Sang kien kinh nghiem
Chia sẻ bởi Huỳnh Hữu Hạnh |
Ngày 04/05/2019 |
24
Chia sẻ tài liệu: sang kien kinh nghiem thuộc Sinh học 9
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HUYỆN TÂY SƠN
TRƯỜNG THCS BÌNH HÒA
ĐỀ TÀI
PHƯƠNG PHÁP KHAI THÁC TRIỆT ĐỂ KÊNH HÌNH TRONG
DẠY HỌC SINH HỌC ĐỂ PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CHỦ ĐỘNG SÁNG TẠO TRONG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH
A. Mở đầu
I. Lí do chọn đề tài
1. Cơ sở lí luận:
Ngày nay khối lượng tri thức khoa học trên thế giới khám phá ra ngày càng tăng như vũ bão nên chúng ta không thể hi vọng rằng trong thời gian nhất định ở trường phổ thông mà có thể cung cấp cho học sinh một kho tàng tri thức khổng lồ mà loài người đã tích luỹ được. Vì vậy nhiệm vụ của người giáo viên ngày nay không những phải cung cấp cho học sinh một vốn tri thức cơ bản mà điều quan trọng là còn phải trang bị cho học sinh khả năng tự làm việc, tự nghiên cứu để tìm hiểu và nắm bắt tri thức. Nếu chúng ta sử dụng phương pháp “thầyđọc - trò chép ’’ tóm tắt sách giáo khoa để dạy học thì mục tiêu trên khó có thể đạt được.
Sinh học là một bộ môn khó và mang tính chất trừu tượng cao vì nó nghiên cứu về các cơ thể sống, các quá trình sống và đặc biệt nó gắn liền với hoạt động thực tiễn của con người. Vì vậy nắm bắt tốt các kiến thức sinh học sẽ góp phần nâng cao đời sống loài người. Do đó việc tìm ra phương pháp nâng cao chất lượng dạy học là một vấn đề cực kì quan trọng.
Mặt khác , theo yêu cầu của chương trình mới : phöông phaùp giaùo duïc phoå thoâng phaûi phaùt huy tính tích cöïc, töï giaùc, chuû ñoäng saùng taïo cuûa hoïc sinh; phuø hôïp vôùi ñaëc ñieåm cuûa töøng lôùp hoïc, moân hoïc ; boài döôõng phöông phaùp töï hoïc, reøn luyeän kyõ naêng vaän duïng kieán thöùc vaøo thöïc tieãn, taùc ñoäng ñeán tình caûm, ñem laïi nieàm vui, höùng thuù hoïc taäp cho hoïc sinh.
Như ta đã biết sách giáo khoa mới chương trình bậc THCS nói chung ( cho tất cả các môn) và môn sinh học nói riêng hiện đang sử dụng tại các trường a truyền tải kiến thức cho học sinh như : Kênh chữ , kênh hình , thí nghiệm thực hành…Để truyền tải kiến thức một cách đầy đủ cho học sinh đòi hỏi người giáo viên phải dụng các kênh thông tin như thế nào đạt hiệu quả nhất , trong đó việc khai thác triệt để kênh hình vẫn là nội dung cần chú ý quan tâm.
Với những lí do trên tôi suy nghĩ và đã mạnh dạng đưa ra : PHƯƠNG PHÁP KHAI THÁC TRIỆT ĐỂ KÊNH HÌNH TRONG DẠY HỌC SINH HỌC ĐỂ PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CHỦ ĐỘNG SÁNG TẠO TRONG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH
2. Thực tiễn:
Mặc dù sách giáo khoa đã thay nhiều năm, trong đó có nhiều thông tin kiến thức được thể hiện trên kênh hình yêu cầu HS phải tự phát hiện . Tuy nhiên HS vẫn còn mang nặng tính thụ động, chỉ chờ vào sự phân tích giảng giải của giáo viên , hs ghi bảng về nhà học vẹt . Chính vì thế hs hiểu bài mang tính áp đặt , không hiểu một cách tường tận nên bài học khó thuộc và dễ quên.
Nhiều HS không mạnh dạn trình bày ý kiến của mình trước đám đông , còn rụt rè nhút nhát.
II. Nhiệm vụ của đề tài :
Thực hiện theo chương trình mới đó là lấy hs làm trung tâm , gv chỉ là người hướng dẫn có hiệu quả. Nhằm phát huy tích tích cực chủ động tìm hiểu kiến thức của hs .
Tạo cho HS có sự hứng thú trong việc học tập môn học , tự tin tìm tòi kiến thức mới thông qua quan sát thực tế và kênh hình.
III. Phương pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu lí thuyết: Nghiên cứu các đề tài có liên quan đến vấn đề xây dựng câu hỏi. Đọc những tài liệu về đổi mới phương pháp dạy học. Đọc thêm các loại sách tham khảo, sách hướng dẫn, sách nâng cao về bộ môn sinh học
Điều tra: Sử dụng phiếu để điều tra gián tiếp hoặc trực tiếp trao đổi với giáo viên về việc xây dựng câu hỏi theo hướng phát huy năng lực tự lực của học sinh (Thông qua sinh hoạt tổ chuyên môn). Sử dụng phiếu để điều tra trực tiếp đối với học sinh sau khi dạy theo phương pháp đặt vấn đề để kiểm tra năng lực tự lực của học sinh (Sau khi học xong bài học).
- Bên cạnh đó, sử dụng kết hợp các phương pháp như trò chuyện, phỏng vấn học sinh, giáo viên; Điều tra trắc nghiệm; Quan sát thực tiễn.
- Cuối cùng lấy ý kiến của đồng nghiệp về việc xác định quy trình xây dựng câu hỏi thành công ở mức độ nào? (tốt, khá, hay chưa đạt). Bao nhiêu những câu hỏi sử dụng được, bao nhiêu những câu hỏi không sử dụng được.
IV. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
1. Thực trạng:
-Trong một thời gian dài, người thầy được trang bị phương pháp để truyền thụ tri thức cho học sinh theo quan hệ một chiều: Thầy truyền đạt, trò tiếp nhận. Ở một phương diện nào đó, khi sử dụng phương pháp này thì các em học sinh - một chủ thể của giờ dạy - đã “bị bỏ rơi” giáo viên là người sốt sắng và nỗ lực đi tìm chiếc chìa khoá mở cửa cái kho đựng kiến thức là cái đầu của học sinh, và ông ta đem bất kỳ một điều tốt đẹp nào của khoa học để chất đầy cái kho này theo phạm vi và khả năng của mình. Còn người học sinh là kẻ thụ động, ngoan ngoãn, cố gắng và thiếu tính độc lập.
