Sáng kiến kinh nghiệm

Chia sẻ bởi Nguyễn Ngọc Sơn | Ngày 12/10/2018 | 52

Chia sẻ tài liệu: sáng kiến kinh nghiệm thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

ĐỀ TÀI
BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG MÔN CHÍNH TẢ
CHO HỌC SINH 5
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Chữ viết hiện nay của người Việt là chữ viết ghi lại theo phát âm. Do đó việc viết đúng phải dựa trên đọc đúng, đọc đúng là cơ sử viết đúng. Tuy nhiên do yếu tố vùng miền, cách phát âm mỗi nơi có khác nhau. Mặc dù những qui tắc, qui ước về Chính tả đã được thống nhất theo ngữ pháp chung. Nhưng việc “viết đúng Chính tả” trong học sinh hiện nay nói chung vẫn còn nhiều khó khăn, tồn tại.
Vấn đề là: Cũng như tất cả các nước dùng hệ thống chữ cái Latin khác trên thế giới, “ghi giọng nói” là thao tác hiển thị cơ bản của ngôn ngữ viết. Trong khi trong thực tế ở nước ta, hiện tượng không đồng nhất trong phát âm là khá phổ biến. Do tình hình kinh tế xã hội chung, hầu như bất kỳ địa phương nào trong cả nước cũng có sự pha trộn, giao thoa của nhiều vùng miền. Từ giáo viên đến học sinh, “Cô Bắc- trò Nam; Cô Trung-trò Bắc...”. “Nghe và hiểu” được tiếng nói của nhau quả là không đơn giản. Trong khi “chuẩn chính tả” của Ngữ pháp Việt Nam căn cứ vào phát âm của khu vực Hà Nội thì với các vùng miền khác việc “nhại giọng nói” theo phát âm tiêu chuẩn không hề đơn giản. Một số ví dụ tiêu biểu như: Phát âm của một số vùng Bắc Bộ (Hải Dương) thì “nói và làm” thành ra “lói và nàm”, khu vực Trung Bộ (khu vực Bình Trị Thiên, Nghệ Tĩnh) hầu như không phân biệt nổi các dấu thanh “sắc- nặng-hỏi - ngã” như “nói” lại thành “nọi”; phát âm khu vực các Tỉnh “xứ Quãng” thì càng gay gắt hơn với những nguyên âm chính như “ ăn” thành “eng”, “nói” thì nghe thành “núa”, các tỉnh Miền Nam thì “về” thành ra “dề” hay “lan” và “lang” nghe...như nhau, đặc biệt vùng Đồng bằng Nam bộ còn có phát âm như ngọng “Con cá rô bỏ vô rổ giãy rột rột” thành “ Con cá gô bỏ vô gổ dảy gột gột”...Gần gũi và đặc trưng hơn như trong phạm vi xã Lê Minh Xuân ; Bình Lợi ; Phạm Văn Hai có dân cư nơi Trường đóng- việc phát âm cũng có vài phương ngữ như: “Ông Nội” thành “Ông Nậu”, “Con người, số mười” lại nghe thành “con ngừ, số mừ”, “bên ngoài” thành “bên quài”, “đàng hoàng” thành “đàng quàng”... Nhưng “người vùng nào hiểu theo vùng nấy” nên thật ra trong từng địa phương có kiểu phát âm như vậy đã thành “quen tai” nên không có gì đáng nói. Có điều là hiện nay, sự sống chung pha trộn trong các vùng cả nước hiện nay là phổ biến nên khó khăn trong việc “nghe và viết” sao cho đúng là một vấn đề lớn đối với Chính tả Việt Nam là rất rõ nét.
Chính vì vậy, học sinh hiện nay mắc lỗi chính tả rất nhiều. Điều này ảnh hưởng tới kết quả học tập của các em ở môn Tiếng Việt nói chung cũng như các môn học khác. Vì vậy, trong quá trình giảng dạy thực tế tôi đã tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra một số biện pháp khắc phục để giúp học sinh học tốt môn chính tả, một trong những biện pháp tích cực giúp học sinh học tốt môn Tiếng Việt và các môn học khác trong chương trình. Bởi trên thực tế, nếu người nói “không chuẩn phát âm” không thể làm người nghe hiểu mình muốn gì thì “viết không đúng” cũng không thể diễn đạt được ý tưởng của mình cho người khác hiểu. Đặc biệt là trong chương trình phổ thông, môn Tiếng Việt lại là môn “chủ lực và trung tâm” để có thể khai thác các môn học khác một cách tốt nhất.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
1. Một số tồn tại trong thực tế:
Qua quá trình giảng dạy và theo dõi chất lượng bộ môn, tôi thấy học sinh thường mắc phải các loại lỗi sau:
a. Lỗi về dấu thanh:
Tiếng Việt có 6 thanh (ngang, huyền, sắc, hỏi, ngã, nặng) thì nhiều học sinh không phân biệt được 2 thanh hỏi, ngã. Số lượng tiếng mang 2 thanh này không ít và rất phổ biến - kể cả những người có trình độ văn hoá cao.
Ví dụ: Sữa xe đạp, hướng dẩn, giử gìn, dổ dành, lẩn lộn,…
b. Lỗi phụ âm đầu:
- Học sinh viết lẫn lộn một số chữ cái ghi các âm đầu sau đây:
+ c/k: Céo co… +ng/qu:
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Ngọc Sơn
Dung lượng: 16,77KB| Lượt tài: 1
Loại file: zip
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)