RÈN KỸ NĂNG GIAO TIẾP CHO TRẺ NHƯ THẾ NÀO?
Chia sẻ bởi Nguyễn Mỹ Duyên |
Ngày 05/10/2018 |
62
Chia sẻ tài liệu: RÈN KỸ NĂNG GIAO TIẾP CHO TRẺ NHƯ THẾ NÀO? thuộc Lớp 4 tuổi
Nội dung tài liệu:
Một vài kinh nghiệm phát triển kỹ năng giao tiếp của trẻ Mầm Non.
GVMN:Nguyễn Thị Thanh Cảnh.
Trường:MGTN-CĐMGTƯ 3
Hầu hết mọi người đều đồng ý rằng những năm đầu đời của trẻ là những năm quan trọng nhất cho sự phát triển toàn diện của đứa trẻ và ngôn ngữ cũng là một quá trình tâm lý diễn ra rất mạnh ở trẻ.Ở giai đoạn này trẻ học và nắm được tiếng mẹ đẻ của mình, do vậy mà phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ là rất quan trọng vì nó sẽ ảnh hưởng đến tư duy và quá trình học sau này.
Ví dụ: Ở lớp Mầm C, có cháu đã 4 tuổi mà không nói được 1 câu ngắn, không diễn đạt được ý câu trả lời khi được hỏi.
Vậy tại sao lại có trẻ nói được, trẻ nói không được?Ta có thể xét tới một số yếu tố ảnh hưởng sau:
*Sự khiếm khuyết về thể chất và tinh thần.
Ví dụ: Câm, đàn độn cũng làm cho ngôn ngữ của trẻ hạn chế
*Môi trường gia đình: Thô lỗ, không gần gũi trẻ.
Ví dụ: Một đứa trẻ bị gia đình luôn mắng chửi, không quan tâm sẽ làm cho trẻ có cảm giác không ai gần gũi, không trao đổi với người thân được, do đó mà ngôn ngữ không phát triển.
*Trẻ được đáp ứng quá đầy đủ về nhu cầu mà trẻ cần.
Ví dụ: Trẻ chỉ cần nhìn vào một đồ dùng, đồ vật nào là được đáp ứng ngay mà không phải dùng lời để yêu cầu hoặc xin phép.Đây cũng là một trong những nguyên nhân của trẻ chậm phát triển.
*Các trẻ sinh đôi thường hay có những cách giao tiếp không dùng lời với nhau do đó mà ngôn ngữ cũng chậm phát triển.
Ví dụ: Trong lớp có một cặp sinh đôi, khi cần bạn Cẩm đưa cho cái gì, Kim chỉ cần lấy tay khều vào Cẩm, rồi chỉ vào vật đó,Cẩm liền biết ngay là Kim cần gì.
*Môi trường sống cũng rất quan trọng trong việc phát triển khả năng giao tiếp.
Ví dụ : Cháu được sống trong môi trường thoải mái, được người lớn quan tâm trò chuyện sẽ giúp trẻ nói rất tốt và ngược lại.
Để khắc phục những hạn chế về giao tiếp cũng như giúp trẻ giao tiếp được, ta có thể nói chuyện với từng trẻ để kích thích chúng diễn đạt ý tưởng và cảm xúc, muốn vậy ta nên chs ý tới những yếu tố sau:
1.Tạo môi trường giao tiếp và giúp cho trẻ có cảm giác thoải mái, có nhu cầu giao tiếp bằng lời.Có nghĩa là trong tất cả mọi hoạt động của trẻ, mỗi giáo viên MN luôn phải dùng nhiều trò chơi, câu đố để kích thích trẻ tham gia, qua đó giúp trẻ được tự nhiên hơn.
Ví dụ: Trong lớp, Hoa là trẻ rất ít nói, nhút nhát.Vì thế mà tôi thường cho bé chơi cùng một nhóm trẻ mạnh dạn hơn.Trong giờ chơi, tôi cho bé chơi trò chơi “Đoán tên bạn”.Ví dụ: Cô đang nghĩ về một bạn mặc quần xanh dương,áo thun đen có in hình con cọp” và nói với trẻ: “Hoa ơi!cô đang nghĩ về bạn nào vậy?Tại sao con biết?” Trẻ sẽ nói ngay tên bạn đó và vì sao trẻ lại đoán được.
2.Ngôn ngữ là cái riêng của mỗi người, và nó được phát triển rất tự nhiên, do đó mà trẻ khi giao tiếp sẽ có lúc nói sai, chúng ta không nên sửa sai hoặc la rầy, vì sẽ tạo cho trẻ cảm giác không tự tin, sợ nói.
Muốn giúp trẻ sửa lỗi khi nói thì ta nên thông qua trò chơi sắm vai để dạy trẻ như:Trò chơi bán hang, bác sĩ và gia đình…Qua đó sẽ giúp trẻ nói theo mẫu của cô và của bạn.
3.Để cho trẻ có cảm giác thoải mái tự nhiên, chúng ta không nên dùng ngôn ngữ sai khiến sẽ làm cho trẻ cảm giác bị bắt buộc, mà ta chỉ dùng ngôn ngữ đề nghị, vỗ về trẻ.
Ví dụ: “Cô muốn các con cất đồ chơi lên kệ rồi ta ra ngoài cùng chơi.” Không nên dùng câu: “Cất hết đồ chơi đi”
4.Để cho trẻ có cảm xúc mạnh, có nhu cầu về giao tiếp thì việc dùng rối là cần thiết, vì trẻ ở lứa tuổi này rất thích được nói chuyện với những con rối và đặc biệt là những con vật rất gần gũi với trẻ.
Ví dụ: Trong lớp có bé Hằng rất ít nói, nhưng khi cô đưa ra rối ra để hỏi: “Hằng đang làm gì vậy?Nhà bạn có ai?Nói cho thỏ bông nghe đi!”Thì bé Hằng đã trả lời ngay.
*Tóm lại: Qua
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Mỹ Duyên
Dung lượng: 55,00KB|
Lượt tài: 2
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)