Để chiếm được vị trí số một trong lớp, người học sinh phải có được không phải một tính ham hiểu biết khôn cùng của một trí tuệ sắc sảo mà phải có một trí nhớ tốt, phải thật cố gắng để đạt được điểm số cao trong tất cả các môn học. Ngoài ra, phải chăm lo sao cho quan điểm của chính mình phù hợp với quan điểm của thầy cô giáo nữa.
Đổi mới phương pháp giảng dạy không phải là tạo ra một phương pháp khác với cái cũ, để loại trừ cái cũ. Sự phát triển hay một cuộc cách mạng trong khoa học giáo dục thực chất là tạo được một tiền đề để cho những nhân tố tích cực của cái cũ vẫn có cơ hội phát triển mạnh mẽ hơn. Đồng thời tạo ra cái mới tiến bộ hơn, tốt hơn cái đã có. Nếu phương pháp dạy học cũ có một ưu điểm lớn là phát huy trí nhớ, tập cho học sinh làm theo một điều nào đó, thì phương pháp mới vẫn cần những ưu điểm trên.
Phát huy tính tích cực của học sinh thông qua hàng loạt các tác động của giáo viên là bản chất của phương pháp giảng dạy mới. Khi nói đến tính tích cực, chúng ta quan niệm là lòng mong muốn hành động được nảy sinh từ phía học sinh, được biểu hiện ra bên ngoài hay bên trong của sự hoạt động. Nhờ phát huy được tính tích cực mà học sinh không còn bị thụ động. Học sinh trở thành các cá nhân trong một tập thể mang khát vọng được khám phá, hiểu biết. Có thầy, cô thay việc “đọc, chép” bằng việc hỏi quá nhiều mà phần nhiều các câu hỏi ấy lại không tạo được “tình huống có vấn đề”. Có thể họ đã nghĩ sử dụng phương pháp dạy học mới là việc thay đọc chép bằng việc hỏi đáp. Hỏi đáp càng nhiều thì càng đổi mới!?
Mà ở đây chúng ta phải hướng cho học sinh sự tò mò ở những bức tranh , mô hình đó nói lên điều gì mà các em cần phải biết, phải tự mình phát hiện ra để từ đó các em thấy mình đã làm được một điều gì đó , có thể nói là một sự tìm kiếm thành công ,điều đó tăng sự tò mò , kích thích học hỏi , sáng tạo muốn tìm kiếm nhiều hơn nữa.
Qua nhiều năm giảng dạy bộ môn sinh học ở cấp THCS và qua những năm thực hiện thay sách đại trà từ lớp 6 đến lớp 9 , tôi có những nhận xét như sau :
Đối với các lớp thay sách 6, 7,8,9 đã phát huy tính tích cực của học sinh. Tuy nhiên tính tích cực chưa thể hiện đồng bộ đối với học sinh trong lớp. Điều này do việc học và chuẩn bị bài ở nhà của học sinh chưa chu đáo , học sinh khi trả lời câu hỏi còn dựa vào tóm tắt sách giáo khoa để trả lời. Hoạt động thảo luận nhóm chưa đảm bảo tính trật tự, nghiêm túc , các thành viên trong nhóm chưa thực sự cùng nhau bàn bạc mà còn dựa dẫm vào những học sinh khá , giỏi…Nhìn chung chưa phát huy được tính hoạt động tập thể.
Riêng lớp 9 ,khi tiếp xúc chương trình thay sách giáo khoa , học sinh phải đối mặt với một khối kiến thức hoàn toàn mới, riêng phần Di truyền và Biến dị kiến thức rất trừu tượng, đây là điểm bế tắc nhất mà việc nhận ra kiến thức mới là phải dựa vào thí nghiệm cũng như qua việc quan sát hình ảnh , kênh hình , đặc biệt trong chương II và III của phần Di truyền và Biến dị.
Nếu các em tự mình hoặc tự các thành viên trong nhóm phát hiện ra kiến thức mới mà không cần đợi giáo viên nêu lên thì các em sẽ thấy thích thú,hưng phấn vì nghĩ mình đã làm được , thấy được thông qua hình vẽ. từ đó sẽ kích thích sự tìm tòi , ham học hỏicủa học sinh, phát huy tính tích cực học tập của học sinh
Vậy việc áp dụng: ” PHƯƠNG PHÁP KHAI THÁC TRIỆT ĐỂ KÊNH HÌNH TRONG DẠY HỌC SINH HỌC ĐỂ PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CHỦ ĐỘNG SÁNG TẠO TRONG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH .” nhằm góp phần vào việc nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường
2. Kết quả của thực trạng trên:
Qua những tiết dạy của đầu năm học, tôi thấy trong quá trình học học sinh gặp phải một số khó khăn sau :
- Chưa tự phát hiện ra kiến thức mới thông qua hình vẽ, tranh ảnh trong sách giáo khoa
- Chưa tự trình bày kiến thức bằng lời thông qua mô hình , chỉ chờ vào giáo viên.
- Kiến thức thực tế đặc biệt là những kiến thức về môi trường là rất kém.
- Tỷ lệ học sinh yếu kém nhiều, học sinh khá giỏi ít.
Kết quả khảo sát đầu năm như sau:
Với thực trạng trên tôi mạnh dạn đưa ra phương pháp giúp học sinh tự khai thác kênh hình để phát hiện kiến thức mới.
B GIAI QUYẾT VẤN ĐỀ
I Một số giải pháp trong việc phát triển khả năng tự phát hiện kiến thức cho học sinh:
Trang bị sách giáo khoa và đồ dùng học tập:
Như ta đã biết sách giáo khoa là một tài liệu không thể thiếu trong học tập của học sinh. Không có sách giáo khoa thì học sinh không có tài liệu để tham khảo chưa nói đến nhiều bài trong sách giáo khoa được biên soạn theo thông tin tranh và phát vấn. Sách giáo khoa mới lượng kênh hình chiếm một vai trò hết sức quan trọng. Nó chiếm một lượng lớn kiến thức truyền tải cho học sinh. Trong phương pháp dạy học tích cực chủ động chiếm lĩnh kiến thức thì sách giáo khoa còn đóng vai trò hết sức quan trọng.
