Quy trinh sinh hoat chuyen mon theo nghien cuu baihoc

Chia sẻ bởi Đinh Quốc Nguyễn | Ngày 12/10/2018 | 133

Chia sẻ tài liệu: Quy trinh sinh hoat chuyen mon theo nghien cuu baihoc thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:


TRƯỜNG TIỂU HỌC SÔNG NHẠN
HUYỆN CẨM MỸ – TỈNH ĐỒNG NAI
Người thực hiện: Đinh Quốc Nguyễn
CHUYÊN ĐỀ

SINH HOẠT CHUYÊN MÔN
THEO NGHIÊN CỨU BÀI HỌC
VỀ ĐÁNH GIÁ THƯỜNG XUYÊN
TRONG TIẾT DẠY
ĐỔI MỚI SINH HOẠT CHUYÊN MÔN THEO NGHIÊN CỨU BÀI HỌC

I. Quan điểm đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học:
- Là hoạt động chuyên môn nhưng ở đó GV tập trung phân tích các vấn đề liên quan đến người học.
- Không tập trung vào việc đánh giá giờ học, xếp loại GV mà khuyến khích GV tìm ra nguyên nhân tại sao HS chưa đạt kết quả như mong muốn và có biện pháp để nâng cao chất lượng dạy học, tạo cơ sở cho HS được tham gia vào quá trình học tập; giúp GV có khả năng chủ động điều hành nội dung, phương pháp dạy sao cho phù hợp với đối tượng học sinh.
SHCM về đổi mới đánh giá h/s có thể tổ chức dưới hình thức chuyên đề (đối với cấp tổ, cấp trường)
hoặc tổ chức Hội thảo (đối với cấp cụm trường).
Đối với những nội dung cụ thể về đánh giá thường xuyên HS, nên tổ chức SHCM thông qua hoạt động dự giờ.
II. Quy trình sinh hoạt chuyên môn về đánh giá thường xuyên trong tiết dạy được thực hiện như sau:
Bước 1 : Xây dựng kế hoạch và chuẩn bị
Nhóm trưởng cần xác định mục tiêu kiến thức và kĩ năng mà HS cần đạt được khi tiến hành nghiên cứu tiết dạy để đề xuất với GV trong tổ CM. GV trong Tổ CM
sẽ thảo luận chi tiết, cụ thể chọn bài học, thời gian tiến hành bài dạy, lớp thực hiện bài dạy minh họa, GV thực hiện dạy minh họa.
+ Cần xác định mục tiêu, phương pháp trong bài học.
+ Đặt câu hỏi xem đây là loại bài học gì?
+ Cách giới thiệu bài học như thế nào?
+ Sử dụng các phương pháp, phương tiện dạy học như thế nào đạt hiệu quả cao?
+ Dự kiến tổ chức hoạt động dạy học nào tương ứng?
+ Dự kiến tích hợp nội dung giáo dục nào là phù hợp?
+ Dự kiến cách suy nghĩ, khả năng tiếp nhận của HS vào bài học và từng hoạt động, các tình huống dạy học xảy ra, dự kiến cách kết thúc bài học.
- Xây dựng kế hoạch cần tập trung vào nội dung cụ thể mà GV, cán bộ quản lý quan tâm, gặp vướng mắc, khó khăn cần được chia sẻ, hỗ trợ trong đánh giá HS.
Cần nghiên cứu kĩ Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/8/2014 của BGD&ĐT và dựa trên thực tiễn đánh giá học sinh ở lớp, trường để xây dựng kế hoạch trong SHCM cụ thể như sau:
+ Cách đánh giá thường xuyên theo tiến trình bài học và hoạt động giáo dục: cách quan sát, theo dõi, hỗ trợ, đánh giá kết quả học tập của từng học sinh và từng nhóm học sinh qua mỗi hoạt động học; các kĩ thuật đánh giá trên lớp; cách quan sát, nhận định về một số biểu hiện của phẩm chất và năng lực của từng học sinh; cách hướng dẫn học sinh tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau; cách phối hợp với phụ huynh tham gia hoặc quan sát, đánh giá học sinh…
+ Cách đánh giá để bồi dưỡng, giúp đỡ học sinh nhằm phát huy khả năng của các em và giúp các em tiến bộ trong học tập..
+ Cách ra đề kiểm tra (phần thực hành); cách chấm bài kết hợp với sửa lỗi, nhận xét những ưu điểm, hạn chế và góp ý cho học sinh.
