SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM đồ dùng dạy trẻ khuyết tật huyện Vụ Bản(phai nen

Chia sẻ bởi Vũ Túy Phương | Ngày 12/10/2018 | 101

Chia sẻ tài liệu: sÁNG KIẾN KINH NGHIỆM đồ dùng dạy trẻ khuyết tật huyện Vụ Bản(phai nen thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Đơn vị: Trường Tiểu học B Minh Thuận
Huyện Vụ Bản - Nam Định
Người viết báo cáo: Dương Thị Thanh
công tác tự làm đồ dùng dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trẻ khuyết tật hoà nhập
Tầm quan trọng của việc tự làm đồ dùng dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trẻ khuyết tật hoà nhập

Các loại đồ dùng tự làm cho học sinh lớp 1 và tác dụng của các loại đồ dùng đó

Kết luận
Tầm quan trọng của việc tự làm đồ dùng dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trẻ khuyết tật hoà nhập
Chính sách giáo dục của Đảng và nhà nước ta đều khẳng định: trẻ khuyết tật có quyền và cơ hội bình đẳng học tập và hoà đồng với trẻ em phát triển bình thường.
Tất cả trẻ có nhu cầu giáo dục đặc biệt phải được đến trường và các trường phải trang bị kiến thức cho các em thông qua phương pháp sư phạm: lấy trẻ em làm trung tâm, có đủ khả năng đáp ứng các nhu cầu giáo dục đặc biệt của các em.
Tất cả cộng đồng quan tâm giúp đỡ, giáo dục nâng cao chất lượng giáo dục trẻ khuyết tật hoà nhập với khẩu hiệu:
"Chung nhịp trái tim, thay đổi cuộc sống
Tay trong tay hướng tới thành công"
Trường chúng tôi năm nào cũng có học sinh khuyết tật học hoà nhập: Năm học 2008-2009 có 9 em trong đó có 3 em học lớp 1. Hầu hết các em có khó khăn về việc học, các em thiếu sự tập trung trong giờ học, việc tiếp thu bài so với các bạn trong lớp còn chậm.
Tầm quan trọng của việc tự làm đồ dùng dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trẻ khuyết tật hoà nhập
Một số em nhút nhát, ít giao tiếp rộng rãi với mọi người và các bạn xung quanh, hoặc một số em ngồi trong lớp không tập trung, hay quậy phá các bạn xung quanh.
Những học sinh này việc khái quát hóa, trừu tượng hoá kiến thức còn khó khăn, các em sẽ dễ tiếp thu bài hơn thông qua những đồ dùng, thiết bị trực quan gần gũi với các em.
Căn cứ vào những lí do trên, bằng sự nỗ lực của giáo viên những năm gần đây việc làm đồ dùng dạy học đã góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trẻ khuyết tật của trường.
I. Tầm quan trọng của việc tự làm đồ dùng dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trẻ khuyết tật hoà nhập
II. Các loại đồ dùng tự làm cho học sinh lớp 1 và tác dụng của các loại đồ dùng đó
Trường chúng tôi, Ban giám hiệu quan tâm chỉ đạo sát sao giáo viên tự làm đồ dùng dạy học để nâng cao chất lượng giáo dục trẻ khuyết tật hoà nhập.
Trong nhiều năm, năm nào trường chúng tôi cũng nhận từ 2->4 học sinh khuyết tật đến học hoà nhập vào lớp 1.
Qua điều tra tìm hiểu thì hầu hết các em học sinh này trình độ nhận thức, khả năng tiếp thu, giao tiếp chỉ tương tự trẻ em lên 3 -> 4 tuổi. Các em khó theo kịp chương trình của những học sinh bình thường. Vì vậy, chúng tôi đã tự tìm tòi làm ra những đồ dùng để hỗ trợ trong việc giảng dạy cho học sinh khuyết tật như sau:
1. Giáo viên giúp cha mẹ các em lập cho các em thời gian biểu cụ thể bằng hình ảnh:
Giáo viên và cha mẹ hướng dẫn các em những công việc các em phải làm trong ngày để từ đó giúp các em độc lập nắm bắt được những công việc của mình.
Ví dụ: Lập thời gian biểu buổi sáng của học sinh
2. Trang trí phòng học:
3. Làm đồ dùng, thiết bị hỗ trợ các môn học