Theo thống kê những năm gần đây tỉ lệ học sinh thiếu sách giáo khoa và các tài liệu phục vụ học tập còn chiếm tỷ lệ cao mà nguyên nhân rất nhều như: Gia đình khó khăn không có tiền mua sách, do gia đình không quan tâm đến sách các môn phụ (Theo quan điểm môn sinh học hiện nay tại các vùng nông thôn) . . . .
Chính vì thế cần đảm bảo cho mỗi học sinh phải có đồ dùng học tập bằng các biện pháp sau đây:
- Phổ biến cho phụ huynh sự cần thiết của sách giao khoa trong tiếp thu kiến thức của các em trong buổi họp phụ huynh tổ chức đầu năm.
- Đối với những gia đình phụ huynh chưa hiểu hết tầm quan trọng của môn sinh học trong việc giáo dục cho học sinh từ đó phụ huynh mua sách cho các em
- Đối với những gia đình phụ huynh có hoàn cảnh khó khăn không có tiền mua sách cho các em tôi tổ chức vận động các học sinh khối trước cho những học sinh khối sau hoặc thành lập tổ tủ sách dùng chung.
- Đối với các thiết bị phục vụ thực hành, tận dụng các loại có sẵn ở địa phương để làm đồ dùng học tập.
- Đối với các tranh ảnh phục vụ cho bài thực hành, áp dụng dạy học tích hợp tôi cho học sinh vẽ thêm tranh ảnh để có thêm tài liệu và thông qua đó giúp các em yêu nghệ thuật hơn, đồng thời tăng cường khả năng tìm hiểu các yêu cầu bộ môn.
2. Đổi mới phương pháp dạy học:
Phương pháp dạy học là hình thức tổ chức dạy học của người thầy giáo. Trong dạy học tích cực hiện đang áp dụng hiện nay đòi hỏi mọi đối tượng học sinh đều được tham gia và đều tích cực hoạt động chiếm lĩnh tri thức. Giáo viên không những phải nắm vững tri thức, kiến thức mà còn phải nắm vững các đối tượng học sinh. Bên cạnh đó phải chuẩn bị hệ thống câu hỏi phát vấn để phù hợp với các đối tượng học sinh khối lớp. Giáo viên phải :giúp học sinh khai thác hết những kiến thức mà hình vẽ , tranh ảnh hoặc mô hình đó đã thể hiện mà theo yêu cầu cần nắm được.
Trong đổi mới phương pháp dạy học môn sinh học cũng như nhiều bộ môn khác đó là cả một vấn đề.
Trong phạm vi của một sáng kiến kinh nghiệm tôi chỉ nói về cách sử dụng kênh hình trong dạy học môn sinh học lớp 9 như sau:
a. Kênh hình khi sử dụng làm thông tin cần có các yêu cầu:
* Đối với hình ảnh được in trong sách giáo khoa:
Giáo viên sử dụng phần lớn trong trong một hoạt động tổ chức dạy học, khi đó các em thường có đầy đủ nên ít chú ý quan sát dẫn đến nội dung tranh không được tận dụng triệt để. Khi sử dụng giáo viên cần chú ý:
+ Giáo viên cần giúp học sinh nắm được một số nội dung của bức tranh một cách sơ bộ( giới thiệu sơ qua về bức tranh)
Ví dụ : Trong bài “ Nhiễm sắc thể “ để nắm được tính đặc trưng của bộ NST thì giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình 8.1 , hình 8.2 kết hợp với tranh vẽ của giáo viên , sau đó giới thiệu :
Trong tế bào NST tồn tại từng cặp tương đồng.
Hình 8.2 là bộ NST của ruồi giấm .
Qua giới thiệu học sinh sẽ tự thấy được : Trong tế bào các NST luôn tồn tại thành từng cặp tương đồng tức là gồm 2 chiếc giống nhau về hình dạng và kích thước ( NST thường) hoặc không tương đồng( NST giới tính ), màu sắc khác nhau chứng tỏ chúng có nguồn gốc khác nhau ( 1 từ bố , 1 từ mẹ) .
Tính đặc trưng của bộ nhiễm sắc thể thể hiện thông qua hình 8.2 và bảng thông tin , đó là : Bộ NST của mỗi loài đặc trưng về số lượng và hình dạng.
+ Giáo viên phải đặt câu hỏi đầu vừa mang tính khái quát vừa mang tính chi tiết :
Ví dụ : Trong bài: “ Nguyên phân “ Sau khi cho học sinh quan sát tranh hình 9.1 , 9.2 – Sự biến đổi hình thái của NST trong chu kì tế bào. Giáo viên đặt câu hỏi:
Chu kì tế bào gồm những giai đoạn nào ?
Trong chu kì tế bào hình thái NST biến đổi ra sao?
Từ những câu hỏi này thông qua tranh và hình vẽ , học sinh sẽ thấy được : một chu kì tế bào gồm 1 giai đoạn chuẩn bị ( kì trung gian )và quá trình nguyên phân ( gồm 4 kì)
Thông qua tranh học sinh cũng thấy được : hình thái của NST thay đổi liên tục trong chu kì tế bào , đó là sự đóng xoắn và duỗi xoắn. Đặc biệt đóng xoắn cực đại ở kì giữa và duỗi tối đa ở kì trung gian làm cho NST có dạng sợi mãnh.
Từ quan sát khái quát giáo viên giúp học sinh nắm được phần chính bức tranh qua đó hướng dẫn các em quan sát các chi tiết và khắc sâu ý chính.
Ví dụ: Khi dạy bài “ Mối quan hệ giữa gen và tính trạng”
Phần 1: Mối quan hệ giữa A RN và prôtêin: thông qua mối quan hệ này kết hợp với những kién thức đã học ở những tiết trước học sinh sẽ nắm được mối quan hệ giữa gen và tính trạng. Tuy nhiên để thấy được điều này thì học sinh phải hiểu được sự tạo thành chuỗi axít amin thông qua mô hình động cũng như tranh vẽ thì từ đó mới thấy được gen quy định tính trạng như thế nào.
