Sang kien kinh nghiem

Chia sẻ bởi Lại Văn Pha | Ngày 12/10/2018 | 32

Chia sẻ tài liệu: Sang kien kinh nghiem thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO BÌNH PHƯỚC
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO PHƯỚC LONG
TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐĂK Ơ

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ĐỀ TÀI

"MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO
TRÌNH ĐỘ - CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN
Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐĂK Ơ GIAI ĐOẠN 2007-2009 "
PHẦN: MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Đất nước ta đổi mới, hội nhập quốc tế. Tốc độ kinh tế phát triển rất nhanh đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt.
Tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng khoá VIII, khoá IX và khoá X gần đây, bàn về Giáo dục & Đào tạo, coi Giáo dục - Đào tạo là vấn đề then chốt đưa nước ta thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, phấn đấu trở thành nước công nghiệp vào năm 2020.
Lãnh đạo các cấp uỷ từ tỉnh, huyện, chính quyền địa phương ngành giáo dục rất quan tâm chú trọng đến trường Tiểu học Đăk Ơ, định hướng xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia vào năm học 2009-2010.
Nắm bắt được nhu cầu nguyện vọng ấy, với cương vị là người phụ trách chuyên môn đã được Đảng, nhà nước, ngành Giáo duc - Đào tạo huyện nhà giao cho, bản thân tôi mạnh dạn chọn đề tài:
" Một số giải pháp nhằm nâng cao trình độ - Chất lượng đội ngũ giáo viên ở trường Tiểu học Đăk Ơ - Phước Long -Bình Phước giai đoạn 2007-2009".
Mục tiêu là nghiên cứu thực hiện một trong bốn lĩnh vực mà trường tiểu học Đăk Ơ đang phấn đấu để xây dựng " Trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2006-2010"
Qua đó góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào thực hiện hiện Nghị quyết của Đảng bộ huyện, tỉnh, từng bước nâng dần chất lượng Giáo dục - Đào tạo trong giai đoạn hiện nay và các năm tiếp theo.
II. MỤC ĐÍCH & NHIÊM VỤ NGHIÊN CỨU.
1. Mục đích nghiên cứu.
Thông qua việc nghiên cứu, thực hiện tài này, chúng tôi muốn tìm ra được những phương pháp, biện pháp, lựa chọn hình thức tự học và tham gia học tập, bện cạnh đó xây dựng quy chế, trao đổi, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn, nhằm thực hiện rõ vấn hai vấn đề "Nâng cao trình độ chuyên môn - Chất lượng giảng dạy" ở trường Tiểu học Đăk Ơ trong giai đoạn hiện tại và các năm học tiếp theo.
2. Nhiệm vụ nghiên cứu.
a. Đánh giá thực trạng việc bồi dưỡng nâng cao trình độ - Chất lượng đội ngũ giáo viên ở trường Tiểu học Đăk Ơ các năm trước như sau:
Năm học: 2004-2005 TSCBGV 61 Đạt chuẩn 45
GVG Tr 8; Huyện 2; CSTĐ 0
Năm học: 2005-2006 TSCBGV 43 Đạt chuẩn 39
GVG Tr 5; Huyện 1; CSTĐ 1
Năm học: 2006-2007 TSCBGV 45 Đạt chuẩn 39
GVG Tr 9; Huyện 2; CSTĐ 2
b. Đề xuất một số biện pháp nâng cao trình độ - Chất lượng đội ngũ giáo viên ở trường Tiểu học Đăk Ơ:
+Đối với Ban giám hiệu.
Lập kế hoạch, đề nghị với các cấp quản lý giáo dục cho trường cử người tham gia học các lớp nâng cao
Tăng cường công tác kiểm tra đánh giá tư vấn giúp đỡ, định hướng cho đội cán bộ, giáo viên, nhân viên có được cái nhìn xã hơn
Hàng năm, xây dựng quy chế hoạt động của đơn vị, tập trung vào công tác nâng cao chất lượng giờ dạy, hiệu quả đào tạo. Phân công công việc rõ ràng cụ thể, giao trách nhiệm cho các thành viên cấp dưới thực hiện nhiệm vụ năm học.
+ Đối với các bộ phận có liên quan và giáo viên giảng dạy.