II. Các loại đồ dùng tự làm cho học sinh lớp 1 và tác dụng của các loại đồ dùng đó
2. Trang trí phòng học:
Ngoài việc trang trí chung cho cả lớp. Giáo viên dành riêng 1 góc trang trí đẹp cho những trẻ khuyết tật.
Góc trang trí này có thể có ghế cho trẻ ngồi và các đồ dùng mà giáo viên có thể tự làm: Những con thú nhồi bông, đất nặn, góc trưng bày sản phẩm học sinh tự làm được, những bức tranh và hình ảnh giúp trẻ bình tĩnh lại khi thấy bối rối.
Góc học tập dành riêng cho trẻ này có tác dụng giúp trẻ tự kiềm chế những hành vi của mình. Nếu giáo viên thấy học sinh thiếu tập trung trong giờ học, gây chuyện với bạn khác thì có thể cho học sinh này về góc học tập riêng của mình để chơi với các đồ chơi hoặc nặn, xé dán những vật mà em yêu thích ( khoảng 5-7 phút) để giúp trẻ bình tĩnh trở lại. Sau đó lại cho học sinh trở về chỗ của mình.

II. Các loại đồ dùng tự làm cho học sinh lớp 1 và tác dụng của các loại đồ dùng đó
3. Làm đồ dùng, thiết bị hỗ trợ các môn học
3.1 Loại thiết bị giúp hỗ trợ học sinh chuẩn bị chữ viết và kết hợp dạy Toán
3.2 Loại đồ dùng để trực tiếp dạy học sinh về Toán và Tiếng Việt
3.3 Loại đồ dùng để tổng kết
3.4 Loại đồ dùng để khen ngợi học sinh
II. Các loại đồ dùng tự làm cho học sinh lớp 1 và tác dụng của các loại đồ dùng đó
3.1 Loại thiết bị giúp hỗ trợ học sinh chuẩn bị chữ viết và kết hợp dạy Toán
a. Giáo viên chuẩn bị sẵn những tờ giấy màu, giấy thủ công
Kìm bấm lỗ
Khay hứng những mẩu giấy rơi ra khi đục lỗ
Trước khi vào giờ viết, giáo viên cho học sinh làm những sản phẩm như cái ví có đục lỗ xung quanh để có thể luồn được dây làm quai. Mục đích là để hỗ trợ độ mạnh của tay, rèn sự phối hợp giữa tay và mắt, tri giác không gian của thị giác, tăng nhận biết của cơ bắp.
Tận dụng những mẩu giấy hình tròn nhặt được khi đục lỗ, giáo viên có thể kết hợp với việc dạy môn Toán như: yêu cầu học sinh hãy nhặt 3 mẩu giấy dán vào 1 tờ giấy màu khác và hỏi: Có mấy mẩu giấy? Từ đó giáo viên giúp các em tìm thẻ ghi số 3 dán vào bên cạnh ( để xây dựng bài số 3). Làm tương tự với các số khác
3
3.1 Loại thiết bị giúp hỗ trợ học sinh chuẩn bị chữ viết và kết hợp dạy Toán
b. Giáo viên sưu tầm những sợi dây co dãn ( dây chun) dài 30-40cm
Gv cho học sinh dùng 2 tay kéo để kích hoạt sự tập trung của học sinh, tăng độ mạnh cho đôi tay.
Cũng bằng sợi dây chun này giáo viên có thể sử dụng để xây dựng các bài về số:
Học sinh kéo dây bằng số lần giáo viên yêu cầu phù hợp với số đang học và yêu cầu học sinh đếm khi kéo và trả lời: em kéo được mấy lần? Từ sợi dây này gv hướng dẫn các em tạo thành hình dáng các số tương ứng.
3.1 Loại thiết bị giúp hỗ trợ học sinh chuẩn bị chữ viết và kết hợp dạy Toán
Loại 1: Túi vải và các thẻ số, chữ, hình ảnh liên quan đến tiết học
Loại 2: Dùng các phiếu học tập in sẵn
Loại 3: Các bức tranh ẩn các hình ảnh trong bài học
Loại 4: Thẻ màu có hình dạng, chữ và số khác nhau
Loại 5: Hộp bìa cứng, hạt đỗ làm xúc xắc
3.2 Loại đồ dùng để trực tiếp dạy học sinh về Toán và Tiếng Việt