Khi quan sát mô hình cũng như tranh vẽ thì số học sinh đọc được nội dung kiến thức hàm chứa trong đó là rất ít, chính vì thế giáo viên sẽ là người dẫn dắt cho các em phát hiện kiến thức bằng một số câu hỏi gợi ý như:
- Axít amin từ môi trường được đưa đến ribôxôm nhờ đâu? Và đến ribôxôm để làm gì?
- Một a xít amin tương ứng với mấy nuclêôtit trên ARNm
- A xit amin là đơn phân của loại phân tử nào?
Một số câu hỏi trên giáo viên sẽ cho học sinh hoạt động nhóm để nêu đồng thời kết hợp với việc mô tả bằng mô hình học sinh sẽ nắm được :
A RN là cấu trúc trung gian để truyền đạt thông tin quy định cấu trúc của prôtêin từ gen( trong nhân tế bào) ra chất tế bào. Từ đó học sinh cũng sẽ thấy được gen là khuôn mẫu gốc để tổng hợp prôtêin.
- Qua sự quan sát tranh và hệ thống câu hỏi của giáo viên học sinh thảo luận và tự tìm ra được nội dung của hoạt động. Yêu cầu khi đặt câu hỏi không quá tỉ mẫn và chi tiết mà các câu hỏi tránh học sinh học vẹt theo kênh chữ sách giáo khoa sẽ không khắc sâu kiến thức.
Ví dụ : Khi dạy phần : “Cấu trúc không gian của phân tử A DN “ giáo viên phải để cho học sinh tự phát hiện được cấu trúc không gian của A DN ( thông qua mô hình cấu trúc một đoạn của phân tử A DN): A DN gồm 2 mạch đơn song song xoắn đều quanh 1 trục theo chiều từ trái sang phải. Trên mỗi mạch có các nu A_T_G_X. Các nu giữa 2 mạch liên kết với nhau thành từng cặp theo NTBS: A-T ; G-X .
* Đối với các tranh giáo viên sử dụng trên bảng( dùng chung cho cả lớp )
- Yêu cầu tranh phải có độ chính xác tương đối cao, vừa có thẫm mĩ , kích thước tranh phải đủ lớn để các em ngồi tại các vị trí khác nhau đều có thể nhìn rõ.
- Tranh tránh tô màu lòe loẹt, tô màu không hợp lí thực tiễn dễ làm cho học sinh phân tán trọng tâm kiến thức cần truyền đạt.
- Tranh sử dụng làm thiết bị phải được giữ kín đến đúng hoạt động mới được cho học sinh quan sát . Tránh để học sinh quan sát nhiều lần sẽ bình phẩm về mĩ thuật là chính ít để ý đến nội dung bức tranh cần truyền đạt.
- Khi sử dụng tranh giáo viên cần chú ý đến thời điềm xuất hiện của bức tranh và thời gian lưu trên bảng của tranh .Sau khi quan sát xong, học sinh đã trả lời được nội dung của bức tranh cần truyền đạt, giáo viên phải cất ngay , tránh tình trạng lưu tranh thời gian lâu học sinh sẽ bị phân tán ở các hoạt động khác.
b. Một số lưu ý khi sử dụng kênh hình trong giảng dạy:
- Hệ thống câu hỏi phát vấn phải được chuẩn bị chi tiết với tất cả các đối tượng học sinh.
-Những câu hỏi dễ và khái quát nên cho các nhóm đối tượng yếu và trung bình trả lời. Các câu hỏi này nên tung ra ở phần đầu hoạt động.
- Những câu hỏi chi tiết và những câu hỏi khó (mở rộng )dành cho các đối tượng khá ,giỏi.
-Tất cả các đối tựơng( Nhóm) đều được hỏi phát vấn ở các mức độ khác nhau sẽ làm cho ttất cả các em đều được làm việc , từ đó các em không làm việc riêng, không quan sát hoặc phân tán.
- Khi phát vấn câu hỏi thứ tự các câu hỏi có thể thay đổi trước sau nhưng không thể thay đổi đối tượng được hỏi phát vấn dễ làm học sinh chán học
II.Một số kết quả bước đầu:
Sau khi sử dụng kênh hình trong dạy học sinh học 9 ở 2 chương của phần Di truyền và Biến dị một cách hợp lí tôi đã thu được một số kết quả bước đầu khả quan thông qua việc kiểm tra hết chương như sau:
- Qua kiểm tra học kì I khối tôi dạy số lượng học sinh khá giỏi đã tăng so với năm học trước, số học sinh yếu kém giảm so với cùng kì. Đây là một tín hiệu đáng mừng trong việc nâng cao hiệu quả đào tạo môn sinh tại các trường THCS hiện nay.
Sau khi áp dụng phương pháp này vào dạy học sinh học 9 đã kích thích được ý thức tự giác tìm tòi kiến thức mới của học sinh. Các em ham học hỏi , hứng thú chuẩn bị bài ở nhà thông qua các tranh ảnh trong sách giáo khoa dưới sự hướng dẫn của giáo viên , ở lớp các em năng động , sáng tạo đưa ra nhiều câu hỏi thắc mắc để nắm sâu hơn kiến thức của bài học. Chính vì thế phong trào học tập của tập thể sôi động và tiến bộ hơn
C. KẾT LUẬN
1. Tính khả thi của đề tài :
- Tranh ảnh phục vụ cho việc dạy học còn hạn chế nên việc phát hiện kiến thức qua tranh ảnh chưa được phát huy mà chỉ dựa vào thông tin là kênh chữ , chính vì thế học sinh nắm kiến thức không sâu , dễ mang tính học vẹt.
- Một số ít học sinh yếu kém chưa tự mình nhận biết kiến thức kênh hình mà còn phụ thuộc vào các bạn khá giỏi nên việc hoạt động nhóm chưa đem lại hiệu quả cao.
2. Tồn tại :
3. Kiến nghị:
- Phòng thiết bị cung cấp nhiều tranh ảnh , mô hình phục vụ cho các hoạt động dạy học.
- Băng đĩa có liên quan đến việc phát hiện kiến thức của học sinh.