Phối hợp tuyên truyền, vận động cán bộ, giáo viên lựa chọn nội dung, hình thức học tập nhằm nâng cao trình độ chuyên môn
Đưa nội dung thi đua học tập nâng cao trình độ, năng lực giảng dạy việc đánh giá xếp loại giáo viên hàng năm.
Phối hợp tổ chức cho công đoàn viên có điều kiện giao lưu học hỏi trao đổi kinh nghiệm giảng dạy, văn hoá, thể dục thể thao và xây dựng môi trường tự học sâu, rộng trong đội ngũ cán bộ giáo viên.
Giáo viên lựa chọn, nội dung, hình thức học tập phù hợp.
Áp dụng, nội dung, hình thức, phương pháp hướng tập trung vào học sinh chương trình thay sách, môdun, dự án vào bài soạn, bài dạy
III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
1. Phương pháp nghiên cứu lý luận.
"Nghị quyết Trung Ương 2 khoá VIII, Nghị quyết Đại hội ĐảngKhoá X".
Quyết số 51/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/8/2007 về việc Ban hành Điều lệ trường tiểu học. Quyết định 32/QĐ-BGD&ĐT/2005 Ban hành Quy chế công nhận trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia. Quyết định 14/QĐ-BGD-ĐT/2007 Ban hành Quy đinh chuẩn nghề ngiệp giáo viên tiểu học. Báo cáo tổng kết các năm học trước đây.
2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
Quan học sinh qua các các hình thức tổ chức hoạt động của giáo viên.
Đánh giá hoạt động dạy học của giáo viên thông qua dự giờ, sinh hoạt chuyên môn, chuyên đề, thao giảng, qua nghiên cứu hồ sơ chuyên môn, hồ sơ quản lý của nhà trường.
Trao đổi, phỏng vấn, tìm hiểu nguyện vọng của giáo viên học tập nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực giảng dạy.
3. Phương pháp điều tra phân tích tổng hợp.
Lập bảng thống kê, điều tra, trình độ chuyên phân tích nguyên nhân dẫn đến việc giáo viên chưa hoặc chậm tham gia các chương trình học, chương trình đào tạo do ngành tổ chức.
Thống kê kết quả trong các năm qua, chất lượng giờ dạy của giáo viên trong trường. Phân tích tổng hợp, thống kê chất lượng học tập của học sinh, so sánh hiệu quả đào tạo.
Phân tích đánh giá so sánh, trình độ chuyên môn - Chất lượng đội ngũ giáo viên từ năm học 2006 - 2007 trở về trước và các năm 2007-2008 đến nay.
IV. GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI.
1. Giới hạn về không gian.
Đề tài này chỉ áp dụng trong phạm vị đơn vị Trường Tiểu học Đăk Ơ huyện Phước Long, tỉnh Bình Phước.
Chỉ nghiên cứu lĩnh vực nâng cao trình độ - Chất lượng đội ngũ giáo viên của đơn vị.
2. Giới hạn về thời gian.
Nghiên cứu tìm giải pháp nhằm nâng cao trình độ - Chất lượng đội ngũ giáo viên ở trường Tiểu học Đăk Ơ - Phước Long - Bình Phước giai đoạn 2007 - 2009".
Định hướng cho những năm học tiếp theo, góp phần vào việc thực hiện mục tiêu xây dựng trường Tiểu học Đăk Ơ đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2006 -2010
PHẦN: NỘI DUNG.
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI.
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI.
Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X, Nghị quyết số 40 của Quốc hội và chỉ thị số 14 của Thủ tướng Chính phủ vấn đề được đặt ra: "Để thực hiện được mục tiêu giáo dục là, đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp; trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc"
Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung Ương Đảng khoá IX đã khẳng định vai trò của nhà giáo và nêu rõ: "Đặc biệt quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục đủ sức, đủ tài cùng với đội ngũ nhà giáo và toàn xã hội chấn hưng nền giáo dục nước nhà".
