SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM đồ dùng dạy trẻ khuyết tật huyện Giao Thủy(phai nen
Chia sẻ bởi Vũ Túy Phương |
Ngày 12/10/2018 |
81
Chia sẻ tài liệu: sÁNG KIẾN KINH NGHIỆM đồ dùng dạy trẻ khuyết tật huyện Giao Thủy(phai nen thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
Một số vấn đề
về công tác tự làm đồ dùng dạy học
nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trẻ khuyết tật học hoà nhập
ở trường tiểu học
Người báo cáo: Vũ Bình Xuyên
Chức vụ: Hiệu trưởng
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Giao Thiện B, Huyện Giao Thuỷ, Tỉnh Nam Định.
I. Đặt vấn đề
"Giáo dục hoà nhập là phương thức giáo dục trong đó trẻ khuyết tật cùng học với trẻ em bình thường trong trường phổ thông ngay tại nơi sinh sống.
Giáo dục hoà nhập dựa trên quan điểm tích cực, mọi trẻ khuyết tật đều có những năng lực nhất định, trẻ khuyết tật được coi là chủ thể chứ không phải là đối tượng thụ động trong quá trình tiếp nhận các tác động giáo dục. Trẻ khuyết tật sẽ được học cùng một chương trình, cùng lớp, cùng trường với các bạn học sinh bình thường và là trung tâm của quá trình giáo dục".
Chính vì vậy mà ngoài môi trường học tập giáo dục ra trẻ khuyết tật học hoà nhập rất cần có phương tiện thiết bị đồ dùng dạy học phù hợp trong quá trình học tập và được giáo dục của mình.
Thực tế cho thấy không phải thiết bị đồ dùng dạy học nào cũng phù hợp với trẻ khuyết tật học hoà nhập trong quá trình tiếp nhận sự giáo dục của thầy cô giáo.
Nhiều những thiết bị đồ dùng dạy học trong bộ thiết bị dạy học được cấp rất có tác dụng đối với quá trình dạy học và giáo dục học sinh bình thường, nó đã góp phần to lớn giúp cho học sinh bình thường tư duy nhận thức, nắm bắt tiếp thu kiến thức bài học tốt hơn, nhanh hơn nhưng lại có rất ít có tác dụng, thậm chí là không có tác dụng trong quá trình giáo dục học sinh khuyết tật học hoà nhập.
I. Đặt vấn đề
Do vậy, vấn đề giáo viên tự làm đồ dùng dạy học để phù hợp với quá trình trẻ khuyết tật học hoà nhập tiếp thu kiến thức, tiếp nhận sự giáo dục của giáo viên nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trẻ khuyết tật học hoà nhập là một vấn đề rất cần thiết, rất cấp bách và là một xu thế trong các nhà trường Tiểu học.
Xuất phát từ những cơ sở lý luận và thực tiễn trên đây, tôi xin chia sẻ với hội thảo này và với các đồng nghiệp: "Một số vấn đề về công tác tự làm đồ dùng dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trẻ khuyết tật học hoà nhập ở trường Tiểu học".
I. Đặt vấn đề
1. Nhận thức về công tác tự làm đồ dùng dạy học.
Nhà trường được tiếp thu, lĩnh hội các văn bản mang tính pháp quy của Nhà nước về giáo dục trẻ khuyết tật, văn bản chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo: Quyết định số 23/2006/QĐBGD-ĐT ban hành quy định về giáo dục hoà nhập dành cho người tàn tật, khuyết tật.
Các văn bản hướng dẫn của sở Giáo dục - Đào tạo Nam Định, phòng GD - ĐT Giao Thuỷ về công tác giáo dục học sinh khuyết tật học hoà nhập, công tác tự làm thiết bị đồ dùng dạy học.
II. Giải quyết vấn đề
1. Nhận thức về công tác tự làm đồ dùng dạy học.
Hiện nay, ngành GD-ĐT chưa thể cung ứng đầy đủ các thiết bị dạy học ở từng môn, từng lớp được. Vì thế việc tự làm thiết bị dạy học có ý nghĩa rất quan trọng vì nó góp phần cùng với bộ thiết bị dạy học do ngành GD-ĐT cung ứng tạo điều kiện cho học sinh lĩnh hội kiến thức, hình thành kỹ năng tốt hơn đặc biệt là học sinh khuyết tật học hoà nhập.
