SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM đồ dùng dạy trẻ khuyết tật huyện Hải Hậu(phai nen

Chia sẻ bởi Vũ Túy Phương | Ngày 12/10/2018 | 85

Chia sẻ tài liệu: sÁNG KIẾN KINH NGHIỆM đồ dùng dạy trẻ khuyết tật huyện Hải Hậu(phai nen thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Kính chúc các vị đại biểu và thầy cô giáo
sức khoẻ hạnh phúc và thành đạt!
Phòng giáo dục - đào tạo hải hậu

Trường tiểu học B Hải Đường

Báo cáo

Về việc tự làm thiết bị

dạy học hoà nhập
1. Nhận thức về công tác tự làm thiết bị dạy học trẻ hoà nhập.
Thiết bị dạy học là những phương tiện vật chất có chứa thông tin về nội dung dạy học góp phần thực hiện hiệu quả chương trình, nội dung sách giáo khoa. Thiết bị dạy học là một trong các thành phần quan trọng của quá trình dạy học. Chúng ta đều hiểu rằng trong quá trình dạy học nói chung, dạy học trẻ hoà nhập nói riêng, nếu không có các thiết bị, phương tiện, đồ dùng dạy học thì hiệu quả của quá trình dạy học không đạt được mục tiêu đã đề ra. Thiết bị dạy học nói chung, dạy học trẻ hoà nhập nói riêng trong đó chứa đựng các đồ dùng phương tiện làm trực quan trong quá trình dạy học, các đồ dùng đã góp phần làm phong phú, cũng như làm rõ các đơn vị kiến thức, giúp các đơn vị vốn khô khan, nặng nề nhất là đối với trẻ hoà nhập trở nên nhẹ nhàng, dễ hiểu phù hợp với qui luật nhận thức nói chung "từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng; từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn" không những thế đối với trẻ hoà nhập còn tạo nên sự hứng thú, khơi gợi sự đam mê, tự tin cho các em trong quá trình học tập và rèn luyện.
Trong những năm qua, bên cạnh việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, chúng ta đã và đang tích cực đổi mới phương pháp dạy và học. Để có được thành công đó phải kể đến vai trò hết sức quan trọng của các phương tiện, thiết bị dạy học.
Các thiết bị dạy học đã góp phần tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh, giúp cho học sinh tích cực, chủ động trong quá trình nhận thức. Tuy vậy, đối với trẻ học hoà nhập các em thường có những năng lực nhất định, vì thế trong quá trình giảng dạy, các phương tiện đồ dùng dạy học càng cần thiết, nó góp phần khơi gợi những nhu cầu, năng lực của các em.
Chính từ , việc nhận thức đúng đắn về đổimới phương pháp trong giảng dạy nói chung, việc đổi mới, vận dụng các phương pháp đảm bảo sự tham gia của học sinh học hào nhập trong lớp nói riêng. Trong những năm học vừa qua, bên cạnh việc khai thác, sử dụng và tự làm đồ dùng dạy học đồng loạt cho mọi đối tượng nói chung, sử dụng các thiết bị đã có và tự làm đồ dùng để dạy trẻ học hoànhập nói riêng. Nhà trường đã chỉ đạo các đồng chí giáo viên nghiên cứu lên kế hoạch làm tranh ảnh, vật mẫu, mô hình,... nhằm hỗ trợ cho việc giảng dạy trẻ hoànhập thêm sinh động, hiệu quả giúp trẻ khuyết tật niềm tin, lòng tự trọng, ý chí vươn lên để đạt mức cao nhất mà năng lực cácem có.
2. Tổ chức thực hiện:
2.1: Điều tra phân loại trẻ khuyết tật:
Đây là một trong những nhiệm vụ then chốt, then chốt trọng tâm góp phần thành công việc xây dựng mục tiêu, lập kế hoạch giáo dục trẻ hoà nhập của nhà trường nói chung, của giáo viên giảng dạy nói riêng. Không những thế, điều tra phân loại chính xác trẻ khuyết tậ còn có tác dụng to lớn trong việc điều chỉnh nội dung giáo dục, cũng như việc sử dụng các phương pháp, cách đánh giá và việc tìm hiểu nhu cầu,năng lực của trẻ.
2.2: Tổ chức trao đổi, tập huấn cho đội ngũ về công tác giáo dục trẻ khuyết tật:
