Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục tính tự lập cho trẻ 3 tuổi”

Chia sẻ bởi đỗ thị bằng | Ngày 05/10/2018 | 62

Chia sẻ tài liệu: sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục tính tự lập cho trẻ 3 tuổi” thuộc Lớp 4 tuổi

Nội dung tài liệu:



Phòng giáo dục - đào tạo giao thuỷ
Trường mầm non giao nhân





BÁO CÁO SÁNG KIẾN
“Một số biện pháp giáo dục tính tự lập cho trẻ 3 tuổi”




Tác giả: Đỗ Thị Bằng
Trình độ chuyên môn : ĐHSP Mầm non
Chức vụ: Giáo viên
Nơi công tác: Trường mầm non Giao Nhân H.Giao Thủy – T.Nam Định





Nam Định, tháng 3 năm 2017


Thông tin chung về sáng kiến
1. Tên sáng kiến:
“Một số biện pháp giáo dục tính tự lập cho trẻ 3 tuổi”
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
-Lĩnh vực phát triển tình cảm - kỹ năng xã hội
3. Thời gian áp dụng sáng kiến:
-Từ ngày 15/8/2016 đến ngày 28/3/2017
4. Tên tác giả:
- Họ và tên: Đỗ Thị Bằng
-Năm sinh: 10/11/1981
-Nơi thường trú: Giao Nhân - Giao Thủy
Nam định
-Trình độ chuyên môn: ĐHSP Mầm non
-Chức vụ công tác: Giáo viên
-Nơi làm việc: Trường mầm non Giao Nhân
-Địa chỉ liên hệ: Trường mầm non Giao Nhân
-Điện thoại:
-Tỉ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: %
5.Đơn vị áp dụng sáng kiến:
-Tên đơn vị: Trường mầm non Giao Nhân
-Địa chỉ: Đội 3 - Giao Nhân - Giao Thủy
Nam Định
-Điện thoại: 03503.734.597




. BÁO CÁO SÁNG KIẾN
I. Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến:
Ngày nay, chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy một thực tế là nhiều trẻ đã 5-6 tuổi mà vẫn chưa tự làm được những việc tự phục vụ bản thân như: tự xúc cơm, kéo khóa áo, cất đồ dùng cá nhân,… Đó là kết quả của việc cha mẹ đã tự làm thay trẻ mọi việc, mà không biết mình đã vô tình tước đi của trẻ cơ hội để trẻ tự lập. Những đứa trẻ được bao bọc quá kỹ sẽ luôn ỉ lại, dựa dẫm, nhút nhát, khả năng giao tiếp kém và không biết cách xử lí những vấn đề chẳng may xảy ra khi không có người lớn bên cạnh.Vì phần lớn các gia đình đều chỉ có một đến hai con nên trẻ được mọi người chiều chuộng, chỉ cần đòi cái gì là sẽ được đáp ứng ngay, cha mẹ thường làm thay trẻ mọi việc nên từ đó khiến trẻ có tính phụ thuộc cao. Các cha mẹ luôn lo lắng những điều không hay sẽ xảy đến với con mình nên sẵn sàng làm thay trẻ mọi chuyện, điều đó làm cho trẻ cứ gặp khó khăn là lại nhờ người lớn giúp, gặp phải vấn đề là thu mình.  Nhiều cha mẹ lại có thói quen suy nghĩ và quyết định giúp con mọi thứ và cho rằng điều đó tốt cho trẻ. Có cha mẹ lại luôn lo lắng khi thấy con mình không chủ động trong học hành, luôn phải giám sát bên cạnh thì con mới làm còn không sẽ không làm theo những yêu cầu của cha mẹ. Nhiều cha mẹ cũng muốn để con tự lập, nhưng thường không đủ kiên nhẫn để theo đuổi trong quá trình rèn luyện cho con và cuối cùng bỏ cuộc. Có cha mẹ an ủi rằng “việc này khó quá, trẻ con sao làm được” rồi sau đó lại làm hộ con. Theo chuyên gia iSmartKids, nếu chúng ta muốn trẻ trở thành một người độc lập, có khả năng ứng phó với các tình huống trong cuộc sống và giải quyết được những vấn đề gặp phải thì người lớn không nên làm thay, nghĩ thay hoặc quyết định thay cho trẻ, hãy tin rằng trẻ có thể làm được mọi việc và ủng hộ, động viên trẻ để trẻ cố gắng.
Từ những cơ sở lý luận và thực tiển trên nên tôi thấy mình phải quan tâm hơn nữa đến vấn đề giáo dục tính tự lập cho trẻ giúp trẻ luôn chủ động, linh hoạt, tự tin trong cuộc sống. Để thực hiện được điều đó tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Một số biện pháp giáo dục tính tự lập cho trẻ 3 tuổi”
II. Mô tả giải pháp
1.Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến:
Yêu thương con là điều tốt nhưng thương con thái quá, không đúng cách sẽ là hại con,.Lớp tôi một số phụ huynh không nhận thức được tầm quan trọng của việc giúp trẻ sớm tự lập, có phụ huynh ngày nào cũng bế con từ cổng đặt tận vào ghế ngồi trong khi cháu rất mập, rất
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: đỗ thị bằng
Dung lượng: 207,50KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)