Thiết bị dạy học tự làm thường sát với nội dung bài học hơn, hình thành thói quen tiết kiệm cho học sinh và giáo viên, giúp học sinh nhất là học sinh khuyết tật khéo léo hơn và được giáo dục nhiều mặt thông qua việc sử dụng đồ dùng dạy học tự làm.
II. Giải quyết vấn đề
1. Nhận thức về công tác tự làm đồ dùng dạy học.
2. Tổ chức thực hiện:
ở huyện Giao Thuỷ, từ năm 1991 đã có một trường học dành riêng cho trẻ khuyết tật, ở đó tập trung những trẻ khuyết tật về ngôn ngữ, trẻ khiếm thính, trẻ khiếm thị. Vì thế trẻ khuyết tật học hoà nhập ở các trường Tiểu học trong Huyện chủ yếu là trẻ bị khuyết tật về chân, tay, trẻ chậm phát triển trí tuệ...
Từ những nhận thức và thực tế như trên, nhà trường đã lập kế hoạch chỉ đạo và khuyến khích mọi giáo viên, học sinh ở các khối lớp tự làm đồ dùng phục vụ việc giảng dạy và học tập.
II. Giải quyết vấn đề
1. Nhận thức về công tác tự làm đồ dùng dạy học.
2. Tổ chức thực hiện
Đối với những lớp có học sinh khuyết tật học hoà nhập nhà trường chỉ đạo và tạo điều kiện để giáo viên làm những đồ dùng thiết thực nhằm làm cho học sinh khuyết tật học hoà nhập tiếp thu bài tốt hơn, tiếp nhận sự giáo dục tốt hơn.
II. Giải quyết vấn đề
1. Nhận thức về công tác tự làm đồ dùng dạy học.
2. Tổ chức thực hiện.
2.1. Một số đồ dùng dạy học góp phần tích cực hoá các hoạt động giáo dục trẻ chậm phát triển trí tuệ học hoà nhập ở trường Tiểu học.
a, Đồ dùng: "Tôi là ai?"
II. Giải quyết vấn đề
a, Đồ dùng: "Tôi là ai?" góp phần làm cho trẻ chậm phát triển trí tuệ có điều kiện tiếp thu bài tốt hơn.
Đồ dùng được làm bằng vật liệu là giấy hoặc bìa, sử dụng đơn giản, trực quan, dễ hiểu nhưng lại mang tính tư duy, kích thích sự đầu tư suy nghĩ của học sinh khuyết tật, được dùng cho nhiều cấp độ trí tuệ của học sinh khuyết tật và có thể dùng cho nhiều môn học, ở nhiều lớp học trong trường Tiểu học.
2. Tổ chức thực hiện
2.1. Một số đồ dùng dạy học góp phần tích cực hoá các hoạt động giáo dục trẻ em chậm phát triển trí tuệ học hoà nhập ở trường tiểu học.
b, Đồ dùng dạy học: "Thỏ Bít khó tính" và "Mèo Mưu kén ăn"
II. Giải quyết vấn đề
Thỏ Bít khó tính
Mèo Mưu kén ăn
b, Đồ dùng dạy học: "Thỏ Bít khó tính" và "Mèo Mưu kén ăn"
Vật liệu để làm đồ dùng này cũng rất dễ kiếm, rẻ tiền quá trình làm không khó có những công đoạn học sinh làm được (như tô màu cho thỏ, cho mèo, cho cà rốt, cho cá) mà tác dụng thì thật to lớn. Đồ dùng này có thể dạy được ở nhiều hoạt động của nhiều bài khác nhau của nhiều môn học khác nhau của nhiều khối lớp khác nhau.
Học sinh (nhất là học sinh khuyết tật trí tuệ) sẽ rất hào hứng học tập và tiếp thu bài tốt hơn vì những hình ảnh ngộ nghĩnh, đẹp mắt, sinh động nhưng lại có tác dụng kích thích tư duy, gây cảm hứng học tập, nhớ kiến thức lâu, có tác dụng giáo dục tình cảm cho học sinh.