Đến Đại hội X một lần nữa thể hiện những quan điểm chỉ đạo cụ thể về Giáo dục trong đó có đoạn viết: "Ưu tiên hàng đầu cho việc nâng cao chất lượng dạy và học, đổi mới nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy. Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và tăng cường cơ sở vật chất, phát huy khả năng độc lập suy nghĩ của học sinh, sinh viên. Coi trọng việc bồi dưỡng về bản lĩnh, phẩm chất, chính trị và lối sống cho thế hệ trẻ".
Để thực hiện được các mục tiêu l?n đó, đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước và của ngành Giáo dục, rất cần đến việc nỗ lực tự học tự rèn của mỗi thành viên trong đơn vị. Ban giám hiệu có những định hướng trong việc nâng cao trình độ - Chất lượng đội ngũ cán bộ giáo viên ở Trường Tiểu học Đăk Ơ giai đoạn 2007-2009 và các năm học tiếp theo phấn đấu xây dựng Trường Tiểu học Đăk Ơ đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2006-2010
Hoàn thành nhiệm vụ này, đòi hỏi rất nhiều thời gian, công sức, người quản lý giáo dục có tầm nhìn trong sự nghiệp cao cả mà Đảng, nhà nước, nhân dân đã giao phó.
II. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI.
2.1 Cơ sở khoa học giáo dục.
Chúng tôi nghiên cứu đề này này nhằm mục đích nâng cao trình độ, chất lượng trong hoạt động chuyên môn ở trường tiểu học. Như chúng ta đã biết, dạy và học là trung tâm của mọi hoạt trong nhà trường, nó được diễn ra liên tục trong suốt năm học. Nhằm giúp học sinh lĩnh hội kiến thức và những giá trị khác thông qua người dạy. Hoạt động chuyên môn trường tiểu học thể hiện rõ nhất ở hai lĩnh vực đó là hoạt động dạy và hoạt động học, nhằm mạng lại hiệu quả giáo dục tốt nhất cho nước nhà...
Hoạt động giáo dục mang đậm tính nhân văn khác hẳn với tất cả các hoạt động khác. Trong công tác Giáo dục và Đào tạo con người Việt Nam ngày một tốt hơn toàn diện hơn và được đi theo một trình tự nhất định từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp.
2. Cơ sở khoa học quản lý.
Đề tài " Một số giải pháp nhằm nâng cao trình độ - Chất lượng đội ngũ giáo viên ở trường Tiểu học Đăk Ơ - Phước Long -Bình Phước giai đoạn 2007-2009" chúng tôi nghiên cứu, dựa trên quan điểm chỉ đạo của các cấp và nhu cầu của nhân dân.
Chúng ta biết quản lý là quá trình tác động "hai chiều" có định hướng, tổ chức, lựa chọn trong số những hoạt động và có thể có dựa trên các thông tin về tình trạng của đối tượng, môi trường nhằm giữ cho sự vận hành của đối tượng được ổn định, làm cho nó phát triển tới mục đích như đã định.
Trong phạm vi quản lí trường tiểu học, mọi công việc, nhiệm vụ được giao đòi hỏi người cán bộ quản lý phải tầm nhìn, khả năng chuyên môn vững vàng, có năng lực tổ chức, các hoạt động dạy và học cùng diễn ra nhằm một mục đích nâng cao được chất lượng đội ngũ giáo viên và hiệu quả đào tạo thông qua kết quả là học sinh.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ -CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐĂK Ơ TRONG NHỮNG NĂM HỌC VỪA QUA.
I. VÀI NÉT VỀ TÌNH HÌNH ĐỊA PHƯƠNG VÀ TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐĂK Ơ.
1.Tình hình địa phương. Trường tiểu học Đăk Ơ là trường vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, số học sinh dân tộc Stiêng chiếm tỷ lệ khá cao (gần 30%). Trường được thành lập ngay từ những ngày đầu mới giải phóng thống nhất đất nước và khi đó còn chung cả 3 cấp học cho đến năm 2006-2007
Toàn xã có 2 trường Tiểu học 1 trường cấp II-III, 1 trường Mần non, và là 1 trong 2 xã của huyện Phước Long đang hoàn thành hồ sơ để công nhận chuẩn Phổ cập Trung học Cơ sở.
2.Tình hình nhà trường.
a. Tổ chức Đảng, Đoàn thể trong trường.
