Sang kien kinh nghiem mon ly THCS
Chia sẻ bởi Phạm Văn Hoài |
Ngày 14/10/2018 |
44
Chia sẻ tài liệu: sang kien kinh nghiem mon ly THCS thuộc Tin học 6
Nội dung tài liệu:
Sáng kiến kinh nghiệm môn Vật Lí THCS
MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỂ TÀI
Làm các thí nghiệm vật lí ở nhà trường là một trong các biện pháp quan trọng nhất để phấn đấu nâng cao chất lượng dạy và học Vật lí. Điều này quyết định bởi đặc điểm của khoa học Vật lí vốn là khoa học thực nghiệm và bởi nguyên tắc dạy học là nguyên tắc trực quan “học đi đôi với hành”.
Thường thì, do kinh nghiệm sống học sinh đã có một số vốn hiểu biết nào đó về các hiện tượng Vật lí. Nhưng không thể coi những hiểu biết ấy là cơ sở giúp họ tự nghiên cứu Vật lí bởi vì trước một hiện tượng vật lí, học sinh có thể có những hiểu biết khác nhau, thậm chí là sai. Ví dụ: Học sinh nào cũng thấy được mọi vật rơi là do Trái Đất hút, nhưng không ít học sinh lại cho rằng vật nặng thì rơi nhanh hơn vật nhẹ. Vì vậy, khi giảng dạy Vật lí, giáo viên một mặt phải tận dụng những kinh nghiệm sống của học sinh, nhưng mặt khác phải chỉnh lí, bổ sung, hệ thống hoá những kinh nghiệm đó và nâng cao lên mức chính xác, đầy đủ bằng các thí nghiệm Vật lí, nhờ đó mà tránh được tính chất giáo điều, hình thức trong giảng dạy.
Làm các thí nghiệm Vật lí có tác dụng to lớn trong việc phát triển nhận thức của học sinh, giúp các em quen dần với phương pháp nghiên cứu khoa học, vì qua đó các em được tập quan sát, đo đạc, được rèn luyện tính cẩn thận, kiên trì, điều đó rất cần cho việc giáo dục kỹ thuật tổng hợp, chuẩn bị cho học sinh tham gia hoạt động thực tế. Do được tận mắt, tự tay tháo lắp các dụng cụ, thiết bị và đo lường các đại lượng,..., các em có thể nhanh chóng làm quen với những dụng cụ và thiết bị dùng trong đời sống và sản xuất sau này.
Đặc biệt, việc thực hiện các thí nghiệm Vật lí là rất phù hợp với đặc điểm tâm – sinh lí và khả năng nhận thức của học sinh, đồng thời tạo điều kiện rèn luyện cho học sinh các kỹ năng thực hành và thái độ ứng xử trong thực hành, cần thiết cho việc học tập Vật lí ở các cấp học trên.
Bộ giáo dục đã triển khai thay sách giáo khoa với mục tiêu là để giảm tải những kiến thức mang tính hàn lâm, tăng tính chủ động cho học sinh. Cụ thể, phần lớn các kiến thức mới đều được rút ra từ các kinh nghiệm, nhiều tiết thực hành đã được đưa vào chương trình với sự giúp đỡ đắc lực của các thiết bị đồ dùng thí nghiệm.
II. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI.
Nhận thức sâu sắc được tầm quan trọng của thí nghiệm Vật lí trong việc đáp ứng mục tiêu của bộ môn Vật lí, tôi đã chọn đề tài: “Tổ chức các thí nghiệm Vật lí như thế nào để nâng cao chất lượng giờ học Vật lí” làm nội dung sáng kiến của mình. Đi vào nghiên cứu đề tài này, tôi xin được trình bày những nội dung chính sau:
Phần I: Cơ sở lí luận.
Phần II: Biện pháp thực hiện.
Phần III: Đánh giá kết quả đạt được qua quá trình giảng dạy của bản thân.
Vì trình độ có hạn nên mặc dù có sự cố gắng nỗ lực của bản thân nhưng bài viết chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Vì vậy tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của bạn đọc, đặc biệt là các đồng nghiệp để tôi có thể nâng cao hơn nữa chất lượng giảng dạy của mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Tràng Định, ngày 15 tháng . năm 2009
Giáo viên
Lương Mạnh Hùng
NỘI DUNG
PHẦN I: CƠ SỞ LÍ LUẬN
PHÂN LOẠI CÁC THÍ NGHIỆM VẬT LÍ
Trong dạy học Vật lí, mỗi thí nghiệm tiến hành trong tiết học đều được quy về một trong hai dạng thí nghiệm sau:
I. THÍ NGHIỆM BIỂU DIỄN
Thí nghiệm biểu diễn là thí nghiệm do giáo viên trình bày ở trên lớp.
Căn cứ vào mục đích, có thể chia thí nghiệm biểu diễn thành 3 loại:
Thí nghiệm nêu vấn đề
- Thí nghiệm này nhằm nêu lên vấn đề cần nghiên cứu tạo ra tình huống có vấn đề làm tăng hiệu quả của dạy học.
