Sáng Kiến Kinh Nghiệm

Chia sẻ bởi Trần Văn Nam | Ngày 05/10/2018 | 32

Chia sẻ tài liệu: Sáng Kiến Kinh Nghiệm thuộc Lớp 4 tuổi

Nội dung tài liệu:

Phần 1: Mở đầu
THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1.Tên sáng kiến: “Một số biện pháp phát triển thẩm mĩ cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động tạo hình”
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Hoạt động tạo hình
3.Tác giả: Nguyễn Thị Thanh Mai
SN: 17/8/1984
Trình độ chuyên môn: ĐH
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị: Trường Mầm non Duy Tân
4. Đồng tác giả (Không có)
5. Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu: Trường mầm non Duy Tân
6. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trường mầm non Duy Tân
7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
- Về cơ sở vật chất: có đồ dùng phù hợp, phong phú về các nguyên vật liệu
- Giáo viên: nhiệt tình, ham học hỏi
- Với trẻ: Có nề nếp, thường xuyên được tiếp xúc với môi trường tự nhiên
8. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ tháng 9 năm 2013 đến tháng 2 năm 2014.
HỌ TÊN TÁC GIẢ
( KÍ TÊN)
XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN








TÓM TẮT NỘI DUNG SÁNG KIẾN
Hoạt động tạo hình hay còn gọi là những hoạt động nhằm tạo ra cái đẹp cho cuộc sống và nghệ thuật. Hoạt động tạo hình ở trong trường mầm non gồm có vẽ, nặn, cắt dán, xé dán…nhằm phát triển ở trẻ khả năng quan sát, trí nhớ, trí tưởng tượng sáng tạo cung cấp cho trẻ những kỹ năng tạo hình đơn giản, giúp trẻ thể hiện xúc cảm, tình cảm của mình về cái đẹp của thế giới xung quanh qua các hình thức tạo hình, đồng thời qua đó bồi dưỡng thị hiếu thẩm mĩ của trẻ, hình thành ở trẻ khả năng cảm thụ thẩm mĩ, tình cảm thẩm mĩ.
Đối với việc giáo dục phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ em, hoạt động tạo hình có một vị trí rất quan trọng. Đây là một trong những hoạt động hấp dẫn nhất đối với trẻ mẫu giáo, nó giúp trẻ tìm hiểu, khám phá và thể hiện một cách sinh động những gì chúng nhìn thấy trong thế giới xung quanh, những gì làm trẻ rung động mạnh mẽ và gây cho chúng những rung động xúc cảm, tình cảm tích cực. Hoạt động tạo hình là một hoạt động có đầy đủ điều kiện để đảm bảo sự tác động đồng bộ lên mọi mặt phát triển của trẻ em về thể lực, đạo đức, lao động đặc biệt là khả năng cảm thụ thẩm mĩ và bồi dưỡng những cảm xúc thẩm mĩ và hình thành các phẩm chất kĩ năng ban đầu của con người như một thành viên trong xã hội biết tích cực, sáng tạo. Trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mầm non có năm lĩnh vực phát triển- với đề tài “ Một số biện pháp phát triển thẩm mĩ cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động tạo hình” nhằm tìm ra những biện pháp, phương pháp tốt nhất để giúp trẻ hoạt động tích cực trong hoạt động tạo hình nhằm kích thích phát triển ở trẻ khiếu thẩm mĩ nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong lĩnh vực phát triển thẩm mĩ trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ 5-6 tuổi.





Phần 2: MÔ TẢ SÁNG KIẾN
1 Lý do chọn đề tài
Cơ sở lý luận.
Hoạt động tạo hình góp phần góp phần quan trọng trong gáo dục thẩm mĩ cho trẻ mầm non đặc bệt là đối với trẻ 5-6 tuổi. Thông qua hoạt động tạo hình phát triển ở trẻ khả năng cảm thụ thẩm mĩ và bồi dưỡng những cảm xúc thẩm mĩ. Những vẻ đẹp đa dạng của hình dáng, sự phong phú về màu sắc của đồ vật, thiên nhiên và sự lặp đi lặp lại của các yếu tố tạo hình như sự cân đối đa dạng về cấu trúc hình dạng về tính truyền cảm của đường nét …đã thu hút hứng thú và gây cho trẻ những xúc cảm, tình cảm thẩm mĩ ở trẻ được nảy sinh và trở lên sâu sắc cùng với sự phát triển của cảm giác và sự phong phú của các biểu tượng, trẻ tri giác thế giới xung quanh ngày càng có ý thức hơn. Dần dần trẻ có khả năng cảm thụ, nhận thức đánh giá được vẻ đẹp hay không đẹp của các đồ vật, hiện tượng trong thiên nhiên, cuộc sống và tác phẩm nghệ thuật ở mức sơ đẳng được biểu hiện qua tháu độ: thích hay không thích, yêu hay ghét, phân biệt đẹp hay xấu. Việc làm quen, tiếp xúc với các tác phẩm nghệ thuật tạo hình còn giúp trẻ cảm thụ được vẻ đẹp của thiên nhiên, cuộc sống thể hiện qua ngôn ngư tạo hình là đường nét, hình dáng, màu sắc và bố cục … càng làm cho trẻ hứng thú mong muốn được tạo ra sản phẩm.
Khi miêu tả đồ vật hiện tượng trẻ không chỉ miêu
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Văn Nam
Dung lượng: 4,90MB| Lượt tài: 2
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)