Sang kien kinh nghiem

Chia sẻ bởi Vũ Đình Quân | Ngày 09/10/2018 | 30

Chia sẻ tài liệu: Sang kien kinh nghiem thuộc Toán học 3

Nội dung tài liệu:


A. Phần mở đầu
I. Lí do chọn đề tài
Môn toán là một trong những môn học được quy định bắt buộc trong kế hoạch giáo dục và đào tạo ở bậc Tiểu học, là môn học góp phần quan trọng vào việc rèn luyện và phát triển tư duy lôgíc ở các em nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh tiểu học. Trong chương trình tiểu học mới các nội dung yếu tố đại số được tích hợp trong số học, góp phần nâng tầm khái quát hoá của nội dung số học và tăng điều kiện thực hành, vận dụng kiến thức số học, nhằm phát huy tối đa tư duy lôgic toán ở mỗi học sinh.
Biểu thức là mảng kiến thức của vấn đề các yếu tố đại số. ở Tiểu học không định nghĩa khái niệm biểu thức mà chỉ giới thiệu "hình thức thể hiện" là các số, các chữ liên kết bởi dấu các phép tính. Mục tiêu chủ yếu của môn toán ở Tiểu học là bồi dưỡng kĩ năng tính toán, người học phải thực hiện thành thạo 4 phép tính cộng, trừ, nhân, chia. ở Tiểu học vấn đề biểu thức được giới thiệu ngay từ lớp 1 thông qua phép cộng, trừ. Đến cuối lớp 2 dạy học về phép nhân, phép chia. Vấn đề biểu thức bắt đầu từ lớp 3 đã trở nên phức tạp hơn đòi hỏi học sinh phải tư duy cao hơn, thứ tự thực hiện phép tính trong một biểu thức chứa nhiều dấu và nhiều số hơn. Trong giờ dạy vấn đề biểu thức giáo viên chưa thật sự cảm thấy hứng thú với vấn đề thực hiện biểu thức.
Vấn đề biểu thức được giới thiệu ngay từ Tiểu học thế nhưng trong báo Toán học tuổi trẻ Số 1 năm 1998 có 1 học sinh PTCS hỏi:
"Khi viết A : B x C thường hiểu là A hay A x C
B x C B
Vậy tại sao học sinh PTCS lại không thực hiện thứ tự phép tính đó được. Theo tôi nghĩ nguyên nhân chính ở đây là do kỹ năng thực hành về mảng biểu thức của học sinh còn kém. Chưa nắm chắc quy tắc thứ tự thực hiện các phép tính, chính vì thế mà tôi chọn đề tài: "Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy học Tính giá trị biểu thức ở lớp 3".
Qua đề tài này tôi muốn hệ thống hoá nội dung, mức độ về vấn đề biểu thức trong chương trình toán 3. Từ đó đưa ra một số phương pháp dạy học nhằm tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn toán ở lớp 3.
II. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Tìm hiểu cấu trúc, nội dung mạch kiến thức và đưa ra những biện pháp nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong việc dạy học nội dung Tính giá trị của biểu thức cho học sinh lớp 3 ở các trường tiểu học miền núi Quan Sơn - Thanh Hóa.
III. đối tượng và khách thể nghiên cứu
1. Đối tượng nghiên cứu
Tính giá trị của biểu thức ở lớp 3.
2. Khách thể nghiên cứu
Quá trình dạy học tính giá trị của biểu thức cho học sinh lớp 3 ở các trường tiểu học.
IV. Nhiệm vụ nghiên cứu
Khảo sát thực trạng dạy học nội dung Tính giá trị của biểu thức cho học sinh lớp 3 ở các trường tiểu học miền núi Quan Sơn - Thanh Hóa.
Phát hiện ra những nguyên nh
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Vũ Đình Quân
Dung lượng: 201,50KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)