Bên cạnh các lớp tập huấn do các cấp tổ chức,nhà trường thường xuyên tổ chức trao đổi, tập huấn cho giáo viên được phân công đứng lớp có trẻ học hoà nhập, chính vì thế đã giúp giáo viên có những nhận thức đúng đắn về trẻ khuyết tật. Chẳng hạn, mỗi giáo viên đều hiểu rằng, nguyên nhân chính hạn chế sự phát triển của các em là do khách quan, do cộng đồng, do môI trường giáo dục. Trẻ không phát triển là do gia đình và xã hội chưa tạo cơ hội thuận lợi cho các em rèn luyện, học tập. Hoặc là bên cạnh việc khó tiếp thu kiến thức của trẻ khuyết tật có thể là do tư duy chậm phát triển hoặc do vấn đề nội dung, phương pháp quá tảI với khả năng.
2.3: Tổ chức xây dựng kế hoạch làm đồ dùng dạy trẻ học hoà nhập.
* Về nhà trường: Trên cơ sở điều tra phân loại đúng đắn về trẻ khuyết tật, trong những năm học vừa qua nhà trường chủ yếu có trẻ khuyết tật về trí tuệ, khuyết tật về ngôn ngữ. Cũng như căn cứ vào việc xây dựng mục tiêu, kế hoạch giáo dục hoà nhập trong từng năm, từng kì. Nhà trường chỉ đạo tổ chức xây dựng kế hoạch làm đồ dùng dạy trẻ học hoà nhập.
* Về tổ khối chuyên môn và giáo viên: Dựa trên nhu cầu và năng lực nhận thức của các em, tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch sử dụng các đồ dùng phương tiện dạy học đã có. Đồng thời, cókế hoạch tự làm các đồ dùng dạy học phù hợp với tình hình thực tiễn, cũng như trình độ của học sinh.
* Thường xuyên tổ chức thăm lớp dự giờ, trao đổi chuyên môn cũng như việc sử dụng và làm thêm các đồ dùng dạy học nhằm đáp ững các nhu cầu và phát huy các khả năng, năng lực của các em. Đánh giá hiệu quả của các đồ dùng, đề xuất các thiết bị đồ dùng cần làm.
3: Kết quả đạt được:
* Qua thực tiễn giảng dạy trẻ học hoà nhập trong những năm qua, bằng sự cố gắng nghiên cứu sử dụng các thiết bị dạy học, giáo viên đã sử dụng hiệu quả các thiết bị trong bộ thiết bị được cấp ( Bộ giáo dục cấp cho các học sinh bình thường) vào giáo dục, giảng dạy học sinh học hào nhập đối với môn Toán, Tiếng Việt,. Tuy vậy, đối với học sinh gặp khó khăn về ngôn ngữ (chậm phát triển ngôn ngữ) giáo viên còn tích cực làm thêm các thiết bị, đồ dùng và đưa vào áp dụng đạt hiệu quả.
Chẳng hạn:
Giáo viên làm bộ thẻ ghi số mỗi mặt một màu (màu xanh và màu đỏ) cụ thể như sau:
1
2
3
Bộ thẻ số được vận dụng vào việc dạy các số, dạy về màu sắc, đặc biệt là được dùng để học sinh biểu lộ những khả năng của các em. Giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng như sau:
Trong các giờ học các em để trước mặt thẻ số đó, nếu hiểu bài hoặc không có nhu cầu hỗ trợ các em để mặt màu xanh, còn nếu có nhu cầu cần hỗ trợ các em lật màu đỏ. Từ đó, giáo viên quan sát và giúp đỡ các em.
1
2
3
4. Bài học kinh nghiệm:
1. Về nhận thức: Cần có nhận thức đúng đắn từ cán bộ quản lí đến giáo viên cũng như học sinh về việc tự làm các thiết bị đồ dùng để góp phần thực hiện hiệu quả việc giáo dục hoà nhập trong giai đoạn hiện nay.
2. Về công tác chỉ đạo: Có kế hoạch cụ thể , chỉ đạo sâu sát việc nắm vững các loại tật từ đó xây dựng kế hoạch điều chỉnh nội dung, vận dụng phương pháp giáo dục hoà nhập linh hoạt, cũng như chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng giảng dạy tạo điều kiện tốt nhất cho học sinh hoà nhập phát triển năng lực, kỹ năng xã hội.
3. Về tổ chức thực hiện:
Tổ chức tập huấn cho giáo viên dạy hoà nhập có kĩnăng quan sát, điều tra, thu nhận, phân tích các thông tin để xác định, phân loại đúng các loại tật của trẻ.
Tổ chức làm, sử dụng, đánh giá hiệu quả của các đồ dùng thiết bị dạy học hoà nhập.
Xin chân thành cảm ơn, chúc hội thảo thành công tốt đẹp.
Hẹn gặp lại
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Vũ Túy Phương
Dung lượng: 4,16MB| Lượt tài: 2
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)