Sáng kiến cực hay

Chia sẻ bởi Bùi Văn Phúc | Ngày 11/10/2018 | 25

Chia sẻ tài liệu: Sáng kiến cực hay thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:



Phòng giáo dục & đào tạo LONG
Trường TH SỞ ĐẠI ÂN 2a






















VĂN 9


HÌNH THỨC THẢO LUẬN NHÓM VÀ SỬ DỤNG TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC MÔN VĂN Ở TRƯỜNG THCS


Giáo viên: Bùi Như Lạc







CẤU TRÚC SKKN


A. Đặt vấn đề.
I. Cơ sở lí luận.
II. Cơ sở thực tiễn.
1. Đối với giáo viên.
2. Đối với học sinh.
B. Giải quyết vấn đề:
I. Các hình thức thảo luận nhóm,
sử dụng trò chơi trong dạy học môn văn.
1. Hình thức thảo luận nhóm.
1.1. Cách thức tổ chức.
1.2. Chuẩn bị của giáo viên.
1.3. Chuẩn bị của học sinh.
2. Hình thức sử dụng trò chơi.
2.1.Cách thức tổ chức.
2.2.Chuẩn bị của giáo viên.
2.3.Chuẩn bị của học sinh.
II.Phạm vi áp dụng.
III. Bài dạy thực nghiệm.
IV. Kết quả.
C. Kết luận và kiến nghị
















A.ĐẶT VẤN ĐỀ

I. Cơ sở lí luận:
Trong những năm gần đây vấn đề đổi mới phương pháp dạy học luôn được bàn luận một cách sôi nổi, đó là vấn đề quan trọng luôn được đề cập trong mỗi cuộc họp chuyên môn ở tất cả các trường học trên cả nước.Với bộ môn văn cũng không nằm ngoài quỹ đạo đó.
Nghị quyết hội nghị lần II BCH TW Đảng khóa VIII nêu rõ : “Đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học” ; “phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động , sáng tạo của người học, bồi dưỡng lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”.
Trước kia phương pháp dạy – học văn cổ truyền chính là giảng văn và phân tích các nội dung trong bài học, có lẽ đây là hình thức duy nhất để tiếp cận văn bản.Tuy có những thành công nhất định thì vẫn là thầy phân tích –trò tiếp nhận.Dù có thành công nhưng vẫn là áp đặt cách hiểu, cách cảm thụ cho học sinh và lâu dần sẽ dẫn tới sự nhàm chán không thích tìm tòi,sáng tạo của các em. Chính điều đó đòi hỏi phải có những phương pháp cải tiến trong việc dạy –học văn trong nhà trường,đây là nhu cầu thiết yếu đối với các nhà giáo dục và đội ngũ giáo viên giảng dạy môn văn.Chúng ta biết rằng môn văn là môn cơ bản góp phần hình thành nhân cách học sinh,đặc biệt đối tượng của môn văn là những tác phẩm văn thơ,mà văn thơ lại là nghệ thuật của ngôn từ. Vì vậy với đối tượng học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số mà giáo viên chỉ phân tích, diễn giảng thì chắc chắn hiệu quả sẽ không cao. Chính vì vậy để thực hiện một giờ học có hiệu quả thì người giáo viên cần phải sử dụng nhiều phương pháp như: phân tích, diễn giảng,vấn đáp,nêu vấn đề,gợi ý …và đặc biệt để tạo một giờ học phong phú, sinh động thì việc sử dụng hình thức thảo luận nhóm sẽ giúp học sinh trao đổi ý với nhau, bổ sung cho nhau các kiến thức còn thiếu, học sinh sẽ sôi nổi hơn trong học tập. Còn việc lồng ghép một số trò chơi trong quá trình giảng dạy sẽ giúp học sinh cảm thấy hứng thú, tích cực, sôi nổi hơn đỡ nhàm chán trong một tiết học văn.
Bất cứ một người giáo viên nào có tâm huyết với nghề đều tự đặt ra câu hỏi làm thế nào để dạy và học tốt môn văn ?Từ xưa đến nay người ta vẫn nói :“Học văn thì dễ nhưng dạy văn thì rất khó” và thực tế cũng chứng minh điều đó. Quả là việc dạy văn vô cùng khó bởi dạy văn không chỉ là dạy đúng, đủ mà còn phải hay, phải lôi cuốn học sinh, làm cho học sinh hứng thú, say mê. Môn ngữ văn là môn học kết tinh nhiều giá trị văn hóa truyền thống và nhân loại, là môn học có ý nghĩa trong việc hình thành, phát triển, định hướng nhân cách cho học sinh và rèn luyện những kỹ năng cơ bản cần thiết cho các em.Mặt khác đây lại là môn học nghệ thuật kích thích trí tưởng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Bùi Văn Phúc
Dung lượng: 284,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)