Loại 1: Túi vải và các thẻ số, chữ, hình ảnh liên quan đến tiết học

Giáo viên tự khâu 1 cái túi vải
Làm các thẻ số, thẻ chữ, các hình ảnh liên quan đến tiết học
Cách sử dụng: Giáo viên cho 1 số thẻ hình ảnh học sinh cần làm quen vào trong túi (học sinh không nhìn thấy). Yêu cầu học sinh cho tay vào trong túi lấy thẻ hình ảnh mà giáo viên yêu cầu. Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm thẻ chữ tương ứng với hình ảnh
Lần 2,3 cho học sinh tự làm giáo viên không hướng dẫn. Mục đích để gây sự tập trung, kích thích tính tò mò của học sinh, học sinh tự tìm được sẽ hứng thú hơn.
Loại thiết bị này dành cho những học sinh hay tò mò, hiếu động, thiếu sự chú ý khi học.

Loại 2: Dùng các phiếu học tập in sẵn

Thiết kế 1 số hình ảnh các con vật, đồ vật hấp dẫn nhưng vẽ chưa hoàn chỉnh, đánh số vào phần chưa hoàn chỉnh. Yêu cầu học sinh nối các số với nhau theo 1 yêu cầu nào đó của bài học. Ví dụ nối từ số nhỏ đến số lớn hoặc nối từ số lớn về số nhỏ.
Phương pháp này giúp học sinh học về thứ tự các số trong môn Toán
Ví dụ:
Giáo viên vẽ các bức tranh ẩn các hình ảnh để giúp học sinh tri giác hình nền, quá trình xử lý thị giác hỗ trợ cho việc chuẩn bị kĩ năng đọc.
Ví dụ: Trong hình có mấy ngôi nhà
Loại 3: Các bức tranh ẩn các hình ảnh trong bài học
Đối với học sinh đại trà bộ đồ dùng Tiếng Việt của học sinh dùng các thẻ chữ hình chữ nhật nhưng đối với học sinh khuyết tật học hoà nhập chúng tôi thiết kế những thẻ chữ mang các hình ảnh khác nhau: con vật, bông hoa các em yêu thích để gây sự chú ý cho học sinh. Bảng cài chữ và số của học sinh chúng tôi dùng bảng dính dạng nỉ để tiện cho học sinh sử dụng vì tay các em còn yếu cài sẽ thiếu chính xác.
Loại 4: Thẻ màu có hình dạng, chữ và số khác nhau
Loại 5: Hộp bìa cứng, hạt đỗ làm xúc xắc
Giáo viên dùng những hộp bìa cứng làm thành những chiếc hộp lập phương hoặc hình chữ nhật cùng với những con xúc xắc là những hạt đỗ. Để dạy toán cho học sinh có khó khăn về chú ý
VD: Để dạy bài 2+3 giáo viên yêu cầu học sinh: lần 1 nhặt 2 hạt đỗ cho vào hộp và xóc lên rồi đổ ra mặt bàn, cho biết trên bàn có bao nhiêu hạt đỗ, lần 2 lấy 3 hạt đỗ xóc lên và đổ ra bên cạnh, trả lời câu hỏi của giáo viên: Số hạt đỗ đổ ra lần 2 là bao nhiêu hạt, tất cả trên bàn có bao nhiêu hạt đỗ?
Phương pháp này sử dụng để xây dựng bài về số
3.3 Loại đồ dùng để tổng kết
Đồ dùng là các thẻ hình chữ nhật, tam giác, tròn, bảng nỉ
Gv giúp học sinh chơi trò chơi để tổng hợp các kiến thức liên quan
VD: Trò chơi ghép hình các phương tiện giao thông, hình ảnh chú bộ đội: Giáo viên có hình ảnh mẫu: Yêu cầu hs tự tìm những hình ảnh ( đọc tên hình đó lên) để giúp học sinh nhận dạng hình, học dạng toán nhiều hơn, ít hơn, ôn về kiến thức dãy số tăng dần, giảm dần...
3.3 Loại đồ dùng để tổng kết
Hoặc yêu cầu học sinh làm bông hoa tặng cô từ các hình tròn có sẵn, giấy bìa màu làm nền, hồ dán. Yêu cầu học sinh dán bông hoa có số cánh tương ứng với số của bài toán đang học trong tiết học.
Cũng có thể dạy học sinh một số kiến thức về an toàn giao thông, thiết kế những mẫu in sẵn những hình ảnh có đáp án đúng hoặc sai, yêu cầu học sinh dán hình tròn màu đỏ vào đáp án sai, hình tròn màu xanh vào đáp án đúng.
3.3 Loại đồ dùng để tổng kết
3.4 Loại đồ dùng để khen ngợi học sinh
Gv thiết kế những phiếu khen có in hình bông hoa hoặc 1 số con vật đơn giản mà học sinh yêu thích gắn vào đó những lời khen để động viên khen ngợi các em