2. Tổ chức thực hiện
2.2. Một số đồ dùng dạy học tự làm góp phần tích cực hoá các hoạt động giáo dục trẻ em bị khuyết tật hệ vận động học hoà nhập ở trường tiểu học.
a, Đồ dùng dạy học: "Câu cá"
II. Giải quyết vấn đề
Học sinh đang chơi "Câu cá" trong giờ học Toán
a, Đồ dùng dạy học: "Câu cá"
Đồ dụng dạy học này được làm bằng các chất liệu đơn giản và phổ biến nhưng lại có tác dụng giáo dục rất tốt nhất là đối với học sinh khuyết tật hệ vận động và khuyết tật trí tuệ.
Các em có thể ngồi ở vị trí bàn đầu để chơi trò chơi "Câu cá" dễ dàng, trong quá trình chơi đòi hỏi học sinh vận động ở mức độ phù hợp và phát huy tư duy sáng tạo, rèn tính khéo léo, nhanh nhẹn.
2. Tổ chức thực hiện
2.2. Một số đồ dùng dạy học tự làm góp phần tích cực hoá các hoạt động giáo dục trẻ em bị khuyết tật hệ vận động học hoà nhập ở trường Tiểu học.
b, Đồ dùng dạy học bài: "Quả tim Khỉ"
II. Giải quyết vấn đề
Đồ dùng này được làm bằng những vật liệu dễ kiếm (giấy bìa) nhưng khi sử dụng đã gây hứng thú cho học sinh, làm cho học sinh ham mê, hứng khởi trong học tập.
b, Đồ dùng dạy học bài: "Quả tim Khỉ"
1. Về số lượng các đồ dùng dạy học tự làm mà nhà trường đã làm được trong những năm học vừa qua:
- Phong phú về chủng loại, số lượng, đáp ứng được nhu cầu giáo dục.
- Đảm bảo chất lượng tốt, bền, đẹp mang tính thẩm mỹ cao, mang tính giáo dục cao.
III. Kết quả thu được
1. Về số lượng các đồ dùng dạy học tự làm mà nhà trường đã làm được trong những năm học vừa qua:
- Liên tục được củng cố và tăng thêm về số lượng.
III. Kết quả thu được
2. Về chất lượng giáo dục trẻ khuyết tật học hoà nhập qua các năm học gần đây:
- Năm học 2005 - 2006: Trường có 10 học sinh khuyết tật học hoà nhập trong đó có 8 học sinh xếp loại hạnh kiểm thực hiện đầy đủ, đạt 80%.
- Năm học 2006 - 2007: Trường có 11 học sinh khuyết tật học hoà nhập trong đó có 10 học sinh xếp loại hạnh kiểm thực hiện đầy đủ, đạt gần 91%.
- Năm học 2007 - 2008: Trường có 13 học sinh khuyết tật học hoà nhập trong đó có 13 học sinh xếp loại hạnh kiểm thực hiện đầy đủ, đạt 100%.
III. Kết quả thu được
3. Về nhận thức, ý thức của đội ngũ giáo viên qua phong trào tự làm đồ dùng dạy học.
Giáo viên đã nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc tự làm đồ dùng dạy học phục vụ công tác giảng dạy, giáo dục học sinh khuyết tật học hoà nhập, từ đó họ đã có ý thức tích cực và nghiêm túc trong việc tự làm đồ dùng dạy học.
Giáo viên đã đầu tư thời gian để nghiên cứu làm ra những đồ dùng dạy học rẻ tiền phù hợp với đối tượng học sinh khuyết tật học hoà nhập và phối hợp với từng bài dạy mà có điều kiện giáo dục cao trong việc giảng dạy và giáo dục học sinh khuyết tật học hoà nhập.
Đã giải quyết được vấn đề còn thiếu đồ dùng dạy học và vấn đề đồ dùng dạy học chưa sát, chưa phù hợp với trẻ khuyết tật học hoà nhập.
III. Kết quả thu được
- Muốn nâng cao chất lượng giáo dục trẻ khuyết tật học hoà nhập, ngoài những yếu tố khác ra thì cần đẩy mạnh việc tự làm đồ dùng dạy học phục vụ cho quá trình giảng dạy và học tập của học sinh.