- Khuyến khích giáo viên tự nguyện, chủ động đăng ký nội dung về đánh giá thường xuyên học sinh. Giáo viên thực hiện dạy minh họa sẽ nghiên cứu phát triển… các ý kiến góp ý của Tổ CM. GV thực hiện hoàn thiện giáo án dạy minh họa và chuẩn bị điều kiện tốt nhất cho tiết dạy.
- Phân công giáo viên, Tổ CM hoặc lãnh đạo nhà trường hỗ trợ giáo viên dạy minh họa.
Bước 2: Tiến hành bài học và dự giờ:
- Sau khi hoàn thành việc xây dựng kế hoạch dạy học chi tiết, GV sẽ dạy minh họa bài học nghiên cứu ở 1 lớp đã chuẩn bị trước.
- Các yêu cầu cụ thể của giờ dạy minh họa như sau:
+ Chuẩn bị lớp dạy minh họa, bố trí lớp có đủ chỗ ngồi quan sát thuận lợi cho người dự.
+ Điều chỉnh số lượng người dự ở mức vừa phải không quá đông.
+ Việc dự giờ cần đảm bảo không ảnh hưởng đến việc học của HS, không gây khó khăn cho người dạy minh họa.
- Việc dự giờ tập trung vào nội dung đánh giá thường xuyên theo tiến trình bài học và hoạt động giáo dục của GV và HS nhằm trả lời các câu hỏi:
+ Giáo viên giám sát, hỗ trợ, đánh giá hoạt động học của từng nhóm / từng học sinh như thế nào ?
+ Giáo viên đã động viên, khích lệ học sinh hoặc hướng dẫn, hỗ trợ học sinh vượt qua khó khăn trong học tập như thế nào ?
+ Các kĩ thuật đánh giá trên lớp nào đã được giáo viên sử dụng ?
+ Học sinh có biết cách tự đánh giá và đánh giá bạn hay không ?
+ Kết quả đánh giá của giáo viên và kết quả học sinh tự đánh giá và đánh giá bạn như thế nào ?
+ Nên điều chỉnh hoạt động dạy học như thế nào sau giờ dạy ?...
Cần lưu ý là người dạy và người dự cần quan sát học sinh học, cách phản ứng của HS trong giờ học, cách làm việc nhóm của HS, những sai lầm của HS mắc phải, thái độ tình cảm của HS… Quan sát tất cả HS, không được “bỏ rơi” một HS nào.
- GV dự giờ từ bỏ thói quên đánh giá tiết dạy qua hoạt động của GV dạy. Cần đặt mình vào vị trí của người dạy để phát hiện những khó khăn trong việc học của HS để tìm cách giải quyết.
Bước 3: Thảo luận chung
- Sau khi dự giờ, GV dạy minh họa chia sẻ mục tiêu bài học, những ý tưởng mới, những thay đổi, điều chỉnh, cách thức tiến hành, cảm nhận của mình qua quá trình dạy học.
- Người dự giờ đưa ra các ý kiến nhận xét, góp ý về giờ học theo tinh thần trao đổi, chia sẻ, lắng nghe mang tính xây dựng; tập trung phân tích các vấn đề liên quan đến việc học của HS, cần tập trung thảo luận về đánh giá thường xuyên học sinh trong giờ học, các kĩ thuật đánh giá trên lớp. Trên cơ sở đó, làm rõ những điều đã học tập được, chia sẻ những băn khoăn, những kinh nghiệm hay những đề xuất nhằm giúp học sinh học tốt hơn thông qua đánh giá.
- Không đánh giá, xếp loại người dạy. Những hạn chế (nếu có) xem đó là bài học chung để mỗi GV rút kinh nghiệm.
- Cuối buổi thảo luận, người chủ trì có thể tổng kết các vấn đề nổi bật qua thảo luận và đưa ra các biện pháp hỗ trợ HS về đánh giá thường xuyên trong tiết dạy nhằm giúp cho học sinh học tập có hứng thú và tiến bộ hơn. Những người tham dự có thể tự suy nghĩ và lựa chọn biện pháp áp dụng cho việc đánh giá thường xuyên học sinh ở lớp mình, trường mình.
Bước 4: áp dụng vào đánh giá thường xuyên học sinh
Dựa trên kết quả thảo luận và những điều đã quan sát, học tập được qua dự giờ về đánh giá thường xuyên, các giáo viên (đối với SHCM cấp tổ), các tổ chuyên môn (đối với SHCM cấp trường), các trường tiểu học (đối với SHCM cấp cụm) nêu rõ phương hướng áp dụng để đổi mới cách đánh giá HS theo TT30 vào thực tiễn dạy học ở lớp, trường mình.
III. Tổ chức thực hiện SHCM theo NCBH.
1. Điều kiện để thực hiện nghiên cứu bài học
Nhóm GV hợp tác xây dựng giáo án.
