QUYỀN VÀ BỔN PHẬN TRẺ EM LỚP 3

Chia sẻ bởi Nguyễn Hàng Trung | Ngày 08/10/2018 | 52

Chia sẻ tài liệu: QUYỀN VÀ BỔN PHẬN TRẺ EM LỚP 3 thuộc Toán học 3

Nội dung tài liệu:

Thứ sáu, ngày 06/ 11/ 2015
Tuần 11: Chủ đề 1: TÔI LÀ MỘT ĐỨA TRẺ
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Hiểu được trẻ em là một con người có những quyền: có cha mẹ, có tên họ, quốc tịch và tiếng nói riêng; có quyền được chăm sóc, bảo vệ và giáo dục, được tôn trọng và bình đẳng.
- Hiểu được trẻ em cũng có bổn phận đối với bản thân, gia đình và xã hội như mọi người.
-Có thái độ tự tin, tự trọng, mạnh dạn trong mọi quan hệ giao tiếp, không nhút nhát hèn yếu; biết đối xử tốt trong quan hệ với bạn bè và những người xung quanh.
-Biết nói về mình một cách rõ ràng, có thể giao tiếp, ứng xử đúng mực với tập thể, gia đình và cộng đồng.
II. Chuẩn bị:
+ GV: Các bài tập trắc nghiệm, truyện kể về bạn Ngân, thẻ xanh đỏ.
+ HS: Đóng vai phóng viên
III. Các hoạt động dạy học:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH

+ HĐ 1: Khởi động.
- MĐ: Giới thiệu bài.
- HT: Cả lớp.
- Ổn định tổ chức.
- Dạy bài mới: Giới thiệu bài. Ghi tên bài.
+ HĐ 2: Trò chơi”phóng viên”
-MĐ: Biết đóng vai phóng viên, hỏi và trả lời về tên tuổi,…Biết được quyền và bổn phận trẻ em.
- HT: Lớp
- GV chọn một học sinh đóng vai phóng viên báo Nhi Đồng.
- HD đi phỏng vấn: Chào bạn tôi là phóng viên báo Nhi Đồng. Tôi xin phép được hỏi: bạn tên gì? Bao nhiêu tuổi? Học lớp mấy? Bạn học trường nào? Bạn thích nhất điều gì? Bạn có mơ ước gì? Bạn hãy kể một số việc làm hằng ngày ở gia đình? Hoặc những việc tốt mà bạn đã làm? Xin cám ơn bạn!
- GV nhận xét trò chơi, tuyên dương.
Kết luận: là trẻ con cũng là một con người, ai cũng có tên họ, cha mẹ, có gia đình, quê hương, quốc tịch, có sở thích và nguyện vọng riêng. Chúng ta là những con người có ích cho gia đình, xã hội.
+ HĐ 3: Trưng bày ý kiến.
- MĐ: Biết xác định tình huống đúng sai qua các quyền trong bài tập trắc nghiệm.
- HT: Lớp.
- GV hướng dẫn: Chọn câu đúng giơ thẻ đỏ, sai giơ thẻ xanh.
- GV đọc cho h/s nghe các câu:
1- Trẻ em có quyền có tên họ.
2- Trẻ em có quyềncó cha mẹ.
3- Trẻ em không cần có quốc tịch.
4- Trẻ em có quyền được sống với cha mẹ.
5- Trẻ em có quyền được đi học.
6- Trẻ em không được giữ tiếng nói của dân tộc, địa phương mình.
7- Trẻ em không bị phân biệt đối xử về màu da, con trai, con gái
8- Trẻ em có quyền không bị hành hạ, đánh đập tàn nhẫn.
- Kết luận : các câu sai: 3, 6, còn lại đúng
+ HĐ 4: Kể chuyện
- MĐ: Biết được những quyền được tôn trọng, không bị phân biệt đối xử, không bị lăng mạ….Quyền giữ bản sắc dân tộc mình.
- HT: lớp.
- GV kể chuyện: “Bạn Ngân”.(SGK).
+ Các bạn lớp 3A đã có thái độ và hành động ntn với bạn Ngân?
+ Bạn Ngân có đáng bị các bạn đối xử như vậy không? Tại sao?
+ Bạn Ngân có quyền được giữ giọng nói quê hương của mình không?
Kết luận: Trẻ em có quyền được tôn trọng, không bị phân biệt đối xử, không bị lăng mạ, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, có quyền giữ bản sắc dân tộc, tiếng nói riêng dân tộc mình.
+ HĐ 5: Củng cố, dặn dò:
- Hãy kể những việc làm ở nhà mà bạn cho là có ích?
- Gọi vài HS nhắc lại quyền trẻ em.
Trẻ em có quyền có tên họ, có cha mẹ, gia đình, quê hương.Có quyền được chăm sóc bảo vệ, được đối xử bình đẳng, được tôn trọng. Có quyền giử bản sắc dân tộc, tiếng nói riêng của dân tộc mình.
Trẻ em có bổn phận tham gia công việc ở gia đình và trong cộng đồng, tùy theo sức của mình, giúp ích cho mọi người.
- Dặn về nhà phụ giúp cha mẹ những công việc vừa sức.
- Nhận xét tiết học.









- 1 h/s làm.phóng viên.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Hàng Trung
Dung lượng: 16,93KB| Lượt tài: 1
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)