SẮC MÀU CA DAO

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Vân | Ngày 12/10/2018 | 103

Chia sẻ tài liệu: SẮC MÀU CA DAO thuộc Tư liệu tham khảo

Nội dung tài liệu:











SẮC MÀU CA DAO
Chúng ta đã từng tự hào Dân tộc Việt Nam là một dân tộc có nền văn hiến lâu đời. Và nói đến cái gốc văn hoá của dân tộc, chúng ta không thể không nói đến ca dao. Không biết tự bao giờ, ca dao được khơi nguồn để trở thành một nét đẹp văn hoá của dân tộc Việt và là món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống văn hoá của nhân dân ta. Đó là lối văn truyền khẩu được cất lên từ một thứ ngôn ngữ nghệ thuật đặc trưng của dân gian .Trước tiên do một người xúc cảm mà đọc lên, rồi vì lời hay ý đẹp mà được lan truyền trong dân gian rồi truyền từ đời này sang đời khác và trở thành nguồn gốc của thi ca. Là sản phẩm của trí tuệ và tâm hồn nhân dân, Ca dao là kết tinh của tinh thần dân tộc, là tiếng đàn muôn điệu của tâm hồn quần chúng, là nét đẹp văn hoá truyền thống của dân tộc Việt Nam ta. Đó là kết tinh về những bài học đạo lý, những kinh nghiệm sống của cha ông từ bao đời. Vì vậy ca dao đã từng là dòng sữa ngọt lành nuôi dưỡng tâm hồn, bồi đắp trí tuệ, khiếu thẩm mỹ cho bao thế hệ. Chắc hẳn trong mỗi chúng ta, mấy ai lại không thuộc lòng mấy bài ca dao nhắc nhở con cháu phải nhớ công ơn của các bậc sinh thành :
Con người có cố có ông
Như cây có cội, như sông có nguồn.
Và : Ơn cha nặng lắm ai ơi,
Nghĩa mẹ bằng trời, chín tháng cưu mang.
Đó là những bài học đạo lý đầu tiên mà ai được sinh ra trên đời này cũng đều phải nhớ.
Tình cảm cộng đồng cũng được cha ông nhắc nhở một cách ý nhị qua nhiều bài ca dao:
Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng.
Hay : Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
Quê hương, đất nướcViệt Nam cũng trở nên tươi đẹp hơn qua các bài ca dao:
Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ.
Cũng có lúc ca dao là những tiếng lòng than thở, là những nỗi niềm tâm sự giãi bày gửi gắm bao nỗi niềm của con người :
Thương thay con quốc giữa trời
Dẫu kêu ra máu có người nào nghe.
Những kinh nghiêm ứng xử cũng được cha ông gửi gắm một cách nhẹ nhàng mà thấm thía qua ca dao :
Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
Đến với ca dao chính là đến với cội nguồn sinh dưỡng của tâm hồn. Ở đó con người được nhen nhóm thêm bao tình cảm tốt đep: Đó là tình yêu thương gia đình, tình làng nghĩa xóm, tình yêu con người, quê hương đất nước…Ở đó con người được bồi đắp thêm những kinh nghiêm sống, những kinh nghiêm ứng xử, khiếu thẩm mỹ để con người sống tốt đẹp hơn.
Và như chúng ta đã biết, ca dao bắt rễ từ cuộc sống và được phát triễn xanh tươi như muôn màu hoa lá trong đời sống của nhân dân ta. Với hình thức ngôn ngữ bình dân quen thuộc mà vẫn mượt mà duyên dáng sâu lắng, với nội dung phong phú và sự biến tấu linh hoạt, ca dao đã làm đẹp thêm, phong phú thêm đời sống tinh thần và trí tuệ của nhân dân ta.
Ca dao khi đọc lên sẽ là những lời thủ thỉ tâm tình:
Anh đi anh nhớ quê nhà.
Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương.
Nhớ ai dãi nắng dầm sương
Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao.
Còn ca dao khi hát lên sẽ là những khúc dân ca mượt mà duyên dáng làm say đắm lòng người. Cuộc sống sẽ tươi đẹp hơn, thắm thiết hơn và ý vị hơn khi được hát hoặc được nghe những khúc dân ca khi tươi vui náo nức, khi đằm thắm tha thiết từ mọi miền của đất nước Việt nam ta.
Đặc biệt, ca dao qua những lời hát ru ngọt ngào chứa chan tình yêu thương của mẹ sẽ là những tiếng lòng tha thiết sâu lắng đưa con vào giấc ngủ bình yên. Để rồi những lời ru ngọt ngào tha thiết ấy theo mãi con suốt cả cuộc đời
Và trong cuộc sống của nhân dân ta, có biết bao vở kịch vui mà chứa đựng những bài học triết lý sâu sắc được cất lên từ những bài ca dao đậm màu cuộc sống .
Vậy đó, Dù thời gian có qua đi, dù trãi qua bao thăng trầm của lịch sử, ca dao với sắc màu phong phú của nó vẫn sống mãi cùng với sự trường tồn của dân tộc, góp phần làm cho cuộc sống của nhân dân ta
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Vân
Dung lượng: 15,42KB| Lượt tài: 1
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)