Trường có chi bộ độc lập hiện tại có 9 đảng viên; 3 nữ, 2 người trong số đó đã hoàn thành chương trình Trung cấp Lí luận Chính trị.
Có tổ chức Công đoàn với 46 công đoàn viên, 34 nữ.
Có Chi đoàn thanh niên với 17 đoàn viên, 13 nữ.
Các tổ chức chính trị trong nhà trường thực hiện tốt quan điểm Đảng lãnh đạo, nhà nước về quản lí điều hành, các đoàn thể tuyên truyền, vận động cán bộ, giáo viên thực hiện nhiệm vụ.
b. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh.
Ban giám hiệu 03 người, có sức khoẻ tốt, năng động sáng tạo đáp ứng được nhu cầu công tác trong giai đoạn hiện nay và các năm sau, có năng lực quản lý trường học, đạt chuẩn về trình độ chuyên môn, (1 Đại học Sư phạm) 2/3 người đã học xong chương trình Trung cấp Lý luận Chính trị có đủ nhân viên.
Tổng số giáo viên toàn trường là 34 người, họ đều có tâm huyết, trách nhiệm, có năng lực, trình độ chuyên môn chia ra như sau:
+ Đại học Sư phạm 4/34.
+ Cao đẳng Sư phạm 2/34.
+ Trung học sư phạm 12+2 9/34.
+ Trung học sư phạm 9+3 19/34.
Số học sinh của trường năm học 2008-2009 là:
Tổng số: 1013; nữ: 462; Dân tộc: 228; nữ: 100
Chia ra
Khối 1:224; nữ: 109; Dân tộc: 57; nữ: 24
Khối 2:204; nữ: 94; Dân tộc: 37; nữ: 19
Khối 3:226; nữ: 104; Dân tộc: 38; nữ: 17
Khối 4:167; nữ: 72; Dân tộc: 48; nữ: 23
Khối 5:192; nữ: 83; Dân tộc: 78; nữ: 17
II. THỰC TRẠNG TRONG CÔNG TÁC NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ - CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐĂK Ơ CÁC NĂM TRƯỚC NHƯ SAU:
Trong những năm học vừa qua, Ban giám hiệu, các đoàn thể, giáo viên đã tập trung khá nhiều thời gian công sức vào việc nâng cao trình độ - Chất lượng đội ngũ giáo viên nhằm phấn đấu đạt chuẩn theo các tiêu chí của QĐ 32 tuy nhiên, vẫn còn một số nhược điểm tồn tại cần khắc phục, để điều chỉnh phù hợp cho các năm học tiếp theo về các lĩnh vực như:
1. Việc lập kế hoạch nâng cao trình độ chuyên môn - Năng lực nghiệp vụ sư phạm.
Những năm qua trường tiểu học Đăk Ơ khó khăn về nhân sự, chính vì vậy mà tham gia các lớp học để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Người cán quản lý chỉ tìm tòi sao cho đủ mỗi lớp giáo viên
Cơ sở vật chất, khó khăn, đó làmột rào cản lớn trong vịêc chuyên môn trao đổi kinh nghiệm giảng dạy.
Người cán bộ quản lý, các đoàn thể, giáo viên chưa nhận thức rõ được tầm quan trọng trong việc nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm..
2. Công tác tổ chức điều hành hoạt động chuyên môn.
Phân cấp quản lý, điều hành chưa khoa học, tổ chuyên môn chưa mạnh dạn, chủ động trong việc điều hành hoạt động, còn phụ thuộc quá nhiều vào các phó hiệu trưởng.
Việc hội thảo chuyên đề, chuyên môn dựa vào kế hoạch chỉ đạo của cấp trên. Chưa lựa chọn tổ chức hội thảo chuyên đề, chuyên môn cho thực tế và mang lại hiệu quả.
Tổ chức hoạt động dạy học còn dập khuôn, chưa vận dụng tốt nội dung, hình thức tổ chức dạy học mới bài dạy, không phát huy được óc sáng tạo của các thành viên trong đơn vị. Chưa có đinh hướng trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý, giảng dạy.