- Khi viết sáng kiến này tôi đã rất cố gắng để hoàn thành và mong muốn đem lại tính khả thi cao nhưng không tránh khỏi có những sai sót. Rất mong sự góp ý của quý thầy cô, đồng nghiệp để sáng kiến này hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cám ơn quý thầy cô
chúc thầy cô sức khỏe và thành đạt
TRƯỜNG THCS BÌNH HÒA
ĐỀ TÀI
PHƯƠNG PHÁP KHAI THÁC TRIỆT ĐỂ KÊNH HÌNH TRONG
DẠY HỌC SINH HỌC ĐỂ PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CHỦ ĐỘNG SÁNG TẠO TRONG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH
A. Mở đầu
I. Lí do chọn đề tài
1. Cơ sở lí luận:
Ngày nay khối lượng tri thức khoa học trên thế giới khám phá ra ngày càng tăng như vũ bão nên chúng ta không thể hi vọng rằng trong thời gian nhất định ở trường phổ thông mà có thể cung cấp cho học sinh một kho tàng tri thức khổng lồ mà loài người đã tích luỹ được. Vì vậy nhiệm vụ của người giáo viên ngày nay không những phải cung cấp cho học sinh một vốn tri thức cơ bản mà điều quan trọng là còn phải trang bị cho học sinh khả năng tự làm việc, tự nghiên cứu để tìm hiểu và nắm bắt tri thức. Nếu chúng ta sử dụng phương pháp “thầyđọc - trò chép ’’ tóm tắt sách giáo khoa để dạy học thì mục tiêu trên khó có thể đạt được.
Sinh học là một bộ môn khó và mang tính chất trừu tượng cao vì nó nghiên cứu về các cơ thể sống, các quá trình sống và đặc biệt nó gắn liền với hoạt động thực tiễn của con người. Vì vậy nắm bắt tốt các kiến thức sinh học sẽ góp phần nâng cao đời sống loài người. Do đó việc tìm ra phương pháp nâng cao chất lượng dạy học là một vấn đề cực kì quan trọng.
Mặt khác , theo yêu cầu của chương trình mới : phöông phaùp giaùo duïc phoå thoâng phaûi phaùt huy tính tích cöïc, töï giaùc, chuû ñoäng saùng taïo cuûa hoïc sinh; phuø hôïp vôùi ñaëc ñieåm cuûa töøng lôùp hoïc, moân hoïc ; boài döôõng phöông phaùp töï hoïc, reøn luyeän kyõ naêng vaän duïng kieán thöùc vaøo thöïc tieãn, taùc ñoäng ñeán tình caûm, ñem laïi nieàm vui, höùng thuù hoïc taäp cho hoïc sinh.
Như ta đã biết sách giáo khoa mới chương trình bậc THCS nói chung ( cho tất cả các môn) và môn sinh học nói riêng hiện đang sử dụng tại các trường a truyền tải kiến thức cho học sinh như : Kênh chữ , kênh hình , thí nghiệm thực hành…Để truyền tải kiến thức một cách đầy đủ cho học sinh đòi hỏi người giáo viên phải dụng các kênh thông tin như thế nào đạt hiệu quả nhất , trong đó việc khai thác triệt để kênh hình vẫn là nội dung cần chú ý quan tâm.
Với những lí do trên tôi suy nghĩ và đã mạnh dạng đưa ra : PHƯƠNG PHÁP KHAI THÁC TRIỆT ĐỂ KÊNH HÌNH TRONG DẠY HỌC SINH HỌC ĐỂ PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CHỦ ĐỘNG SÁNG TẠO TRONG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH
2. Thực tiễn:
Mặc dù sách giáo khoa đã thay nhiều năm, trong đó có nhiều thông tin kiến thức được thể hiện trên kênh hình yêu cầu HS phải tự phát hiện . Tuy nhiên HS vẫn còn mang nặng tính thụ động, chỉ chờ vào sự phân tích giảng giải của giáo viên , hs ghi bảng về nhà học vẹt . Chính vì thế hs hiểu bài mang tính áp đặt , không hiểu một cách tường tận nên bài học khó thuộc và dễ quên.
Nhiều HS không mạnh dạn trình bày ý kiến của mình trước đám đông , còn rụt rè nhút nhát.
II. Nhiệm vụ của đề tài :
Thực hiện theo chương trình mới đó là lấy hs làm trung tâm , gv chỉ là người hướng dẫn có hiệu quả. Nhằm phát huy tích tích cực chủ động tìm hiểu kiến thức của hs .
Tạo cho HS có sự hứng thú trong việc học tập môn học , tự tin tìm tòi kiến thức mới thông qua quan sát thực tế và kênh hình.
III. Phương pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu lí thuyết: Nghiên cứu các đề tài có liên quan đến vấn đề xây dựng câu hỏi. Đọc những tài liệu về đổi mới phương pháp dạy học. Đọc thêm các loại sách tham khảo, sách hướng dẫn, sách nâng cao về bộ môn sinh học
Điều tra: Sử dụng phiếu để điều tra gián tiếp hoặc trực tiếp trao đổi với giáo viên về việc xây dựng câu hỏi theo hướng phát huy năng lực tự lực của học sinh (Thông qua sinh hoạt tổ chuyên môn). Sử dụng phiếu để điều tra trực tiếp đối với học sinh sau khi dạy theo phương pháp đặt vấn đề để kiểm tra năng lực tự lực của học sinh (Sau khi học xong bài học).
- Bên cạnh đó, sử dụng kết hợp các phương pháp như trò chuyện, phỏng vấn học sinh, giáo viên; Điều tra trắc nghiệm; Quan sát thực tiễn.
- Cuối cùng lấy ý kiến của đồng nghiệp về việc xác định quy trình xây dựng câu hỏi thành công ở mức độ nào? (tốt, khá, hay chưa đạt). Bao nhiêu những câu hỏi sử dụng được, bao nhiêu những câu hỏi không sử dụng được.
IV. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
1. Thực trạng:
-Trong một thời gian dài, người thầy được trang bị phương pháp để truyền thụ tri thức cho học sinh theo quan hệ một chiều: Thầy truyền đạt, trò tiếp nhận. Ở một phương diện nào đó, khi sử dụng phương pháp này thì các em học sinh - một chủ thể của giờ dạy - đã “bị bỏ rơi” giáo viên là người sốt sắng và nỗ lực đi tìm chiếc chìa khoá mở cửa cái kho đựng kiến thức là cái đầu của học sinh, và ông ta đem bất kỳ một điều tốt đẹp nào của khoa học để chất đầy cái kho này theo phạm vi và khả năng của mình. Còn người học sinh là kẻ thụ động, ngoan ngoãn, cố gắng và thiếu tính độc lập.
