Sang kien kinh nghiem

Chia sẻ bởi Phan Kin | Ngày 12/10/2018 | 38

Chia sẻ tài liệu: sang kien kinh nghiem thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

KÍNH CHÀO QUÝ THẦY CÔ
ĐẾN DỰ CHUYÊN ĐỀ
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI :
TỔ CHỨC MỘT SỐ TRÒ CHƠI TOÁN HỌC NHẰM
“ GÂY HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH LỚP 3”
PHẦN I: LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI


Môn toán ở trường tiểu học là một môn học có tầm quan trọng to lớn, chiếm phần lớn thời lượng nhiều nhất trong chương trình học của trẻ. Nó là bộ môn khoa học nghiên cứu có khả năng rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp suy luận lô gích, thao tác tư duy cần thiết để con người phát triển toàn diện.
Muốn học sinh học tốt môn toán thì giáo viên phải đổi mới phương pháp dạy học theo hướng “ Phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh”. Một trong những biện pháp chủ yếu để đạt được mục đích trên là gây cho học sinh hứng thú học tập, tạo niềm tin, bằng cách lôi cuốn các em vào những trò chơi.
PHẦN I: LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Trò chơi toán học không những chỉ giúp các em lĩnh hội tri thức một cách dễ dàng mà còn giúp các em củng cố, khắc sâu kiến thức một cách vững chắc, tạo cho các em niềm say mê, hứng thú trong học tập. Đặc biệt là ở các lớp đầu cấp. Chính vì những lí do trên mà tôi đã chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm “ Tổ chức một số trò chơi toán học nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh Lớp 3” làm đề tài nghiên cứu.
PHẦN II: PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
1.Phạm vi nghiên cứu:
- Các phương pháp dạy học toán ở tiểu học, đặc biệt là phương pháp trò chơi.
- Nộ i dung chương trình dạy học toán lớp 3.
- Các trò chơi liên quan.
2. Đối tượng nghiên cứu:
Lớp 3A –Trường Tiểu học Lê Hồng Phong.
Năm học : 2010 – 2011
3. Phương pháp nghiên cứu:
a. Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
b. Phương pháp điều tra, quan sát.
c. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm .
PHẦN III: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1.Những đặc điểm tâm lí của trẻ:
Với lứa tuổi học sinh tiểu học, cơ thể của trẻ đang trong thời kì phát triển. Tư duy của trẻ cụ thể, khả năng chú ý còn ít, thiếu bền vững, sự tưởng tượng còn mơ hồ, mà môn toán được xem là khô khan, hóc búa, mang tính trừu tượng cao như: so sánh, phân tích, tổng hợp, trừu tượng hóa. Vì vậy, lĩnh hội tri thức toán học là rất khó khăn đối với học sinh làm cho các em tiếp thu rất vất vả, cảm thấy lo lắng.
Không khí rất căng thẳng và nặng nề mỗi khi bắt đầu vào giờ học. Vì vậy tổ chức trò chơi trong giờ học toán nhằm “gây hứng thú học tập cho các em và nâng cao hiệu quả giờ học” là vô cùng cần thiết phải luôn được luyện tập, vận dụng thường xuyên.
2.Tác dụng trò chơi trong giờ học toán
Trò chơi là một nhu cầu cần thiết đối với học sinh Tiểu học. Được chơi các em sẽ tham gia hết sức tự giác và chủ động. Khi chơi các em biểu lộ tình cảm rất rõ ràng như niềm vui khi thắng cuộc và buồn bã khi thua cuộc. Sung sướng khi thấy đồng đội của mình hoàn thành nhiệm vụ.
Bản thân các em cảm thấy có lỗi khi không làm tốt nhiệm vụ của mình.Vì đồng đội mà các em khắc phục khó khăn phấn đấu hết khả năng để mang lại chiến thắng cho tổ (nhóm) trong đó có bản thân các em. Đó chính là đặc tính thi đua rất cao của các trò chơi. Vì thế khi đã tham gia trò chơi, học sinh thường vận dụng hết khả năng về sức lực, tập trung sự chú ý, trí thông minh và sáng tạo của mình.
PHẦN III: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
PHẦN III: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.Nguyên tắc trò chơi:
a.Đảm bảo tính vừa sức, dễ thực hiện
Mỗi trò chơi phải củng cố được một nội dung toán học cụ thể trong chương trình (Có thể là kiến thức cần kiểm tra bài cũ, kiến thức bài mới, kiến thức thực hành, luyện tập…)
b.Trang thiết bị đơn giản đảm bảo tính khoa học
Sử dụng triệt để yêu cầu, nội dung kiến thức cơ bản, cũng như đồ dùng, phương tiện có sẵn của môn học (ở thư viện, đồ dùng của giáo viên, học sinh…).
PHẦN III: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.Thực trạng:
a.Về giáo viên:
Một số giáo viên chưa thấy hết được tác dụng của trò chơi trong giờ học toán, ngại tìm tòi, sưu tầm. Hoặc có đưa trò chơi vào giờ học cũng chỉ trong những giờ thao, hội giảng mà thôi. Vì vậy mà giờ học toán còn trầm, học sinh còn thụ động trong học tập.
b.Về học sinh:
Đầu năm lớp học rất trầm, chất lượng thấp. Nhiều em tiếp thu bài chậm như: Lộc Nghĩa, Mạnh, Phương, Hạnh… Đa số phụ huynh làm nông nên việc hướng dẫn học tập cho con cái rất hạn chế. Sự giao tiếp của các em còn rụt rè, không mạnh dạn, tự tin như em: An, Nhung, Sĩ, Vĩ, Toàn…
PHẦN III: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