Việc triển khai, lưu trữ văn bản pháp quy, văn bản chuyên môn chưa có hệ thống. Cán bộ, giáo viên lên lớp chỉ tập trung vào một việc duy nhất là có bài soạn hết giờ về. Công tác kiểm tra đánh giá tư vấn giúp đỡ của cán bộ quản lý chưa sâu sắc, chưa có định hượng rõ ràng.
Các tổ chuyên môn sinh hoạt gần như biệt lập với nhau, không có sự trao đổi, học hỏi kinh nghiệm về nội dung phương pháp áp dụng dạy học đặc thù dựa theo tâm sinh lý lứa tuổi học sinh.
Nắm bắt được thực trạng của đơn vị qua các năm học trước và tình hình thực tế của đơn vị trong giai đoạn hiện tại. Chúng tôi đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao trình độ chuyên môn - Chất lượng giảng dạy cho đội ngũ giáo viên Trường Tiểu học Đăk Ơ như sau:
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ - CHẤT LƯỢNG ĐỘ NGŨ GIÁO VIÊN Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐĂK Ơ GIAI ĐOẠN 2007-2009.
A. MỘT SỐ THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN TRONG VIỆC NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ - CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐĂK Ơ GIAI ĐOẠN 2007-2009.
I. THUẬN LỢI.
Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đủ đáp ứng yêu cầu về số lượng và chất lượng giảng dạy trong giai đoạn hiện tại, đa số giáo viên được đào tạo chính quy, có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn, có năng lực nghiệp vụ sư phạm
Được sự ủng hộ nhiệt tình của các bậc phụ huynh học sinh, lãnh đạo đảng chính quyền địa phương hết sức quan tâm đến công tác giáo dục. Nhận được sự chỉ đạo chặt chẽ, kịp thời, sâu sát của phòng Giáo dục & Đào tạo huyện Phước Long.
Trường được tọa lạc ngay trung tâm hành chính xã, rất thuận lợi cho việc đi lại của học sinh và cán bộ giáo, nhân viên. Cơ sở vật chất, phòng học tạm thời đáp ứng được việc dạy học một buổi/ ngày, học sinh đi học đúng độ tuổi chiếm tỷ lệ khá cao (trên 70%).
II. KHÓ KHĂN.
Trình độ dân trí thấp, điều kiện kinh tế của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn. Học sinh đến lớp không đủ dụng cụ học tập, Trường chưa có các phòng chức năng: Âm nhạc, Mỹ thuật, chưa có sân chơi bãi tập .
Chưa có giáo viên được đào tạo chính quy về Âm nhạc.
Địa bàn trường cách xa trung tâm hành chính huyện nên việc giao lưu học hỏi, trao đổi nghiệp vụ chuyên môn nghiệp vụ với các trường trọng điểm còn rất hạn chế. Bên cạnh đó việc động viên, khuyến khích cán bộ, giáo viên tham gia lựa chọn mô hình học tập để nâng cao trình độ chuyên môn chưa có tính định hướng chưa kịp thời.
Chưa khai thác hết được khả năng tiềm tàng của đội ngũ cán bộ, giáo viên, trong đơn vị. Những việc làm trong thời gian qua chỉ tập trung thực hiện kế hoạch do cấp trên giao cho, chưa vận dụng óc sáng tạo của mỗi thành viên.

B. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ - CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐĂK Ơ GIAI ĐOẠN 2007-2009 NHƯ SAU:
I. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN.
1. Sơ đồ tổ chức bộ máy nhà trường.

CHI BÔ� ĐẢNG

HIỆU TRƯỞNG

PHÓ HIỆU TRƯỞNG1 PHÓ HIỆU TRƯỞNG2

TỔ CM SỐ 1 TỔ CM SỐ 2 TỔ CM SỐ 3 TỔ CM SỐ 4 TỔ CM SỐ 5
GIÁO VIÊN GIÁO VIÊN GIÁO VIÊN GIÁO VIÊN GIÁO VIÊN
2. Công tác tư tưởng chính trị.
Để các thành viên thấu hiểu quan trọng của người giáo viên trên mặt trận tư tưởng, chính trị, đòi hỏi những người làm công tác quản lý giáo dục, các bộ phận đoàn thể trước hết phải làm tốt công tác giáo dục, tuyên truyền, nêu cao tính tiên phong gương mẫu trong mọi lĩnh vực.