+ Ví dụ: Trước khi dạy bài áp suất khí quyển giáo viên có thể làm thí nghiệm: Đổ đầy một cốc nước rồi đậy lên miệng cốc một mảnh giấy, giữ và lật ngược cốc lại rồi buông tay ra sẽ thấy tờ giấy không rơi. Giáo viên nêu vấn đề cho bài học: “Tại sao lại có hiện tượng đó? Để giải thích được, chúng ta đi vào nghiên
MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỂ TÀI
Làm các thí nghiệm vật lí ở nhà trường là một trong các biện pháp quan trọng nhất để phấn đấu nâng cao chất lượng dạy và học Vật lí. Điều này quyết định bởi đặc điểm của khoa học Vật lí vốn là khoa học thực nghiệm và bởi nguyên tắc dạy học là nguyên tắc trực quan “học đi đôi với hành”.
Thường thì, do kinh nghiệm sống học sinh đã có một số vốn hiểu biết nào đó về các hiện tượng Vật lí. Nhưng không thể coi những hiểu biết ấy là cơ sở giúp họ tự nghiên cứu Vật lí bởi vì trước một hiện tượng vật lí, học sinh có thể có những hiểu biết khác nhau, thậm chí là sai. Ví dụ: Học sinh nào cũng thấy được mọi vật rơi là do Trái Đất hút, nhưng không ít học sinh lại cho rằng vật nặng thì rơi nhanh hơn vật nhẹ. Vì vậy, khi giảng dạy Vật lí, giáo viên một mặt phải tận dụng những kinh nghiệm sống của học sinh, nhưng mặt khác phải chỉnh lí, bổ sung, hệ thống hoá những kinh nghiệm đó và nâng cao lên mức chính xác, đầy đủ bằng các thí nghiệm Vật lí, nhờ đó mà tránh được tính chất giáo điều, hình thức trong giảng dạy.
Làm các thí nghiệm Vật lí có tác dụng to lớn trong việc phát triển nhận thức của học sinh, giúp các em quen dần với phương pháp nghiên cứu khoa học, vì qua đó các em được tập quan sát, đo đạc, được rèn luyện tính cẩn thận, kiên trì, điều đó rất cần cho việc giáo dục kỹ thuật tổng hợp, chuẩn bị cho học sinh tham gia hoạt động thực tế. Do được tận mắt, tự tay tháo lắp các dụng cụ, thiết bị và đo lường các đại lượng,..., các em có thể nhanh chóng làm quen với những dụng cụ và thiết bị dùng trong đời sống và sản xuất sau này.
Đặc biệt, việc thực hiện các thí nghiệm Vật lí là rất phù hợp với đặc điểm tâm – sinh lí và khả năng nhận thức của học sinh, đồng thời tạo điều kiện rèn luyện cho học sinh các kỹ năng thực hành và thái độ ứng xử trong thực hành, cần thiết cho việc học tập Vật lí ở các cấp học trên.
Bộ giáo dục đã triển khai thay sách giáo khoa với mục tiêu là để giảm tải những kiến thức mang tính hàn lâm, tăng tính chủ động cho học sinh. Cụ thể, phần lớn các kiến thức mới đều được rút ra từ các kinh nghiệm, nhiều tiết thực hành đã được đưa vào chương trình với sự giúp đỡ đắc lực của các thiết bị đồ dùng thí nghiệm.
II. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI.
Nhận thức sâu sắc được tầm quan trọng của thí nghiệm Vật lí trong việc đáp ứng mục tiêu của bộ môn Vật lí, tôi đã chọn đề tài: “Tổ chức các thí nghiệm Vật lí như thế nào để nâng cao chất lượng giờ học Vật lí” làm nội dung sáng kiến của mình. Đi vào nghiên cứu đề tài này, tôi xin được trình bày những nội dung chính sau:
Phần I: Cơ sở lí luận.
Phần II: Biện pháp thực hiện.
Phần III: Đánh giá kết quả đạt được qua quá trình giảng dạy của bản thân.
Vì trình độ có hạn nên mặc dù có sự cố gắng nỗ lực của bản thân nhưng bài viết chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Vì vậy tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của bạn đọc, đặc biệt là các đồng nghiệp để tôi có thể nâng cao hơn nữa chất lượng giảng dạy của mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Tràng Định, ngày 15 tháng . năm 2009
Giáo viên
Lương Mạnh Hùng
NỘI DUNG
PHẦN I: CƠ SỞ LÍ LUẬN
PHÂN LOẠI CÁC THÍ NGHIỆM VẬT LÍ
Trong dạy học Vật lí, mỗi thí nghiệm tiến hành trong tiết học đều được quy về một trong hai dạng thí nghiệm sau:
I. THÍ NGHIỆM BIỂU DIỄN
Thí nghiệm biểu diễn là thí nghiệm do giáo viên trình bày ở trên lớp.
Căn cứ vào mục đích, có thể chia thí nghiệm biểu diễn thành 3 loại:
Thí nghiệm nêu vấn đề
- Thí nghiệm này nhằm nêu lên vấn đề cần nghiên cứu tạo ra tình huống có vấn đề làm tăng hiệu quả của dạy học.
+ Ví dụ: Trước khi dạy bài áp suất khí quyển giáo viên có thể làm thí nghiệm: Đổ đầy một cốc nước rồi đậy lên miệng cốc một mảnh giấy, giữ và lật ngược cốc lại rồi buông tay ra sẽ thấy tờ giấy không rơi. Giáo viên nêu vấn đề cho bài học: “Tại sao lại có hiện tượng đó? Để giải thích được, chúng ta đi vào nghiên
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phạm Văn Hoài
Dung lượng: 289,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)