- Đồ dùng dạy học phải đảm bảo được các thông tin chủ yếu về các hiện tượng, sự vật liên quan đến nội dung bài học và nội dung giáo dục.
- Đồ dùng dạy học làm tăng hứng thú nhận thức và giáo dục tình cảm cho học sinh khuyết tật.
IV. Bài học kinh nghiệm
- Đồ dụng dạy học cần đảm bảo tính trực quan, sinh động, kích thích óc tư duy sáng tạo, tăng sự khéo léo, linh hoạt cho học sinh khuyết tật học hoà nhập.
- Đồ dùng dạy học tạo điều kiện tốt cho học sinh khuyết tật học hoà nhập chiếm lĩnh tri thức, hình thành kỹ năng, kỹ xảo thông qua sự tổ chức hướng dẫn của giáo viên.
IV. Bài học kinh nghiệm
* Sử dụng đồ dùng dạy học cần:
- Gắn liền với sách giáo khoa, sách giáo viên, phù hợp với kế hoạch bài học.
- Phù hợp với hình thức dạy học bộ môn.
- Phù hợp với những phương pháp giáo dục, phương pháp dạy học bộ môn.
- Phù hợp với tình trạng khuyết tật, mức độ khuyết tật của học sinh.
- Đúng mục đích, đúng lúc, đúng chỗ, đúng thời lượng.
IV. Bài học kinh nghiệm
V. Kết luận
Thực hiện GDHN trước hết chính là tạo cơ hội và môi trường thuận lợi cho sự phát triển của trẻ em. Môi trường đó trước hết là sự hoạt động hoà nhập và thiết bị đồ dùng dạy học chính là một yếu tố góp phần tích cực hoá các hoạt động giáo dục trẻ khuyết tật học hoà nhập. Với khuôn khổ của bài viết này, tôi hy vọng và mong muốn chúng ta - những người làm công tác giáo dục sẽ cùng nhau làm cho trẻ khuyết tật được nhiều hơn, làm cho trẻ khuyết tật được tốt hơn, làm cho trẻ khuyết tật được hoà nhập hơn để mọi trẻ em đều có quyền được giáo dục và được có cơ hội phát huy hết khả năng của mình và các em thực sự là: "Trẻ em hôm nay - Thế giới ngày mai".
Xin cảm ơn!
về công tác tự làm đồ dùng dạy học
nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trẻ khuyết tật học hoà nhập
ở trường tiểu học
Người báo cáo: Vũ Bình Xuyên
Chức vụ: Hiệu trưởng
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Giao Thiện B, Huyện Giao Thuỷ, Tỉnh Nam Định.
I. Đặt vấn đề
"Giáo dục hoà nhập là phương thức giáo dục trong đó trẻ khuyết tật cùng học với trẻ em bình thường trong trường phổ thông ngay tại nơi sinh sống.
Giáo dục hoà nhập dựa trên quan điểm tích cực, mọi trẻ khuyết tật đều có những năng lực nhất định, trẻ khuyết tật được coi là chủ thể chứ không phải là đối tượng thụ động trong quá trình tiếp nhận các tác động giáo dục. Trẻ khuyết tật sẽ được học cùng một chương trình, cùng lớp, cùng trường với các bạn học sinh bình thường và là trung tâm của quá trình giáo dục".
Chính vì vậy mà ngoài môi trường học tập giáo dục ra trẻ khuyết tật học hoà nhập rất cần có phương tiện thiết bị đồ dùng dạy học phù hợp trong quá trình học tập và được giáo dục của mình.
Thực tế cho thấy không phải thiết bị đồ dùng dạy học nào cũng phù hợp với trẻ khuyết tật học hoà nhập trong quá trình tiếp nhận sự giáo dục của thầy cô giáo.
Nhiều những thiết bị đồ dùng dạy học trong bộ thiết bị dạy học được cấp rất có tác dụng đối với quá trình dạy học và giáo dục học sinh bình thường, nó đã góp phần to lớn giúp cho học sinh bình thường tư duy nhận thức, nắm bắt tiếp thu kiến thức bài học tốt hơn, nhanh hơn nhưng lại có rất ít có tác dụng, thậm chí là không có tác dụng trong quá trình giáo dục học sinh khuyết tật học hoà nhập.