Để chiếm được vị trí số một trong lớp, người học sinh phải có được không phải một tính ham hiểu biết khôn cùng của một trí tuệ sắc sảo mà phải có một trí nhớ tốt, phải thật cố gắng để đạt được điểm số cao trong tất cả các môn học. Ngoài ra, phải chăm lo sao cho quan điểm của chính mình phù hợp với quan điểm của thầy cô giáo nữa.
Đổi mới phương pháp giảng dạy không phải là tạo ra một phương pháp khác với cái cũ, để loại trừ cái cũ. Sự phát triển hay một cuộc cách mạng trong khoa học giáo dục thực chất là tạo được một tiền đề để cho những nhân tố tích cực của cái cũ vẫn có cơ hội phát triển mạnh mẽ hơn. Đồng thời tạo ra cái mới tiến bộ hơn, tốt hơn cái đã có. Nếu phương pháp dạy học cũ có một ưu điểm lớn là phát huy trí nhớ, tập cho học sinh làm theo một điều nào đó, thì phương pháp mới vẫn cần những ưu điểm trên.
Phát huy tính tích cực của học sinh thông qua hàng loạt các tác động của giáo viên là bản chất của phương pháp giảng dạy mới. Khi nói đến tính tích cực, chúng ta quan niệm là lòng mong muốn hành động được nảy sinh từ phía học sinh, được biểu hiện ra bên ngoài hay bên trong của sự hoạt động. Nhờ phát huy được tính tích cực mà học sinh không còn bị thụ động. Học sinh trở thành các cá nhân trong một tập thể mang khát vọng được khám phá, hiểu biết. Có thầy, cô thay việc “đọc, chép” bằng việc hỏi quá nhiều mà phần nhiều các câu hỏi ấy lại không tạo được “tình huống có vấn đề”. Có thể họ đã nghĩ sử dụng phương pháp dạy học mới là việc thay đọc chép bằng việc hỏi đáp. Hỏi đáp càng nhiều thì càng đổi mới!?
Mà ở đây chúng ta phải hướng cho học sinh sự tò mò ở những bức tranh , mô hình đó nói lên điều gì mà các em cần phải biết, phải tự mình phát hiện ra để từ đó các em thấy mình đã làm được một điều gì đó , có thể nói là một sự tìm kiếm thành công ,điều đó tăng sự tò mò , kích thích học hỏi , sáng tạo muốn tìm kiếm nhiều hơn nữa.
Qua nhiều năm giảng dạy bộ môn sinh học ở cấp THCS và qua những năm thực hiện thay sách đại trà từ lớp 6 đến lớp 9 , tôi có những nhận xét như sau :
Đối với các lớp thay sách 6, 7,8,9 đã phát huy tính tích cực của học sinh. Tuy nhiên tính tích cực chưa thể hiện đồng bộ đối với học sinh trong lớp. Điều này do việc học và chuẩn bị bài ở nhà của học sinh chưa chu đáo , học sinh khi trả lời câu hỏi còn dựa vào tóm tắt sách giáo khoa để trả lời. Hoạt động thảo luận nhóm chưa đảm bảo tính trật tự, nghiêm túc , các thành viên trong nhóm chưa thực sự cùng nhau bàn bạc mà còn dựa dẫm vào những học sinh khá , giỏi…Nhìn chung chưa phát huy được tính hoạt động tập thể.
Riêng lớp 9 ,khi tiếp xúc chương trình thay sách giáo khoa , học sinh phải đối mặt với một khối kiến thức hoàn toàn mới, riêng phần Di truyền và Biến dị kiến thức rất trừu tượng, đây là điểm bế tắc nhất mà việc nhận ra kiến thức mới là phải dựa vào thí nghiệm cũng như qua việc quan sát hình ảnh , kênh hình , đặc biệt trong chương II và III của phần Di truyền và Biến dị.
Nếu các em tự mình hoặc tự các thành viên trong nhóm phát hiện ra kiến thức mới mà không cần đợi giáo viên nêu lên thì các em sẽ thấy thích thú,hưng phấn vì nghĩ mình đã làm được , thấy được thông qua hình vẽ. từ đó sẽ kích thích sự tìm tòi , ham học hỏicủa học sinh, phát huy tính tích cực học tập của học sinh
Vậy việc áp dụng: ” PHƯƠNG PHÁP KHAI THÁC TRIỆT ĐỂ KÊNH HÌNH TRONG DẠY HỌC SINH HỌC ĐỂ PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CHỦ ĐỘNG SÁNG TẠO TRONG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH .” nhằm góp phần vào việc nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường
2. Kết quả của thực trạng trên:
Qua những tiết dạy của đầu năm học, tôi thấy trong quá trình học học sinh gặp phải một số khó khăn sau :
- Chưa tự phát hiện ra kiến thức mới thông qua hình vẽ, tranh ảnh trong sách giáo khoa
- Chưa tự trình bày kiến thức bằng lời thông qua mô hình , chỉ chờ vào giáo viên.
- Kiến thức thực tế đặc biệt là những kiến thức về môi trường là rất kém.
- Tỷ lệ học sinh yếu kém nhiều, học sinh khá giỏi ít.
Kết quả khảo sát đầu năm như sau:
Với thực trạng trên tôi mạnh dạn đưa ra phương pháp giúp học sinh tự khai thác kênh hình để phát hiện kiến thức mới.
B GIAI QUYẾT VẤN ĐỀ
I Một số giải pháp trong việc phát triển khả năng tự phát hiện kiến thức cho học sinh:
Trang bị sách giáo khoa và đồ dùng học tập:
Như ta đã biết sách giáo khoa là một tài liệu không thể thiếu trong học tập của học sinh. Không có sách giáo khoa thì học sinh không có tài liệu để tham khảo chưa nói đến nhiều bài trong sách giáo khoa được biên soạn theo thông tin tranh và phát vấn. Sách giáo khoa mới lượng kênh hình chiếm một vai trò hết sức quan trọng. Nó chiếm một lượng lớn kiến thức truyền tải cho học sinh. Trong phương pháp dạy học tích cực chủ động chiếm lĩnh kiến thức thì sách giáo khoa còn đóng vai trò hết sức quan trọng.