- Tiết học minh hoạ là tiết học như bình thường hàng ngày.
- Phát giáo án của tiết học cho giáo viên dự giờ.
- Vị trí GV dự giờ có thể quan sát được nét mặt, thái độ của học sinh.
- Các giáo viên cần học cách quan sát.
- Nêu lại những ấn tượng của mình khi quan sát học sinh học.
- Chỉ ra thực tế và có bằng chứng (quay video, chụp ảnh)
- Không đánh giá giờ dạy của GV.
- Sự ủng hộ từ phía lãnh đạo.
2. Tổ chức thực hiện SHCM theo NCBH
* Giai đoạn thứ nhất: Hình thành cách dự giờ, suy ngẫm, xây dựng quan hệ đồng nghiệp mới.
Trong giai đoạn này, sinh hoạt CM cần tập trung thực hiện các mục tiêu sau:
- Luyện tập cách quan sát và suy nghĩ về việc học của HS trong giờ học, có khả năng phán đoán nhanh nhạy, chính xác để điều chỉnh việc dạy phù hợp, việc học của HS.
- Làm thay đổi cách nhìn, cách nghĩ và cảm nhận của GV về HS trong từng hoàn cảnh khác nhau.
- Hình thành thói quen lắng nghe lẫn nhau; rèn luyện cách chia sẻ ý kiến, từ đó hoàn thành mối quan hệ đồng nghiệp thân thiện, cộng tác và học tập lẫn nhau.
* Giai đoạn thứ hai: Tập trung phân tích các nguyên nhân, các mối quan hệ trong giờ học và tìm biện pháp cải tiến, nâng cao chất lượng các bài học.
- Đi sâu nghiên cứu, phân tích các phương án dạy học đáp ứng tối thiểu việc học của học sinh, các mối quan hệ trong lớp học, các kĩ năng cần thiết để nâng cao chất lượng việc học của HS.
- Tăng cường, vận dụng, thử nghiệm những ý tưởng sáng tạo khi dạy minh hoạ, lấy học sinh làm trung tâm đều được vận dụng, trải nghiệm trong SHCM.
- SHCM nên tổ chức càng nhiều lần càng tốt.
IV. Sự khác nhau giữa sinh hoạt chuyên môn truyền thống
với sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học.
- Bài dạy minh họa được thiết kế theo mẫu chung. Nội dung bài học bám sát đổi, điều chỉnh cho phù hợp với đối tượng HS;
PPDH máy móc, không linh hoạt (các bước lên lớp, thời gian, ...). Câu hỏi phát vấn thường đã có trước câu trả lời, ít có các phương án dự kiến tình huống xảy ra.
- Khi dạy minh họa,GV thường cố gắng làm “tròn vai” (dạy hết các kiến thức trong bài), tuân thủ thời gian, tập trung vào các HS khá giỏi (sợ cháy giáo án). Vì vậy, không bao quát lớp. Sau tiết dạy, GV không biết được suy nghĩ và cảm xúc của (từng nhóm) HS.
- Khuyến khích tự nguyện nhưng đảm bảo tính luân phiên.
- Thay mặt nhóm thể hiện các ý tưởng đã thiết kế trong bài học.
- HS gặp khó khăn trong học tập được GV hướng dẫn, giúp đỡ kịp thời.
- Người dự giờ là GV các khối, các môn học để cùng chia sẻ kinh nghiệm dạy học dựa trên thực tế học tập của HS
- Bố trí số lượng vừa phải, đứng ở vị trí thuận lợi để quan sát, ghi chép, sử dụng các kĩ thuật, chụp ảnh, quay phim ... những hành vi, tâm lí, thái độ của HS để có dữ liệu phân tích việc học tập của HS.
- Sự phân chia môn học và giảng dạy theo khối đã tạo ra sự ngăn cách giữa các GV, khó có thể cùng hành động hướng đến mục tiêu chung: giúp HS học tập.- Mục đích cuối cùng của dự giờ là đánh giá, xếp loại tiết dạy. Vì vậy, người dự giờ thường tập trung mọi sự chú ý theo dõi GV dạy, ít chú ý đến người học (HS).
- Các ý kiến phân tích, nhận xét sau tiết dạy nhằm mục đích đánh giá xếp loại GV dạy. Thông thường người dự giờ sẽ dựa vào các tiêu chí đã quy định để nhận xét. Ý kiến nhận xét thường chung chung, ít có minh chứng từ việc học của HS.
- GV dạy minh họa thường chỉ biết lắng nghe một chiều từ các ý kiến đóng góp của đồng nghiệp.