I. Đặt vấn đề
Do vậy, vấn đề giáo viên tự làm đồ dùng dạy học để phù hợp với quá trình trẻ khuyết tật học hoà nhập tiếp thu kiến thức, tiếp nhận sự giáo dục của giáo viên nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trẻ khuyết tật học hoà nhập là một vấn đề rất cần thiết, rất cấp bách và là một xu thế trong các nhà trường Tiểu học.
Xuất phát từ những cơ sở lý luận và thực tiễn trên đây, tôi xin chia sẻ với hội thảo này và với các đồng nghiệp: "Một số vấn đề về công tác tự làm đồ dùng dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trẻ khuyết tật học hoà nhập ở trường Tiểu học".
I. Đặt vấn đề
1. Nhận thức về công tác tự làm đồ dùng dạy học.
Nhà trường được tiếp thu, lĩnh hội các văn bản mang tính pháp quy của Nhà nước về giáo dục trẻ khuyết tật, văn bản chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo: Quyết định số 23/2006/QĐBGD-ĐT ban hành quy định về giáo dục hoà nhập dành cho người tàn tật, khuyết tật.
Các văn bản hướng dẫn của sở Giáo dục - Đào tạo Nam Định, phòng GD - ĐT Giao Thuỷ về công tác giáo dục học sinh khuyết tật học hoà nhập, công tác tự làm thiết bị đồ dùng dạy học.
II. Giải quyết vấn đề
1. Nhận thức về công tác tự làm đồ dùng dạy học.
Hiện nay, ngành GD-ĐT chưa thể cung ứng đầy đủ các thiết bị dạy học ở từng môn, từng lớp được. Vì thế việc tự làm thiết bị dạy học có ý nghĩa rất quan trọng vì nó góp phần cùng với bộ thiết bị dạy học do ngành GD-ĐT cung ứng tạo điều kiện cho học sinh lĩnh hội kiến thức, hình thành kỹ năng tốt hơn đặc biệt là học sinh khuyết tật học hoà nhập.
Thiết bị dạy học tự làm thường sát với nội dung bài học hơn, hình thành thói quen tiết kiệm cho học sinh và giáo viên, giúp học sinh nhất là học sinh khuyết tật khéo léo hơn và được giáo dục nhiều mặt thông qua việc sử dụng đồ dùng dạy học tự làm.
II. Giải quyết vấn đề
1. Nhận thức về công tác tự làm đồ dùng dạy học.
2. Tổ chức thực hiện:
ở huyện Giao Thuỷ, từ năm 1991 đã có một trường học dành riêng cho trẻ khuyết tật, ở đó tập trung những trẻ khuyết tật về ngôn ngữ, trẻ khiếm thính, trẻ khiếm thị. Vì thế trẻ khuyết tật học hoà nhập ở các trường Tiểu học trong Huyện chủ yếu là trẻ bị khuyết tật về chân, tay, trẻ chậm phát triển trí tuệ...
Từ những nhận thức và thực tế như trên, nhà trường đã lập kế hoạch chỉ đạo và khuyến khích mọi giáo viên, học sinh ở các khối lớp tự làm đồ dùng phục vụ việc giảng dạy và học tập.
II. Giải quyết vấn đề
1. Nhận thức về công tác tự làm đồ dùng dạy học.
2. Tổ chức thực hiện
Đối với những lớp có học sinh khuyết tật học hoà nhập nhà trường chỉ đạo và tạo điều kiện để giáo viên làm những đồ dùng thiết thực nhằm làm cho học sinh khuyết tật học hoà nhập tiếp thu bài tốt hơn, tiếp nhận sự giáo dục tốt hơn.
II. Giải quyết vấn đề
1. Nhận thức về công tác tự làm đồ dùng dạy học.
2. Tổ chức thực hiện.
2.1. Một số đồ dùng dạy học góp phần tích cực hoá các hoạt động giáo dục trẻ chậm phát triển trí tuệ học hoà nhập ở trường Tiểu học.
a, Đồ dùng: "Tôi là ai?"
II. Giải quyết vấn đề
a, Đồ dùng: "Tôi là ai?" góp phần làm cho trẻ chậm phát triển trí tuệ có điều kiện tiếp thu bài tốt hơn.
