Sang kien kinh nghiem 2015
Chia sẻ bởi trần thị chung |
Ngày 05/10/2018 |
34
Chia sẻ tài liệu: sang kien kinh nghiem 2015 thuộc Lớp 4 tuổi
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG MẦM NON TÚC DUYÊN
SÁNG KIẾN
MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY TRẺ MẪU GIÁO
4 - 5 TUỔI HỌC MÚA
Họ và tên: TRẦN THỊ CHUNG
Chức vụ : Giáo viên
Lĩnh vực nghiên cứu: Phát triển thẩm mỹ
Thái nguyên, tháng 5 năm 2015
LỜI NÓI ĐẦU
Trong những năm qua việc tổ chức “Múa” ở các trường mầm non chưa được chú trọng. Nhiều nơi thực hiện chưa có hiệu quả. Có tình trạng như vậy là do khả năng hướng dẫn còn yếu. Điều kiện về cơ sở vật chất còn thiếu thốn.
Qua triển khai chuyên đề “Giáo dục âm nhạc”, các trường mầm non đã có khả năng và những điều kiện nhất định để thực hiện tốt hoạt động “Múa” cho trẻ”.
Để giúp các giáo viên thực hiện tốt hoạt động múa cho trẻ mầm non một cách có hiệu quả. Tôi xin được đưa ra một số biện pháp dạy trẻ mầm non 4 - 5 tuổi học múa. Các bài múa được tuyển chọn từ các bài trong chương trình giáo dục âm nhạc dành cho thiếu nhi. Vì vậy, thuận tiện cho việc luyện tập và biểu diễn ở độ tuổi mầm non. Nghiên cứu các biện pháp và thực hiện một cách linh hoạt, triệt để, tùy vào hứng thú và hoàn cảnh thực tế và khả năng của trẻ.
Rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp, xây dựng của các cấp lãnh đạo và các bạn đồng nghiệp để hoạt động “Múa” được tổ chức tốt hơn.
MỤC LỤC
Trang
PHẦN I: MỞ ĐẦU 3
1. Lý do chọn đề tài 3
2. Pham vi nghiên cứu 4
3. Phương pháp nghiên cứu 5
PHẦN II: NỘI DUNG 6
I– Cơ sở lý luận và thực tiễn tổ chức cho trẻ học múa 6
1. Cơ sở lý luận 6
2. Đặc điểm tâm sinh lý và khả năng múa của trẻ MG 4-5 tuỏi 8
3. Một số thể loại múa dạy trẻ MG 4-5 tuổi 9
4. Quan điểm về một bài múa được lựa chọn 18
II– Thực trạng và một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi học múa 19
1. Thực trạng 19
2. Biện pháp dạy trẻ MG 4-5 tuổi học múa 20
3. Một số biện pháp khác 25
III- Thực nghiệm sư phạm 27
1. Mục đích của thực nghiệm 27
2. Nội dung của thực nghiệm 27
3. Cách tiến hành thực nghiệm 27
4. Phân tích thực nghiệm 27
PHẦN III: KẾT LUẬN 29
TÀI LIỆU THAM KHẢO 31
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT
Nội dung
Viết tắt
1
Phòng giáo dục và đào tạo
PGD&ĐT
2
Lớp mẫu giáo 4-5 tuổi
Lớp MG 4-5T
3
Sáng kiến kinh nghiệm
SKKN
4
Hoạt động góc
HĐG
5
Nhà xuất bản Giáo Dục
NXBGD
6
Nhạc và lời
N&L
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong những hoạt động của trường Mầm non, “ Múa” là một hoạt động tích cực không chỉ bồi dưỡng về mặt thể chất mà còn làm cho cơ thể linh hoạt, mềm dẻo, bền bỉ, hồn nhiên, ngây thơ, luôn hướng tâm hồn trẻ đến cái đẹp, cái thiện, biết yêu quý cuộc sống.
Như vậy ta có thể khẳng định “Múa” là một hoạt động phát triển toàn diện nhân cách trẻ. “Múa là một loại hình nghệ thuật đặc thù” phương tiện thể hiện chính là con người, ngôn ngữ được thể hiện bằng các động tác, dáng dấp, cử chỉ, điệu bộ nét mặt, cùng với sự chuyển động, hoạt động có tính lôgíc, có thể chuyển tải nội dung, một tư tưởng, phản ánh một sự việc, một sự kiện, một tình cảm nào đó.
“Múa” là phương tiện giáo dục thẩm mỹ, nghệ thuật múa là bức “điêu khắc sống”. Ở múa chính là con người thể hiện gây ấn tượng sâu sắc đến những người thưởng thức. Nó mang trong mình về mầu sắc, về đạo đức thẩm mỹ, vui chơi, giải trí, nó có vai trò quan trọng trong việc hoàn thiện các chức năng hoạt động của con người nhất là trẻ thơ..
Ở lứa tuổi Mầm non trẻ rất hiếu động, đây là thời kỳ phát triển thẩm mỹ rất tốt. Chúng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: trần thị chung
Dung lượng: 3,16MB|
Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)