Sang kien kinh nghiem

Chia sẻ bởi Lê Đức Diệu | Ngày 12/10/2018 | 40

Chia sẻ tài liệu: sang kien kinh nghiem thuộc Tư liệu tham khảo

Nội dung tài liệu:

Chuyên đề:
“NÂNG CAO hiệu quả PHương pháp thảo luận nhóm”

I/ Đặt vấn đề:
Những năm gần đây, cùng với sự đổi mới toàn diện về chương trình cũng như nội dung SGK, phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng học sinh cũng dần dần được cải tiến. Việc đổi mới phương pháp dạy học phải phù hợp với chương trình SGK mới. Riêng ở các môn thuộc khoa học xã hội, việc đổi mới diễn ra như thế nào? Trật tự một tiết dạy nên thay đổi như thế nào để phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong việc lĩnh hội, tiếp thu kiến thức? Xuất phát từ suy nghĩ trên, các giáo viên trong tổ đã không ngừng ứng dụng các thao tác để làm cho bài dạy sinh động, phong phú hơn, thu hút học sinh hơn. Chúng tôi xin đua ra đây một số lưu ý trao đổi cùng đồng nghiệp với hi vọng tìm ra được cách dẫn dắt bài học phù hợp với phương pháp dạy học mới.
II/ Các giải pháp thực hiện phương pháp thảo luận nhóm nhỏ:
1/ Tiếp tục quán triệt quan điểm tích hợp:
-Bài học dù chỉ đề cập đến một nội dung bất kì, tách biệt vẫn có thể làm toát lên tinh thần tích hợp. Mặt khác, các bài học được sắp xếp trong SGK có mối quan hệ khăng khít, bổ sung cho nhau.
-Muốn thực hiện tốt việc tích hợp phải xây dựng cho học sinh ý thức,thói quen, kĩ năng vận dụng tốt các kiến thức đã học, những kĩ năng đã rèn luyện vào việc lí giải những vấn đề đang học, xử lí những tình huống đang diễn ra.
-Vận dụng quan điểm tích hợp một cách hữu hiệu là một trong những đòn bẫy quan trọng nhất thúc đẩy tinh thần tích cực học tập của học sinh và quan điểm này không có thể cho học sinh lười suy nghĩ, học đâu chỉ biết đó, không biết nội dung, chuyển hóa những bài học ở lĩnh vực khác, tình huống khác.
2/ Thực hiện phương pháp thảo luận nhóm nhỏ như thế nào?
Tùy theo nội dung bài học và số lượng DDDH chuẩn bị được, giáo viên quyết định số lượng thành viên ở mỗi nhóm là bao nhiêu (4->6) hoăc nhiều hơn. Có thể chia nhóm theo trình độ học sinh hoặc chia ngẫu nhiên. Cần cử một nhóm trưởng và một thư kí khi nhóm làm việc. Nên để cho học sinh luân phiên làm nhóm trưởng và thư kí để em nào cũng có cơ hội tập điều hành công việc.
-Điều quan trọng trong khi tổ chức nhóm là nhiệm vụ cần được giao cụ thể, rõ ràng. Học sinh cần phải xác định thời gian thực hành, bàn bạc.
-Trong khi học sinh làm việc, giáo viên phải theo dõi diễn biến công việc của từng nhóm để hiểu được từng học sinh và có cách hướng dẫn, giúp đỡ cụ thể.
-Chuẩn bị kế hoạch dạy học và dự kiến được các tình huống có thể xảy ra khi dạy học theo nhóm.
Lý thuyết là như vậy, nhưng khi thực hành, từ thực tế ở các tiết đứng lớp chúng tôi thiết nghĩ: Để việc tổ chức dạy học theo nhóm có hiệu quả thì cần yếu tố đầu tiên tạo sự thành công là ở người giáo viên. Không phải là các bước thực hiện như thế nào, nội dung thảo luận ra sao, nhóm nhiều hay nhóm ít( tất nhiên là chúng tôi không nói các
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Đức Diệu
Dung lượng: 140,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)