Con giỏi lắm
Yêu cầu học sinh cất các phiếu khen vào ví riêng của mình làm được. Đến cuối tuần sẽ đổi lấy 1 phần quà của giáo viên có thể điểm 10, được nghe cô kể chuyện hoặc 1 đồ vật mà các em yêu thích do giáo viên tự làm.
Điều quan trọng là những sản phẩm các em làm được, những bông hoa điểm mười của các em giáo viên giúp các em trưng bày vào góc học tập của mình để mỗi khi các em cần thư giãn ở góc học tập riêng của mình thì sẽ thấy tự tin hơn khi quan sát những sản phẩm do mình làm ra.
3.4 Loại đồ dùng để khen ngợi học sinh
III. Kết luận
Những đồ dùng sưu tầm và tự làm tuy đơn giản nhưng kết quả thu được trong việc giảng dạy học sinh khuyết tật hoà nhập của chúng tôi khá tốt.
Năm học 2007-2008 chúng tôi có 4 em học sinh khuyết tật học hoà nhập ở lớp 1, qua việc dạy kiến thức cho các em thông qua những đồ dùng trực quan đơn giản giáo viên tự làm, cuối năm đã có 3 em lên lớp đúng chuẩn: đọc thông, viết thạo, tính toán khá, còn 1 em đạt 50% chuẩn kiến thức(ở lại lớp 1).
Song điều quan trọng để nâng cao chất lượng học sinh khuyết tật học hoà nhập đòi hỏi có những người giáo viên chủ nhiệm phải biết kết hợp chặt chẽ với P.H.H/S để cùng dạy và cùng thương yêu các em, trong giảng dạy thì mềm dẻo, cặn kẽ, có tâm huyết, không nôn nóng trong giảng dạy, tranh thủ mọi thời gian để làm đồ dùng phục vụ cho việc giáo dục các em. Cần lên kế hoạch thật chi tiết để dạy theo từng đối tượng học sinh khuyết tật, đồng thời lên kế hoạch giúp gia đình H/S để họ cùng phối hợp giáo dục các em.

Trên đây chỉ là một số kinh nghiệm nhỏ về việc tự làm đồ dùng dạy học hỗ trợ nâng cao chất lượng giáo dục học sinh lớp 1 khuyết tật học hoà nhập của tôi và trường tôi. Rất mong sự bổ sung góp ý của các thầy cô đang trực tiếp giảng dạy lớp 1, các thầy cô đồng nghiệp và các thầy chuyên gia.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Vũ Túy Phương
Dung lượng: 10,32MB| Lượt tài: 1
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)