Theo thống kê những năm gần đây tỉ lệ học sinh thiếu sách giáo khoa và các tài liệu phục vụ học tập còn chiếm tỷ lệ cao mà nguyên nhân rất nhều như: Gia đình khó khăn không có tiền mua sách, do gia đình không quan tâm đến sách các môn phụ (Theo quan điểm môn sinh học hiện nay tại các vùng nông thôn) . . . .
Chính vì thế cần đảm bảo cho mỗi học sinh phải có đồ dùng học tập bằng các biện pháp sau đây:
- Phổ biến cho phụ huynh sự cần thiết của sách giao khoa trong tiếp thu kiến thức của các em trong buổi họp phụ huynh tổ chức đầu năm.
- Đối với những gia đình phụ huynh chưa hiểu hết tầm quan trọng của môn sinh học trong việc giáo dục cho học sinh từ đó phụ huynh mua sách cho các em
- Đối với những gia đình phụ huynh có hoàn cảnh khó khăn không có tiền mua sách cho các em tôi tổ chức vận động các học sinh khối trước cho những học sinh khối sau hoặc thành lập tổ tủ sách dùng chung.
- Đối với các thiết bị phục vụ thực hành, tận dụng các loại có sẵn ở địa phương để làm đồ dùng học tập.
- Đối với các tranh ảnh phục vụ cho bài thực hành, áp dụng dạy học tích hợp tôi cho học sinh vẽ thêm tranh ảnh để có thêm tài liệu và thông qua đó giúp các em yêu nghệ thuật hơn, đồng thời tăng cường khả năng tìm hiểu các yêu cầu bộ môn.
2. Đổi mới phương pháp dạy học:
Phương pháp dạy học là hình thức tổ chức dạy học của người thầy giáo. Trong dạy học tích cực hiện đang áp dụng hiện nay đòi hỏi mọi đối tượng học sinh đều được tham gia và đều tích cực hoạt động chiếm lĩnh tri thức. Giáo viên không những phải nắm vững tri thức, kiến thức mà còn phải nắm vững các đối tượng học sinh. Bên cạnh đó phải chuẩn bị hệ thống câu hỏi phát vấn để phù hợp với các đối tượng học sinh khối lớp. Giáo viên phải :giúp học sinh khai thác hết những kiến thức mà hình vẽ , tranh ảnh hoặc mô hình đó đã thể hiện mà theo yêu cầu cần nắm được.
Trong đổi mới phương pháp dạy học môn sinh học cũng như nhiều bộ môn khác đó là cả một vấn đề.
Trong phạm vi của một sáng kiến kinh nghiệm tôi chỉ nói về cách sử dụng kênh hình trong dạy học môn sinh học lớp 9 như sau:
a. Kênh hình khi sử dụng làm thông tin cần có các yêu cầu:
* Đối với hình ảnh được in trong sách giáo khoa:
Giáo viên sử dụng phần lớn trong trong một hoạt động tổ chức dạy học, khi đó các em thường có đầy đủ nên ít chú ý quan sát dẫn đến nội dung tranh không được tận dụng triệt để. Khi sử dụng giáo viên cần chú ý:
+ Giáo viên cần giúp học sinh nắm được một số nội dung của bức tranh một cách sơ bộ( giới thiệu sơ qua về bức tranh)
Ví dụ : Trong bài “ Nhiễm sắc thể “ để nắm được tính đặc trưng của bộ NST thì giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình 8.1 , hình 8.2 kết hợp với tranh vẽ của giáo viên , sau đó giới thiệu :
Trong tế bào NST tồn tại từng cặp tương đồng.
Hình 8.2 là bộ NST của ruồi giấm .
Qua giới thiệu học sinh sẽ tự thấy được : Trong tế bào các NST luôn tồn tại thành từng cặp tương đồng tức là gồm 2 chiếc giống nhau về hình dạng và kích thước ( NST thường) hoặc không tương đồng( NST giới tính ), màu sắc khác nhau chứng tỏ chúng có nguồn gốc khác nhau ( 1 từ bố , 1 từ mẹ) .
Tính đặc trưng của bộ nhiễm sắc thể thể hiện thông qua hình 8.2 và bảng thông tin , đó là : Bộ NST của mỗi loài đặc trưng về số lượng và hình dạng.
+ Giáo viên phải đặt câu hỏi đầu vừa mang tính khái quát vừa mang tính chi tiết :
Ví dụ : Trong bài: “ Nguyên phân “ Sau khi cho học sinh quan sát tranh hình 9.1 , 9.2 – Sự biến đổi hình thái của NST trong chu kì tế bào. Giáo viên đặt câu hỏi:
Chu kì tế bào gồm những giai đoạn nào ?
Trong chu kì tế bào hình thái NST biến đổi ra sao?
Từ những câu hỏi này thông qua tranh và hình vẽ , học sinh sẽ thấy được : một chu kì tế bào gồm 1 giai đoạn chuẩn bị ( kì trung gian )và quá trình nguyên phân ( gồm 4 kì)
Thông qua tranh học sinh cũng thấy được : hình thái của NST thay đổi liên tục trong chu kì tế bào , đó là sự đóng xoắn và duỗi xoắn. Đặc biệt đóng xoắn cực đại ở kì giữa và duỗi tối đa ở kì trung gian làm cho NST có dạng sợi mãnh.
Từ quan sát khái quát giáo viên giúp học sinh nắm được phần chính bức tranh qua đó hướng dẫn các em quan sát các chi tiết và khắc sâu ý chính.
Ví dụ: Khi dạy bài “ Mối quan hệ giữa gen và tính trạng”
Phần 1: Mối quan hệ giữa A RN và prôtêin: thông qua mối quan hệ này kết hợp với những kién thức đã học ở những tiết trước học sinh sẽ nắm được mối quan hệ giữa gen và tính trạng. Tuy nhiên để thấy được điều này thì học sinh phải hiểu được sự tạo thành chuỗi axít amin thông qua mô hình động cũng như tranh vẽ thì từ đó mới thấy được gen quy định tính trạng như thế nào.