Tổ chức hội thảo đánh giá, phân tích tình hình đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong giai đoạn hiện tại và nhu cầu cho các năm học tiếp, dựa theo xu thế phát triển của xã hội.
Động viên khuyến khích, giáo viên tích cực tham gia tự học, các buổi hội thảo chuyên đề, sinh hoạt chuyên môn, trao đổi nghiệp vụ sư phạm . Đánh giá xếp loại giáo viên hàng năm dựa trên các tiêu chí chung của ngành, công tác tự học tự rèn của mỗi cá nhân.
3. Kế hoạch nâng cao trình độ - Chất lượng giảng dạy của giáo viên.
3.1 Đối với Ban giám hiệu.
Triển khai Quyết định 32/QĐ-BGD&ĐT/2005. Phân tích, quán triệt cụ thể rõ ràng vấn đề này đã nhận thấy giáo viên có động lực rất rõ trong việc xây dựng kế hoạch học tập của mỗi thành viên. Hàng năm dựa vào Quyết định 14/QĐ-BGD-ĐT/2007 để đánh giá chuẩn nghề nghiệp đối với giáo viên tiểu học.
Ban gián hiệu xây dựng, định hướng lộ trình cụ thể để các thành viên, giáo viên lựa chọn nội dung, hình thức học và lập kế hoạch học tập cho phù hợp với hoàn cảnh điều kiện.
Định hướng cụ thể trong việc ứng dụng công nghệ thông vào giảng dạy,
3.2 Đối với các bộ phận, giáo viên.
Các bộ phận các tổ cần chủ động đôn đốc, động viên thành viên của mình tích cực tham gia học tập nâng cao trình độ, nghiệp vụ sư phạm. Tổ chức sinh hoạt bàn nhiệm vụ trọng tâm của đơn vị, chủ yếu là công tác dạy và học.
Đối với các tổ chuyên môn, tập trung vào công tác bồi dưỡng cho đội ngũ thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn như: tổ chức dự giờ, thao giảng. Tăng cường kiểm tra đánh giá giờ dạy của giáo viên trong tổ.
Lập kế hoạch tổ chức giao lưu trao đổi học hỏi kinh nghiệm giảng dạy với các tổ chuyên môn khác, đề xuất những khó khăn, vướng mắc để Ban giám hiệu định hướng giải quyết.
Mỗi cán bộ, giáo viên xây dựng lập kế hoạch tự học của bản thân căn cứ vào khả năng, trình độ điều kiện hoàn cảnh gia đình, chủ động định hướng về thời gian, hình thức, nội dung học.
Tập trung nghiên cứu tài liệu tham khảo, nội dung chương trình thay sách giáo khoa các năm trước, các môdun, dự án vào bài dạy bài soạn .
II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY.
1.Công tác tổ chức.
Những ngày đầu tháng 8 chúng tôi phân công chuyên môn. Bổ nhiệm 2 đồng chí có uy tín, có trình độ, năng lực chuyên môn, làm tổ trưởng tổ phó.
Cân nhắc kỹ lưỡng, phù hợp với năng lực, sở trường và hoàn cảnh, điều kiện của giáo viên lấy ý kiến, thống nhất với Công đoàn cơ sở rồi ra quyết định
Hàng năm chú trọng đến việc xây dựng, bồi chuyên môn,đầu tư vào chất lượng bài soạn, giờ dạy trên lớp hàng ngày của giáo viên.
Xây dựng đội ngũ giáo viên giỏi các cấp, trình bày, hướng dẫn giáo viên lựa chọn đề tài, hoàn thành công trình nghiên cứu khoa học (sáng kiến kinh nghiệm)
Phân cấp quản lý trong Ban giám hiệu, các tổ. Xây xựng kế hoạch kiểm tra công tác dạy va �học.
2.Công tác tư tưởng chính trị.
Phát cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong đội ngũ cán bộ, giáo viên học sinh, tuyền truyền lồng ghép các chương trình của Bộ Giáo dục - Đào tạo vào giảng dạy như: "đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý, mỗi thầy cô giáo là tấm gương về đạo đức tự học, sáng tạo .".