- Cuối cùng, người chủ trì chốt lại các ý kiến đóng góp và đưa ra quy trình chung để dạy một dạng bài và nêu ý kiến xếp loại chung tiết dạy.
- Người dự giờ đưa ra các ý kiến nhận xét, góp ý về giờ học theo tinh thần trao đổi, chia sẻ, lắng nghe mang tính xây dựng; tập trung phân tích các vấn đề liên quan đến việc học của HS.
- Không đánh giá, xếp loại người dạy (nếu kết quả không như mong muốn) thì xem đó là bài học chung để mỗi GV tự rút kinh nghiệm.
a) Đối với học sinh.
- Kết quả học tập ít được cải thiện vì GV chưa quan tâm nhiều đến HS mà chỉ tập trung lo “biểu diễn”. Đặc biệt, những HS gặp khó khăn trong học tập thường bị GV “bỏ quên” trong tiết dạy.
b) Đối với giáo viên.
- Bị “áp lực”, phải dạy để mọi người đánh giá năng lực của mình (không phải vì việc học của HS). Vì vậy, GV phải “bám sát” những quy định của tiết dạy, không dám thay đổi cách dạy, không dám sáng tạo.
- Nếu gặp phải những tình huống bất ngờ, GV thường lúng túng.
- Các PPDH mà GV sử dụng trong tiết dạy thường mang tính hình thức.
- Khi chia sẻ, phân tích tiết dạy (nếu có hạn chế), GV thường đổ lỗi cho HS hay những nguyên nhân khác. GV không thấy được nguyên nhân chính là từ GV..
- Việc “chuẩn bị trước” quá kỹ nên tiết dạy đôi khi quá “lý tưởng”. Người dự giờ không học hỏi được điều gì.
c) Đối với cán bộ quản lí.
- Áp đặt, máy móc, không dám và không tạo điều kiện để GV phát huy những ý tưởng sáng tạo.
Ít quan tâm để hiểu biết những tâm tư, nguyện vọng, khó khăn của GV trong quá trình dạy học.
Vì, vậy, GV thường ngại tâm sự, chia sẻ với CBQL.
c) Đối với cán bộ quản lí.
- Đặt bài học lên hàng đầu, đánh giá sự linh hoạt sáng tạo của của từng GV.
- Có cơ hội bám sát chuyên môn, hiểu được nguyên nhân của những khó khăn trong quá trình dạy và học để có biện pháp hỗ trợ kịp thời.
- Quan hệ giữa cán bộ quản lí và GV gần gũi, gắn bó và chia sẻ.
d) Đối với nhà trường.
Tăng cường mối quan hệ học hỏi, lắng nghe, cộng tác, đồng thuận, chia sẻ, ... hướng đến mục tiêu chung. Từ đó, chất lượng được nâng lên.
- GV dạy phải thiết kế bài soạn theo mẫu chung, bám sát SGK, sách GV, ... Vì vậy, các GV thường chép (in) giáo án lẫn nhau. Khi có dự giờ thì chuẩn bị kỹ, luyện tập trước cho HS, nếu bị phê bình thì đổ lỗi cho HS. Do đó, CBQL không phát hiện được những điểm yếu, điểm mạnh của từng GV để hỗ trợ.
V. Các lợi ích có được khi tham gia SHCM theo NCBH
- Học cách quan sát tinh tế, nhạy cảm việc học của HS.
- Hiểu sâu, rộng hơn về HS và đồng nghiệp. Hình thành sự chấp nhận lẫn nhau giữa GV với GV và giữa GV với HS.
- Cùng nhau xây dựng và tạo nên văn hoá nhà trường.
- Tạo cơ hội cho CBQL, GV hiểu về quy định, chính sách của ngành và công việc của mỗi GV.
- Tích luỹ kinh nghiệm, nâng cao năng lực chuyên môn và đổi mới PPDH, kĩ thuật dự giờ theo hướng dạy học tích cực, lấy việc học của HS làm trung tâm của GV khi tham gia SHCM theo NCBH.
VI. Một số khó khăn cần khắc phục khi đổi mới SHCM theo NCBH
1. Về cơ sở vật chất.
- Khó khăn:
+ Lớp học hẹp khó bố trí chỗ ngồi cho GV đến dự
+ Đồ dùng dạy học cho tiết dạy còn thiếu, không đồng bộ.
- Khắc phục:
+ BGH tạo ĐK cho tiết dạy được thực hiện ở phòng bộ môn
sẽ có không gian rộng, GV dự có thể ngồi ở 2 bên để quan sát hoạt động của HS rõ hơn.
