Sáng kiến kinh nghiệm môn tạo hình

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Thủy | Ngày 05/10/2018 | 40

Chia sẻ tài liệu: sáng kiến kinh nghiệm môn tạo hình thuộc Lớp 4 tuổi

Nội dung tài liệu:

Phòng GD- Đt chiêm hóa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam
Trường mầm non yên nguyên Độ lập – Tự do – Hạnh phúc




ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP MÔN TẠO HÌNH
Đề tài: Đổi mới phương pháp dạy trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi
Vẽ theo “đề tài”




Họ và tên: Nguyễn Thị Thủy
Đơn vị công tác: Trường Mầm Non Yên Nguyên
Nhiệm vụ được giao: Giáo viên chủ nhiệm lớp Mẫu giáo Nhỡ A Trung Tâm.
Công tác kiêm nghiệm: Tổ trưởng tổ Mẫu giáo.





I/ Cơ sở lý luận và thực tế xây dựng đề tài.
1. Cơ sở lý luận.
Bác Hồ nói: “Không có giáo dục thì không nói gì đến kinh tế văn hoá”. Sản phẩm của giáo dục chính là con người, mà con người là mục tiêu, động lực của sự phát triển đất nước, trong tương lai, đó chính là thế hệ trẻ. Vì vậy việc chăm sóc giáo dục trẻ ngay từ khi còn nhỏ là vô cùng quan trọng trong sự nghiệp giáo dục, nhằm hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ sau này.
Nâng cao chất lượng giáo dục nói chung, môn tạo hình nói riêng và thể loại dạy trẻ vẽ theo “Đề tài” là việc làm cần thiết để phát huy năng khiếu của trẻ một cách tự nhiên.
Trong chương trình giáo dục mầm non, bộ môn tạo hình luôn hấp dẫn đối với trẻ lứa tuổi mầm non, giúp trẻ phản ánh thế giới xung quanh cuộc sống con người một cách đa dạng phong phú và hấp dẫn đối với trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo. Thông qua tạo hình trẻ được thử sức mình trong việc thể hiện và sáng tạo thế giới riêng theo tư duy của mình.
Hoạt động tạo hình phát triển ở trẻ khả năng quan sát, trí tưởng tượng sáng tạo, khả năng phối hợp giữa mắt và tay, hoàn thiện một số kỹ năng cơ bản ( vẽ, phối màu ... ). Đặc biệt trong giờ học vẽ, thể loại “ Đề tàitrẻ thích tự tay vẽ được một cái gì đó dù các họa tiết còn đơn giản như ngôi nhà, cái cây, bông hoa, mưa, ông mặt trời ...nhưng mang lại cho trẻ những cảm xúc thực sự khi tạo ra được 1 sản phẩm. Còn đối với những gì trẻ không thích, không hứng thú thì trẻ sẽ vẽ đại khái cho xong và cảm thấy hài với sản phẩm đó. Hơn nữa tư duy của trẻ gắn liền với cảm xúc, ý muốn chủ quan nên trẻ ghi nhớ những gì trẻ cảm thấy thích thú và say mê thực hiện ý tưởng của mình. Ngoài ra, giờ vẽ còn hình thành ở trẻ những kỹ năng như: tư thế ngồi ngay ngắn, kỹ năng cầm bút, sử dụng màu sắc ... , những kỹ năng rất cần thiết. cho trẻ bước vào lớp lớn.
Xuất phát từ đặc điểm trên tôi thấy nhiệm vụ quan trọng mà giáo viên cần phải giải quyết khi hướng dẫn hoạt động tạo hình không phải đơn giản là dạy trẻ vẽ theo theo đề tài nhất định của cô mà phải tạo cho trẻ hứng thú thật sự trong giờ học. Có như vậy sản phẩm trẻ làm ra mới là một tác phẩm nghệ thuật.
Hoạt động tạo hình có nhiều nội dung, song hiểu rõ được tầm quan trọng của việc hình thành cho trẻ một số tố chất và thói quen tốt qua giờ học vẽ theo, đề tài tôi đã suy nghĩ tìm ra “Một số biện pháp kích thích trẻ 4-5 tuổi hoạt động tích cực trong giờ học vẽ thể loại “ Vẽ theo đề tài” mà vẫn phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ: “ Học bằng chơi, chơi mà học”.
2. Cơ sở thực tế.
Trong chương trình chăm sóc giáo dục có rất nhiều môn học , môn nào cũng góp phần quan trọng và cần thiết trong đó có môn tạo hình.
Tại sao tôi lại nói môn tạo hình quan trọng, bởi lẽ hoạt động tạo hình mang tính nghện thuật, bởi lứa tuổi Mần Non, tạo hình chính là phương tiện để trẻ thể hiện mình, nó có tác dụng thẩm mỹ cũng như việc hình thành nhân cách cho trẻ, giúp trẻ phát triển toàn diện về tâm, sinh lý thông qua hoạt động tạo hình
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Thủy
Dung lượng: 31,13KB| Lượt tài: 2
Loại file: zip
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)