Đồ dùng được làm bằng vật liệu là giấy hoặc bìa, sử dụng đơn giản, trực quan, dễ hiểu nhưng lại mang tính tư duy, kích thích sự đầu tư suy nghĩ của học sinh khuyết tật, được dùng cho nhiều cấp độ trí tuệ của học sinh khuyết tật và có thể dùng cho nhiều môn học, ở nhiều lớp học trong trường Tiểu học.
2. Tổ chức thực hiện
2.1. Một số đồ dùng dạy học góp phần tích cực hoá các hoạt động giáo dục trẻ em chậm phát triển trí tuệ học hoà nhập ở trường tiểu học.
b, Đồ dùng dạy học: "Thỏ Bít khó tính" và "Mèo Mưu kén ăn"
II. Giải quyết vấn đề
Thỏ Bít khó tính
Mèo Mưu kén ăn
b, Đồ dùng dạy học: "Thỏ Bít khó tính" và "Mèo Mưu kén ăn"
Vật liệu để làm đồ dùng này cũng rất dễ kiếm, rẻ tiền quá trình làm không khó có những công đoạn học sinh làm được (như tô màu cho thỏ, cho mèo, cho cà rốt, cho cá) mà tác dụng thì thật to lớn. Đồ dùng này có thể dạy được ở nhiều hoạt động của nhiều bài khác nhau của nhiều môn học khác nhau của nhiều khối lớp khác nhau.
Học sinh (nhất là học sinh khuyết tật trí tuệ) sẽ rất hào hứng học tập và tiếp thu bài tốt hơn vì những hình ảnh ngộ nghĩnh, đẹp mắt, sinh động nhưng lại có tác dụng kích thích tư duy, gây cảm hứng học tập, nhớ kiến thức lâu, có tác dụng giáo dục tình cảm cho học sinh.
2. Tổ chức thực hiện
2.2. Một số đồ dùng dạy học tự làm góp phần tích cực hoá các hoạt động giáo dục trẻ em bị khuyết tật hệ vận động học hoà nhập ở trường tiểu học.
a, Đồ dùng dạy học: "Câu cá"
II. Giải quyết vấn đề
Học sinh đang chơi "Câu cá" trong giờ học Toán
a, Đồ dùng dạy học: "Câu cá"
Đồ dụng dạy học này được làm bằng các chất liệu đơn giản và phổ biến nhưng lại có tác dụng giáo dục rất tốt nhất là đối với học sinh khuyết tật hệ vận động và khuyết tật trí tuệ.
Các em có thể ngồi ở vị trí bàn đầu để chơi trò chơi "Câu cá" dễ dàng, trong quá trình chơi đòi hỏi học sinh vận động ở mức độ phù hợp và phát huy tư duy sáng tạo, rèn tính khéo léo, nhanh nhẹn.
2. Tổ chức thực hiện
2.2. Một số đồ dùng dạy học tự làm góp phần tích cực hoá các hoạt động giáo dục trẻ em bị khuyết tật hệ vận động học hoà nhập ở trường Tiểu học.
b, Đồ dùng dạy học bài: "Quả tim Khỉ"
II. Giải quyết vấn đề
Đồ dùng này được làm bằng những vật liệu dễ kiếm (giấy bìa) nhưng khi sử dụng đã gây hứng thú cho học sinh, làm cho học sinh ham mê, hứng khởi trong học tập.
b, Đồ dùng dạy học bài: "Quả tim Khỉ"
1. Về số lượng các đồ dùng dạy học tự làm mà nhà trường đã làm được trong những năm học vừa qua:
- Phong phú về chủng loại, số lượng, đáp ứng được nhu cầu giáo dục.
- Đảm bảo chất lượng tốt, bền, đẹp mang tính thẩm mỹ cao, mang tính giáo dục cao.
III. Kết quả thu được
1. Về số lượng các đồ dùng dạy học tự làm mà nhà trường đã làm được trong những năm học vừa qua:
- Liên tục được củng cố và tăng thêm về số lượng.
III. Kết quả thu được
2. Về chất lượng giáo dục trẻ khuyết tật học hoà nhập qua các năm học gần đây:
- Năm học 2005 - 2006: Trường có 10 học sinh khuyết tật học hoà nhập trong đó có 8 học sinh xếp loại hạnh kiểm thực hiện đầy đủ, đạt 80%.
