Sang kien kinh nghiem
Chia sẻ bởi Lương Đình Thuật |
Ngày 12/10/2018 |
43
Chia sẻ tài liệu: Sang kien kinh nghiem thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
Công tác quản lý - chỉ đạo phong trào thi đua
ở trường THCS
a. lí do chọn đề tài.
Hiện nay xu thế của thời đại đang trên đà phát triển trên tất cả các lĩnh vực: Kinh tế - văn hoá - khoa học - kỹ thuật, đặc biệt nền kinh tế tri thức là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy mọi mặt phát trin của xã hội loài người như Đại hội Đảng toàn quốc lần VIII đã khẳng định “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu” và ở Đại hội Đảng IX lại khẳng định và cụ thể hoá thêm quan điểm ở Đại hội Đảng VIII là: “Tập trung phát triển giáo dục - đào tạo mạnh hơn, nhanh hơn, có chất lượng, hiệu quả hơn, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp CNH - HĐH”.
Xuất phát từ sự phát triển của xu thế thời đại từ những quan điểm đúng đắn của Đảng ta, nền giáo dục - đào tạo nước ta đã và đang thường xuyên đổi mới một cách tích cực từ mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục… nhằm đạt được hiệu quả cao nhất trong công tác dạy - học và giáo dục.
Một trong những nhân tố có thể coi là động lực quan trọng quyết định đến chất lượng, hiệu quả giáo dục đó chính là việc đẩy mạnh: “Công tác thi đua trong nhà trường THCS” như Chủ tịch Hồ Chí minh đã từng đưa ra khẩu hiệu “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua”.
Thực tế cách mạng nước ta trải qua nhiều thời kỳ, nhiều giai đoạn phát triển đã chứng minh khẩu hiệu của Người đã trở thành động lực của hành động cách mạng, thu được những thành tựu to lớn trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.
Trong giáo dục - đào tạo, công tác thi đua có ý nghĩa góp phần quyết định đến sự thành công hay thất bại của việc nâng cao chất lượng giáo dục và hiệu quả đào tạo, thúc đẩy sự nghiệp phát triển giáo dục - phát triển con người mới.
Thực tế nền giáo dục nước ta trong nhiều thập kỷ qua đã thu hút được nhiều thành tích từ phong trào thi đua.
Hoà cùng với phong trào thi đua sôi nổi trong toàn Ngành giáo dục, trường PTCS Vạn Thủy - Bắc Sơn cũng đã thực hiện nhiều phong trào thi đua với nhiều hình thức, phương thức thi đua đạt được hiệu quả tương đối tốt, thúc đẩy chất lượng dạy và học đạt được kết quả tương đối cao. Tuy nhiên công tác quản lý, chỉ đạo phong trào thi đua trong những năm qua còn gặp nhiều khó khăn, bất cập có nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng trong đó có những yếu kém tồn tại, xuất phát từ yếu tố chủ quan người quản lý đó là: Khả năng quản lý chỉ đạo của đội ngũ cán bộ còn yếu kém, các biện pháp chỉ đạo chưa có tính khả thi, chưa sát thực, các biện pháp hình thức chỉ đạo công tác thi đau còn nghèo nàn.
Xuất phát từ những quan điểm tầm quan trọng và những khó khăn bất cập nêu trên, bản thân tôi nhận thấy cần phải đi sâu vào nghiên cứu tìm ra những giải pháp
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lương Đình Thuật
Dung lượng: 21,61KB|
Lượt tài: 1
Loại file: zip
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)