+ GV dạy phải chuẩn bị trước các đồ dùng dạy học, chủ động thay thế những đồ dùng thiếu.
2. Về GV thực hiện dạy minh họa.
- Khó khăn:
+ GV chuẩn bị bài dạy mất nhiều thời gian nên không sẵn sàng hợp tác.
+ Trong tiết dạy GV không thể quan sát hết thái độ, hành động, sai sót từng HS nên GV ngại dạy vì sợ sau mỗi tiết dạy bị tham gia góp ý, đánh giá sẽ hạ thấp uy tin bản thân. Nhiều GV hoài nghi về tác dụng sinh hoạt chuyên môn mới này.
- Khắc phục:
+ Dạy vào tiết dạy theo đúng chương trình trên lớp mình dạy, đề nghị với BGH tạo ĐK kinh phí chi bồi dưỡng.
3. Về nhóm chuyên môn.
- Khó khăn:
+ Mất nhiều thời gian cho mỗi lần SHCM theo NCBH. Từ thời gian thảo luận xây dựng bài dạy đến khi rút kinh nghiệm đưa ra bài học (mỗi lần mất khoảng 3 đến 4 tiết)
+ Nhiều GV có thái độ không hoà đồng, không bình đẳng, chưa sẵn sàng học hỏi và hợp tác mà lại là phê phán, đánh giá, làm mất đi tính nhân văn của SHCM theo NCBH.
+ GV chưa thực sự hợp tác cùng nhau xây dựng kế hoạch bài học
+ Người dự dùng các phương tiện gây sự chú ý của HS
- Khắc phục:
+ Để thực hiện được mỗi lần SHCM theo NCBH thì cần cụ thể hóa thời gian như:
Bước 1. a) khoảng 30 phút cuối buổi họp CM
Bước 1. b) 1 buổi sinh hoạt CM
Bước 2. Thực hiện dạy 1 tiết theo TKB hoặc bố trí trong 1 buổi SHCM sau đó thực hiện bước 3 và bước 4 luôn.
=> Tổng số khoảng 2 buổi họp chuyên môn hàng tuần theo kế hoạch nên tổ trưởng phải lập kế hoạch trước vào kế hoạch của tổ.
+ Người dự không nên dùng máy ảnh, Camera… làm mất tập trung của HS
+ Tiết dạy này không đánh giá, xếp loại GV mà chỉ học hỏi, trao đổi đúc rút kinh nghiệm, tiết dạy thông qua hoạt động của HS. Hoạt động của GV là sản phẩm của cả nhóm CM nên không đánh giá GV.
4. Về học sinh.
- Khó khăn:
+ Số lượng HS trong lớp đông nên không thuận lợi cho việc học và dạy, theo dõi HS của GV dạy và dự.
+ Chất lượng HS không đồng đều, ý thức học tập của học sinh chưa tốt…
- Khắc phục:
+ GV dạy cần thiết kế bài dạy về kiến thức, PP… sao phù hợp kích thích tinh thần tự giác học tập, tạo hứng thú học tập của HS.
MỘT SỐ QUI ĐỊNH VỀ SỐ LƯỢNG THỰC HIỆN VÀ HỒ SƠ LƯU CỦA TỔ
I. Số lượng thực hiện: Mỗi kì thực hiện 02 lần => cả năm 4 lần
II. Hồ sơ lưu gồm:
1. Biên bản phân công GV hoặc GV tự nguyện dạy minh họa. (Lưu cả trong sổ nghị quyết tổ và nghị quyết cá nhân)
2. Biên bản sinh hoạt tổ (nhóm) tham gia góp ý xây dựng bài dạy. (Lưu cả trong sổ nghị quyết tổ và nghị quyết cá nhân)
3. Phiếu dự giờ. (Lưu cả trong sổ dự giờ của mọi thành viên)
4. Giáo án dạy thực nghiệm.
5. Biên bản sinh hoạt tổ (nhóm) rút kinh nghiệm giờ dạy và bài học kinh nghiệm (Lưu cả trong sổ nghị quyết tổ và nghị quyết cá nhân)
* Tài liệu tham khảo:
- Quy trình thực hiện Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học (Bộ GD&ĐT)
- Sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học (tài liệu dự án Plan)
- Thông tư 30/TT-BGDĐT ngày 28/8/2014 của BGD&ĐT về đánh giá HS tiểu học.
- Công văn số 86/GPE-VNEN ngày 18/3/ 2014 của BGD&ĐT về việc hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn ở các trường triển khai Mô hình trường học mới Việt Nam (VNEN)
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đinh Quốc Nguyễn
Dung lượng: 14,55MB| Lượt tài: 3
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)