*Bảng khảo sát chất lượng giờ dạy “không tổ chức trò chơi” đầu năm như sau:
*Căn cứ các yếu tố trên, căn cứ nội dung kiến thức, căn cứ vào thời gian.... Tôi đã xây dựng kế hoạch dạy học phải làm sao cho lớp mình học tập sôi nổi, hứng thú, không khí vui vẻ bớt căng thẳng, bớt áp lực, học sinh được “học mà chơi, chơi mà học” để mang lại kết quả cao trong giờ học toán.
PHẦN III: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Tôi mạnh dạn thiết kế và vận dụng các trò chơi trong giờ
học toán vào các tiết dạy như sau:

Trò chơi thứ nhất
KẾT BẠN
Ví dụ : Bài: Cộng trừ các số có 3 chữ số (không nhớ)

Các bài tính giá trị biểu thức.
PHẦN III: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Mục đích yêu cầu :
- Củng cố kỹ năng tính nhẩm nhanh các phép tính cộng, trừ (hoặc nhân, chia) số tròn chục, tròn trăm.
-Tăng cường TV khi đọc đồng giao.
-Rèn luyện tác phong nhanh nhẹn, tinh mắt .
*Chuẩn bị : Giáo viên chuẩn bị 10 đến 15 tấm bìa hình chữ nhật (kích thước 10 x 15 cm) có dây đeo . Mỗi tấm bìa đều ghi một phép tính hoặc kết quả tương ứng .
Nội dung ghi trong thể là:
PHẦN III: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
300 + 400
500 - 40
100 + 20 + 4
700 - 200- 20
460
480
700
124
*Thời gian: Từ 5 đến 7 phút.
*Cách chơi : Học sinh xung phong lên rút thẻ của mình, sau đó tất cả đội tập hợp thành vòng tròn, các em đeo thẻ trước ngực, mỗi em tự quan sát số thẻ của mình đứng trước và sau số thẻ của bạn nào trong nhóm mình.
Tự tính nhẩm kết quả hoặc phép tính tương ứng với kết quả hoặc phép tính ghi trên thẻ của mình.
PHẦN III: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
*Yêu cầu cả đội lặc cò cò, vừa hát vừa vỗ tay cùng cả lớp: “Lặc cò cò cho cái giò nó khoẻ, đi xen kẽ cho nó khoẻ cái giò ”. Khi giáo viên hô: “kết đoàn ! kết đoàn” học sinh đáp lại “đoàn kết !đoàn kết” học sinh hô tiếp : “kết mấy! kết mấy”.Giáo viên hô to:“Kết hai! Kết hai ” các em phải nhanh chóng tìm và chạy về với bạn đeo thẻ có kết quả hoặc phép tính tương ứng với thẻ của mình. Những ai tìm đúng, tìm nhanh bạn mình nhất thì ghi được 10 điểm. Bạn nào tìm sai thì phải tự nhẩm lại để tìm đúng bạn mình. Sau một lượt giáo viên đổi thẻ lẫn lộn, sau đó cho các em tiếp tục chơi hoặc nhóm khác chơi.
PHẦN III: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