Xây dựng mối đoàn kết, nhất trí một lòng như Bác Hồ đã nói:
" Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết
Thành công, thành công, đại thành công".
Phối hợp với Ban chấp hành Công đoàn làm tốt công tác tuyên truyền chủ trương của Đảng, nhà nước, ngành, nêu rõ nhiệm vụ, yêu cầu, trách nhiệm của người giáo viên trọng giai đoạn hiện nay.
Tổ chức tọa đàm, trao đổi làm rõ tầm quan trong trọng sự nghiệp giáo dục hiện nay. Lồng ghép, đưa ra những định hướng phù hợp với khả năng của từng thành viên tạo ra bầu không khí thi đua sôi nổi, nhiệt tình trong việc giảng dạy.
3. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng trình độ chuyên môn.
Để làm tốt công tác bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên ở trường Tiểu học Đăk Ơ giai đoạn 2007-2009 và các năm học tiếp theo chúng tôi xây dựng kế hoạch cho các thành viên có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ như sau:
3.1 Đối với Ban giám hiệu.
Rà soát, phân loại số lượng giáo viên phân công giáo viên chủ nhiệm dựa vào cá nhân tiêu biểu, có bản lĩnh, có uy tín về năng lực chuyên môn phụ trách các tổ. Việc xây dựng kế hoạch, nội dung hoạt động chuyên môn cần lấy những hạt nhận, tiêu biểu làm nòng cốt.
Quán triệt sâu rộng việc tiếp thu nội dung chương trình đổi mới thay sách giáo khoa, vận dụng, sử dụng linh hoạt các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học theo hướng lấy học sinh làm trung tâm.
Triển khai các văn bản, quy định, quy chế chuyên môn đến tổ chuyên môn, giáo Viên. Kiểm tra, dự giờ đánh giá rút kinh nghiệm, tư vấn định hướng cho người dạy
Tổ chức sinh hoạt chuyên môn, hội thảo chuyên đề tìm ra những phương pháp, hình thức tổ chức, biện pháp để nâng dần chất lượng giờ dạy của giáo viên.
Tổ chức thi chọn giáo viên giỏi cấp trường, động viên, kích thích tính thi đua. Lập kế hoạch bồi dưỡng tham gia thi giáo viên dạy giỏi vòng huyện, vòng tỉnh.
Vào các ngày chủ điểm chúng tôi phối hợp tổ chức các cuộc thi như: thi tuần tốt, tiết dạy tốt nhân dịp 20/11 , thi chữ đẹp giáo viên, bài soạn tốt . vào các dịp 8/3, 26/3.
Đánh giá phân loại, xếp loại theo chu kỳ của năm học
3.2 Đối với các Tổ chuyên môn.
Tổ trưởng truyền đạt nội dung, kế hoạch, thực hiện nhiệm vụ chuyên môn cùng các hoạt động khác của nhà trường mà Ban giám hiệu đề ra.
Xây dựng kế hoạch hoạt động năm học, tập trung nghiên cứu nội dung chương trình sách giáo khoa bàn bạc tìm phương pháp, hình thức dạy tốt nhất.
Làm tốt được vấn đề này,giáo viên nghiêm túc thực hiện, thì coi như việc trình độ nghiệp vụ giảng dạy của các thành viên đã có được sự tiến bộ.
Tổ chuyên môn tổ chức hội thảo chuyên đề, lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức cho các tiết thao giảng. Cử giáo viên có kinh nghiệm minh họa tiết dạy, đánh giá rút kinh nghiệm, làm định hướng cho giờ dạy tiếp theo của các thành viên còn lại trong khối.
Thường xuyên kiểm tra tiết dạy trên lớp, có rút kinh nghiệm, tư vấn hoàn chỉnh hơn về phương pháp, kiến thức, hình thức tổ chức dạy học.
Lập kế hoạch trao đổi nghiệp vụ chuyên môn với các khối khác trong trường. Tập trung vào công tác dự giờ, thao giảng sinh hoạt chuyên môn rèn luyện bản lĩnh nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên trong khối.
Hàng năm tổ chức đánh giá phân loại giáo viên dựa trên các tiêu chí đạt được trong hoạt động dạy và học.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lại Văn Pha
Dung lượng: 340,50KB| Lượt tài: 1
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)