngón thông qua soạn thảo văn bản
- Trong chương 4: Soạn thảo văn bản - tất cả các bài thực hành đều phải gõ văn bản đây là điều kiện tốt nhất để học sinh ôn luyện lại các thao tác gõ mười ngón, thấy được tác dụng thiết thực của việc gõ mười ngón. Chỉ khi nào gõ được mười ngón thì mới hoàn t
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Thị Hạnh
Dung lượng: 605,86KB| Lượt tài: 0
Loại file: zip
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)