*Chú ý : Trò chơi có thể áp dụng cho tiết luyện tập bài số 2 trang 103 sgk, tiết luyện tập bài số 3 trang 148 sgk, tiết ôn tập bốn phép tính trong phạm vi 100 000
Trò chơi thứ hai
CHINH PHỤC
ĐỈNH CAO
PHẦN III: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
*Mục đích yêu cầu:
Rèn luyện kỹ năng giải các bài toán có lời văn từ 1- 2 phép tính.
Tăng cường Tiếng Việt khi đọc đề toán, đặt lời giải.
*Thời gian trò chơi này là 15 phút
*Chuẩn bị : Giáo viên chuẩn bị 1 tờ giấy rô ky (hoặc bảng phụ) có vẽ hoặc dán hình tượng trưng, gắn hoa hoặc túi nhỏ để đựng đề toán mà hai đội cần giải.
Ví dụ: Bài : Ôn tập về giải toán.
PHẦN III: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Đội Sơn Ca Đội Bướm Vàng
PHẦN III: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Đề A :
Năm nay Nam 7 tuổi, tuổi anh gấp 2 lần tuổi Nam.
Hỏi năm nay anh bao nhiêu tuổi?

Đề B:
Giải toán theo tóm tắt:
Tổ 1 : 15 cây
Tổ 2 : 30 cây
Cả hai tổ : … cây ?
Đề C:
Mẹ có 60 quả trứng. Mẹ biếu bà 1/4 số trứng.
Hỏi mẹ còn lại bao nhiêu quả trứng?
PHẦN III: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
*Cách chơi : Mỗi đội cử 3 em đại diện lên chơi. Số còn lại làm cổ động viên cho đội nhà.
Khi giáo viên có hiệu lệnh bắt đầu chơi, mỗi đội chơi lần lượt rút đề đọc, hội ý, giải và ghi nhanh kết quả vào giấy.
Các đội giải từ đề A ( từ dễ đến khó ). Giải xong đề một thì dán lên “Đỉnh núi A”, sau đó tiếp tục rút, đọc và giải đề B. Nếu đội nào giải nhanh hơn có quyền rút đề C để giải.
Trường hợp hai đội cùng giải xong đề A và B cùng lúc, thì giáo viên và cả lớp kiểm tra xem hai đội đã giải đúng chưa, nếu đội nào giải chưa đúng thì không được giải đề C.
PHẦN III: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Nếu cả hai đội giải đúng đề A và B thì cả hai đội cùng đọc và giải đề C (Giáo viên đọc đề cho hai đội cùng giải ). Đội nào giải đúng cả 3 đề mà xong trước thì sẽ là đội (chinh phục đựơc đỉnh cao) thắng cuộc sẽ được nhận phần thưởng khích lệ như: hoa điểm 10, bút chì, thước kẻ.
Đánh giá nhận xét cụ thể khích lệ đội “leo núi giỏi”
Tổng kết : Khen những em chơi tốt trong kì (năm). Nhắc nhở các em những sai sót vấp phải để lần sau các em chơi tốt hơn.
PHẦN III: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
6.Kết quả :