Khi quan sát mô hình cũng như tranh vẽ thì số học sinh đọc được nội dung kiến thức hàm chứa trong đó là rất ít, chính vì thế giáo viên sẽ là người dẫn dắt cho các em phát hiện kiến thức bằng một số câu hỏi gợi ý như:
- Axít amin từ môi trường được đưa đến ribôxôm nhờ đâu? Và đến ribôxôm để làm gì?
- Một a xít amin tương ứng với mấy nuclêôtit trên ARNm
- A xit amin là đơn phân của loại phân tử nào?
Một số câu hỏi trên giáo viên sẽ cho học sinh hoạt động nhóm để nêu đồng thời kết hợp với việc mô tả bằng mô hình học sinh sẽ nắm được :
A RN là cấu trúc trung gian để truyền đạt thông tin quy định cấu trúc của prôtêin từ gen( trong nhân tế bào) ra chất tế bào. Từ đó học sinh cũng sẽ thấy được gen là khuôn mẫu gốc để tổng hợp prôtêin.
- Qua sự quan sát tranh và hệ thống câu hỏi của giáo viên học sinh thảo luận và tự tìm ra được nội dung của hoạt động. Yêu cầu khi đặt câu hỏi không quá tỉ mẫn và chi tiết mà các câu hỏi tránh học sinh học vẹt theo kênh chữ sách giáo khoa sẽ không khắc sâu kiến thức.
Ví dụ : Khi dạy phần : “Cấu trúc không gian của phân tử A DN “ giáo viên phải để cho học sinh tự phát hiện được cấu trúc không gian của A DN ( thông qua mô hình cấu trúc một đoạn của phân tử A DN): A DN gồm 2 mạch đơn song song xoắn đều quanh 1 trục theo chiều từ trái sang phải. Trên mỗi mạch có các nu A_T_G_X. Các nu giữa 2 mạch liên kết với nhau thành từng cặp theo NTBS: A-T ; G-X .
* Đối với các tranh giáo viên sử dụng trên bảng( dùng chung cho cả lớp )
- Yêu cầu tranh phải có độ chính xác tương đối cao, vừa có thẫm mĩ , kích thước tranh phải đủ lớn để các em ngồi tại các vị trí khác nhau đều có thể nhìn rõ.
- Tranh tránh tô màu lòe loẹt, tô màu không hợp lí thực tiễn dễ làm cho học sinh phân tán trọng tâm kiến thức cần truyền đạt.
- Tranh sử dụng làm thiết bị phải được giữ kín đến đúng hoạt động mới được cho học sinh quan sát . Tránh để học sinh quan sát nhiều lần sẽ bình phẩm về mĩ thuật là chính ít để ý đến nội dung bức tranh cần truyền đạt.
- Khi sử dụng tranh giáo viên cần chú ý đến thời điềm xuất hiện của bức tranh và thời gian lưu trên bảng của tranh .Sau khi quan sát xong, học sinh đã trả lời được nội dung của bức tranh cần truyền đạt, giáo viên phải cất ngay , tránh tình trạng lưu tranh thời gian lâu học sinh sẽ bị phân tán ở các hoạt động khác.
b. Một số lưu ý khi sử dụng kênh hình trong giảng dạy:
- Hệ thống câu hỏi phát vấn phải được chuẩn bị chi tiết với tất cả các đối tượng học sinh.
-Những câu hỏi dễ và khái quát nên cho các nhóm đối tượng yếu và trung bình trả lời. Các câu hỏi này nên tung ra ở phần đầu hoạt động.
- Những câu hỏi chi tiết và những câu hỏi khó (mở rộng )dành cho các đối tượng khá ,giỏi.
-Tất cả các đối tựơng( Nhóm) đều được hỏi phát vấn ở các mức độ khác nhau sẽ làm cho ttất cả các em đều được làm việc , từ đó các em không làm việc riêng, không quan sát hoặc phân tán.
- Khi phát vấn câu hỏi thứ tự các câu hỏi có thể thay đổi trước sau nhưng không thể thay đổi đối tượng được hỏi phát vấn dễ làm học sinh chán học
II.Một số kết quả bước đầu:
Sau khi sử dụng kênh hình trong dạy học sinh học 9 ở 2 chương của phần Di truyền và Biến dị một cách hợp lí tôi đã thu được một số kết quả bước đầu khả quan thông qua việc kiểm tra hết chương như sau:
- Qua kiểm tra học kì I khối tôi dạy số lượng học sinh khá giỏi đã tăng so với năm học trước, số học sinh yếu kém giảm so với cùng kì. Đây là một tín hiệu đáng mừng trong việc nâng cao hiệu quả đào tạo môn sinh tại các trường THCS hiện nay.
Sau khi áp dụng phương pháp này vào dạy học sinh học 9 đã kích thích được ý thức tự giác tìm tòi kiến thức mới của học sinh. Các em ham học hỏi , hứng thú chuẩn bị bài ở nhà thông qua các tranh ảnh trong sách giáo khoa dưới sự hướng dẫn của giáo viên , ở lớp các em năng động , sáng tạo đưa ra nhiều câu hỏi thắc mắc để nắm sâu hơn kiến thức của bài học. Chính vì thế phong trào học tập của tập thể sôi động và tiến bộ hơn
C. KẾT LUẬN
1. Tính khả thi của đề tài :
- Tranh ảnh phục vụ cho việc dạy học còn hạn chế nên việc phát hiện kiến thức qua tranh ảnh chưa được phát huy mà chỉ dựa vào thông tin là kênh chữ , chính vì thế học sinh nắm kiến thức không sâu , dễ mang tính học vẹt.
- Một số ít học sinh yếu kém chưa tự mình nhận biết kiến thức kênh hình mà còn phụ thuộc vào các bạn khá giỏi nên việc hoạt động nhóm chưa đem lại hiệu quả cao.
2. Tồn tại :
3. Kiến nghị:
- Phòng thiết bị cung cấp nhiều tranh ảnh , mô hình phục vụ cho các hoạt động dạy học.
- Băng đĩa có liên quan đến việc phát hiện kiến thức của học sinh.
- Khi viết sáng kiến này tôi đã rất cố gắng để hoàn thành và mong muốn đem lại tính khả thi cao nhưng không tránh khỏi có những sai sót. Rất mong sự góp ý của quý thầy cô, đồng nghiệp để sáng kiến này hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cám ơn quý thầy cô
chúc thầy cô sức khỏe và thành đạt
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Huỳnh Hữu Hạnh
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)