Ra dê KH_LS_ĐL

Chia sẻ bởi Han Van Tuan | Ngày 12/10/2018 | 117

Chia sẻ tài liệu: ra dê KH_LS_ĐL thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:






TẬP HUẤN
RA ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ
MÔN KHOA HỌC,
MÔN LỊCH SỬ - ĐỊA LÍ
THEO TT 22/BGD-ĐT
(ra 4 caâu a;b;c;d trong đó 3 câu nhiễu 1 câu đúng)
HOẠT ĐỘNG CỦA LỚP
1. Chia nhóm:
Làm quen trong nhóm.
Bầu nhóm trưởng, thư kí.
Bầu lớp trưởng, lớp phó.
2. Tham gia các hoạt động của lớp:
Những vần đề chung về Môn Khoa học
Môn Lịch sử - Địa lí
MỤC TIÊU
1. Xác định được yêu cầu của 4 mức trong kiểm tra đánh giá với môn Khoa học, môn Lịch sử - Địa lý;
2. Biết được quy trình xây dựng các câu hỏi theo 4 mức
3. Biết được quy trình xây dựng ma trận đề kiểm tra
4. Vận dụng xây dựng đề kiểm tra môn Khoa học, môn Lịch sử - Địa lý;
5. Thực hiện triển khai tập huấn tại đơn vị.
NỘI DUNG
1 Đọc và góp ý tài liệu “Nâng cao năng lực ra đề kiểm tra định kì” phần Khoa học, Lịch sử - Địa lý.
a/ Xác định được quy trình câu hỏi theo 4 mức.
b/ Xác định được ma trận đề kiểm tra khối 4,5.
c/ Xác định được quy trình xây dựng đề kiểm tra định kì
2. Thảo luận xác định được từng câu hỏi trong đề kiểm tra định kì ở mức độ nào và giải thích được vì sao?

HOẠT ĐỘNG 1
Đọc tài liệu
Thảo luận nhóm, phát biểu ý kiến thắc mắc và giải đáp
MÔN KHOA HỌC
Cách biên soạn để kiểm tra định kì
môn Khoa học với các câu hỏi theo 4 mức
Mức 1: Nhận biết
Mức 2 : Hiểu
Mức 3: Vận dụng ở mức độ đơn giản
Mức 4: Vận dụng ở mức độ cao
Cách biên soạn để kiểm tra định kì
môn Khoa học với các câu hỏi theo 4 mức
* Gợi ý cấu trúc đề kiểm tra
Mức 1 + 2: Khoảng 70%;
Mức 3: Khoảng 20%;
Mức 4: Khoảng 10%.
- Cấu trúc một đề kiểm tra môn Khoa học là đề kết hợp Trắc nghiệm và tự luận, có khoảng 12 câu: Câu hỏi TNKQ: 70%; Câu hỏi tự luận: 30%

Ma trận đề kiểm tra môn Khoa học HKI lớp 5
HOẠT ĐỘNG 2: (20 phút)
Thảo luận, xác định được từng câu hỏi trong đề kiểm tra định kì ở mức độ nào và giải thích được vì sao?
Quy trình soạn đề kiểm tra định kì môn Khoa học với các câu hỏi theo 4 mức
Bước 1: Xác định mục tiêu (Nội dung và yêu cầu cần đạt, ví dụ nhằm đánh giá Chuẩn nào)
Bước 2: Xác định mức độ cần đánh giá (Ví dụ Mức 1. Nhận biết; Mức 2. Hiểu; Mức 3 Vận dụng ở mức độ đơn giản; Mức 4. Vận dụng ở mức cao)
Bước 3: Lựa chọn tình huống, bối cảnh (trường hợp mức độ vận dụng)
Bước 4: Lựa chọn hình thức câu hỏi. Ví dụ các dạng: Đúng-Sai; Nhiều lựa chọn; Ghép đôi; Điền khuyết; Trả lời ngắn; Tự luận;….
Bước 5: Biên soạn câu hỏi; hướng dẫn đánh giá và đáp án.
Bước 6: Điều chỉnh và hoàn thiện đề kiểm tra
HOẠT ĐỘNG 3: Thực hành
HOẠT ĐỘNG 1
Đọc tài liệu
Thảo luận nhóm, phát biểu ý kiến thắc mắc và giải đáp
MÔN LỊCH SỬ - ĐỊA LÍ
Hướng dẫn xây dựng câu hỏi môn LS&ĐL theo 4 mức độ
Hướng dẫn xây dựng câu hỏi môn LS&ĐL theo 4 mức độ
Cách biên soạn đề kiểm tra định kì môn LS&ĐL với các câu hỏi theo 4 mức
* Gợi ý cấu trúc đề kiểm tra
- Đối với mạch nội dung:
+ Lịch sử: khoảng 50 % + Địa lí: khoảng 50 %
- Đối với các mức:
Mức1: Khoảng 40%; Mức2: Khoảng 30%; Mức3: khoảng 20%; Mức 4: Khoảng 10%.
(Ở mức 4 chỉ nên sử dụng 1 câu hỏi- Nội dung Lịch sử hoặc nội dung Địa lí hoặc kết hợp cả nội dung Lịch sử và Địa lí.)
- Đối với dạng câu hỏi/bài tập:
Câu hỏi TNKQ: 70%; Câu hỏi tự luận: 30%

Ma trận đề kiểm tra môn LS-ĐLcuối học kì I, lớp 4
Ma trận đề kiểm tra môn LS-ĐL cuối năm học, lớp 5
HOẠT ĐỘNG 2:
Thảo luận, xác định được từng câu hỏi trong đề kiểm tra định kì ở mức độ nào và giải thích được vì sao?
Quy trình xây dựng đề kiểm tra định kì môn LS&ĐL với các câu hỏi theo 4 mức
Bước 1: Xác định mục đích đánh giá (đánh giá kết quả học tập, năng lực, phẩm chất nào của học sinh? Vào thời điểm nào? Đối tượng học sinh nào?...)
Bước 2: Xây dựng nội dung đánh giá (dựa vào mục đích đánh giá, Chuẩn kiến thức, kỹ năng, nội dung trọng tâm cốt lõi…để xác định các chủ đề nội dung cần đánh giá)
Bước 3: Xây dựng các câu hỏi/bài tập (số lượng các câu hỏi, dạng câu hỏi, mức độ dựa trên các chủ đề nội dung cụ thể của bước 2)
Bước 4: Dự kiến các phương án đáp án các câu hỏi/bài tập ở bước 3 và thời gian làm bài.
Bước 5: Dự kiến điểm số cho các câu hỏi/bài tập (căn cứ vào số lượng câu hỏi/bài tập, các mức và mục đích đánh giá; đồng thời phải dự kiến hình dung được các tình huống học sinh sẽ gặp phải trong khi làm bài kiểm tra để ước tính điểm số)
Bước 6: Điều chỉnh và hoàn thiện đề kiểm tra
HOẠT ĐỘNG 3: Thực hành
KHOA học mức 4 là mưc sáng tạo 1 điểm, có thể tách 1 điểm thành 2 (0.5 điểm).
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Han Van Tuan
Dung lượng: 585,00KB| Lượt tài: 6
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)