*Qua nhiều năm dạy ở khối 3 tôi đã vận dụng vào các tiết dạy trên lớp. Trò chơi không những gây hứng thú mà chất lượng tiết dạy đạt hiệu quả rất cao qua bảng thống kê sau:
Chất lượng giờ dạy tổ chức trò chơi .
PHẦN III: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
*Đối chiếu với bảng số liệu đầu năm thì bảng số liệu cuối kỳ1 chất lượng tiến bộ rõ rệt không còn tỷ lệ học sinh yếu nữa, tỷ lệ khá giỏi vượt trội. Khi tổ chức trò chơi trong giờ học toán không những nâng cao chất lương giờ dạy mà còn giúp cho không khí học tập sôi nổi, vui vẻ, các em học tập tích cực nắm được kiến thức mới chắc chắn ngay tại lớp, nhớ lâu hơn. Những em chậm chạp như Lộc Nghĩa, Mạnh, Phương, Hạnh được rèn khả năng nhanh nhẹn, khéo léo và cũng năng động hơn. Những em có tính tự ti như em An, Nhung, Sĩ, Vĩ, Toàn… mạnh dạn , tự tin, thân thiên cùng hoà nhập với các bạn hơn. Tôi nhận thấy rằng tổ chức trò chơi trong giờ học toán không những giúp các em phát huy tính năng động, sáng tạo mà còn giúp các em biết đoàn kết, thương yêu giúp đỡ, nhường nhịn lẫn nhau và tinh thần sáng khoái hơn trước rất nhiều .

PHẦN III: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
*Trò chơi học tập là một loại hình hoạt động vui chơi có nhiều tác dụng trong giờ học của học sinh tiểu học. Nó tạo ra không khí vui tươi, hồn nhiên, sinh động trong giờ học và kích thích được trí tưởng tượng, tò mò, ham hiểu biết ở trẻ.
* Tổ chức tốt trò chơi học tập không chỉ làm cho các em “hứng thú học tập” mà còn giúp các em tự tin hơn, có cơ hội để tự khẳng định mình và tự đánh giá nhau trong học tập. Việc tổ chức trò chơi trong giờ học toán vô cùng cần thiết.
PHẦN IV: BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Song không nên quá lạm dụng phương pháp này. Ở mỗi bài học chỉ nên tổ chức 1đến 2 trò chơi trong khoảng 5- 7 phút. Do vậy người giáo viên cần có kỹ năng tổ chức các em thực hiện các trò chơi thật hợp lý và đồng bộ, phát huy tối đa vai trò của học sinh. Khi tổ chức trò chơi học tập nói chung và môn toán lớp ba nói riêng, chúng ta phải dựa vào nội dung bài học, vào điều kiện cơ sở vật chất và thời gian trong tiết học mà lựa chọn hoặc thiết kế các trò chơi cho phù hợp.
Song để tổ chức được trò chơi có hiệu quả đòi hỏi, mỗi giáo viên phải có kế hoạch, chuẩn bị thật chu đáo, hướng dẫn, tổ chức học sinh làm việc một cách độc lập, tạo cơ hội để các em tự chiếm lĩnh tri thức, thì sẽ mang lại thành công.
PHẦN IV: BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Trong quá trình nghiên cứu, và viết đề tài không thể tránh khỏi những sai sót. Tôi rất mong nhận được sự thông cảm và góp ý chân thành để đề tài được hoàn chỉnh hơn.
Xin cảm ơn!
Người thực hiện chuyên đề: Phan Thị Kim Thân
Khối 3
PHẦN IV: BÀI HỌC KINH NGHIỆM

* Khoẻ - Hạnh phúc và thành đạt *
Chào tạm biệt
Xin chúc quý thây cô
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phan Kin
Dung lượng: 596,70KB| Lượt tài: 1
Loại file: zip
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)