- Năm học 2006 - 2007: Trường có 11 học sinh khuyết tật học hoà nhập trong đó có 10 học sinh xếp loại hạnh kiểm thực hiện đầy đủ, đạt gần 91%.
- Năm học 2007 - 2008: Trường có 13 học sinh khuyết tật học hoà nhập trong đó có 13 học sinh xếp loại hạnh kiểm thực hiện đầy đủ, đạt 100%.
III. Kết quả thu được
3. Về nhận thức, ý thức của đội ngũ giáo viên qua phong trào tự làm đồ dùng dạy học.
Giáo viên đã nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc tự làm đồ dùng dạy học phục vụ công tác giảng dạy, giáo dục học sinh khuyết tật học hoà nhập, từ đó họ đã có ý thức tích cực và nghiêm túc trong việc tự làm đồ dùng dạy học.
Giáo viên đã đầu tư thời gian để nghiên cứu làm ra những đồ dùng dạy học rẻ tiền phù hợp với đối tượng học sinh khuyết tật học hoà nhập và phối hợp với từng bài dạy mà có điều kiện giáo dục cao trong việc giảng dạy và giáo dục học sinh khuyết tật học hoà nhập.
Đã giải quyết được vấn đề còn thiếu đồ dùng dạy học và vấn đề đồ dùng dạy học chưa sát, chưa phù hợp với trẻ khuyết tật học hoà nhập.
III. Kết quả thu được
- Muốn nâng cao chất lượng giáo dục trẻ khuyết tật học hoà nhập, ngoài những yếu tố khác ra thì cần đẩy mạnh việc tự làm đồ dùng dạy học phục vụ cho quá trình giảng dạy và học tập của học sinh.
- Đồ dùng dạy học phải đảm bảo được các thông tin chủ yếu về các hiện tượng, sự vật liên quan đến nội dung bài học và nội dung giáo dục.
- Đồ dùng dạy học làm tăng hứng thú nhận thức và giáo dục tình cảm cho học sinh khuyết tật.
IV. Bài học kinh nghiệm
- Đồ dụng dạy học cần đảm bảo tính trực quan, sinh động, kích thích óc tư duy sáng tạo, tăng sự khéo léo, linh hoạt cho học sinh khuyết tật học hoà nhập.
- Đồ dùng dạy học tạo điều kiện tốt cho học sinh khuyết tật học hoà nhập chiếm lĩnh tri thức, hình thành kỹ năng, kỹ xảo thông qua sự tổ chức hướng dẫn của giáo viên.
IV. Bài học kinh nghiệm
* Sử dụng đồ dùng dạy học cần:
- Gắn liền với sách giáo khoa, sách giáo viên, phù hợp với kế hoạch bài học.
- Phù hợp với hình thức dạy học bộ môn.
- Phù hợp với những phương pháp giáo dục, phương pháp dạy học bộ môn.
- Phù hợp với tình trạng khuyết tật, mức độ khuyết tật của học sinh.
- Đúng mục đích, đúng lúc, đúng chỗ, đúng thời lượng.
IV. Bài học kinh nghiệm
V. Kết luận
Thực hiện GDHN trước hết chính là tạo cơ hội và môi trường thuận lợi cho sự phát triển của trẻ em. Môi trường đó trước hết là sự hoạt động hoà nhập và thiết bị đồ dùng dạy học chính là một yếu tố góp phần tích cực hoá các hoạt động giáo dục trẻ khuyết tật học hoà nhập. Với khuôn khổ của bài viết này, tôi hy vọng và mong muốn chúng ta - những người làm công tác giáo dục sẽ cùng nhau làm cho trẻ khuyết tật được nhiều hơn, làm cho trẻ khuyết tật được tốt hơn, làm cho trẻ khuyết tật được hoà nhập hơn để mọi trẻ em đều có quyền được giáo dục và được có cơ hội phát huy hết khả năng của mình và các em thực sự là: "Trẻ em hôm nay - Thế giới ngày mai".
Xin cảm ơn!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Vũ Túy Phương
Dung lượng: 11,03MB|
Lượt tài: 3
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)