Quy trinh day tieng viet lop 1

Chia sẻ bởi Bành Quốc Trưởng | Ngày 12/10/2018 | 39

Chia sẻ tài liệu: quy trinh day tieng viet lop 1 thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:


QUY TRÌNH DẠY MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 1
------------


QUY TRÌNH DẠY HỌC VẦN PHẦN ÂM, VẦN

Tiết 1
1. Kiểm tra bài cũ :
- Cho HS đọc các vần, các từ . Kết hợp phân tích vần hoặc tiếng có vần đã học (GV ghi sẵn các vần, các từ vào bảng con). GV nhận xét ghi điểm.
- HS SGK câu ứng dụng. GV hỏi HS để củng cố các vần cũ. GV nhận xét ghi điểm.
- GV đọc cho học sinh viết các từ đã học ở bài trước.(GV có thể đánh vần cho các HS yếu viết)
- HS tìm tiếng, từ mang vần vừa học ở bài trước ( không bắt buộc)
- GV nhận xét chung.
2. Bài mới :
a. Giới thiệu bài:
* Nhận diện vần, đánh vần và đọc vần mới :
- GV giới thiệu và kiểm tra việc nhận diện âm của học sinh.
- GV cho HS cài vần mới vào bảng cài. GV hỏi cách ghép và sửa sai cho học sinh.
- GV giới thiệu vần mới và ghi bảng, cho học sinh phân tích cấu tạo.
- Gọi 1 HS đánh vần thử. GV nhận xét
- GV đánh vần mẫu và nói cách đánh vần ( thực hiện 1 hoặc 2 lần )
- Cho học sinh đánh vần cá nhân. GV sửa sai cho học sinh ( nếu có )
- Cả lớp đánh vần ( hoặc từng tổ, nhóm ).
- Gọi HS đọc trơn thử. GV nhận xét
- GV đọc trơn mẫu và nói cách đọc ( thực hiện 1 hoặc 2 lần )
- Cho nhiều học sinh đọc trơn cá nhân. GV sửa sai cho học sinh ( nếu có và nên hướng dẫn bằng cách mô tả môi, miệng, lưỡi, lợi,…khi phát âm)
- Cả lớp đọc trơn ( hoặc từng tổ, nhóm ).
* Giới thiệu tiếng và từ ngữ khoá :
- Cho HS ghép tiếng khoá lên bảng cài, GV hỏi cách ghép và sửa sai cho học sinh.
- GV ghi bảng lớp tiếng mới, cho học sinh phân tích cấu tạo.
- Gọi 1HS đánh vần tiếng mới thử . GV nhận xét.
- GV đánh vần mẫu ( thực hiện 1 hoặc 2 lần )
- Cho học sinh đánh vần cá nhân. GV sửa sai cho học sinh ( nếu có )
- Cả lớp đánh vần tiếng ( hoặc từng tổ ( nhóm ).
- Gọi HS đọc trơn thử. GV nhận xét
- GV đọc trơn mẫu ( thực hiện 1 hoặc 2 lần )
- Cho học sinh đọc trơn cá nhân. GV sửa sai cho học sinh ( nếu có )
- Cả lớp đọc trơn ( hoặc từng tổ ( nhóm )
- Cho HS xem tranh, phân tích, gợi ý để rút ra từ khoá, GV ghi bảng kết hợp giải nghĩa từ.
- Cho học sinh đọc trơn cá nhân, kết hợp phân tích từ mới. GV sửa sai cho học sinh (nếu có )
+Gọi vài HS đọc cá nhân lại vần, tiếng, từ vừa học ( đọc theo thứ tự vần, tiếng, từ; không theo thứ tự. Kết hợp phân tích vần, tiếng mới để củng cố )
b. Giới thiệu vần thứ 2: Cách thực hiện tương tự vần thứ nhất.
+ Lưu ý : Khi dạy vần thứ 2 cần cho HS so sánh sự giống nhau và khác nhau giữa hai vần vừa học ( cách viết, đánh vần, đọc trơn)
- Gọi HS đọc toàn bài kết hợp phân tích ( đọc theo thứ tự vần, tiếng, từ; không theo thứ tự. Kết hợp phân tích vần, tiếng mới để củng cố )
* Hướng dẫn HS viết: Vần, từ mới.
- GV viết mẫu: Chú ý mô tả những điểm quan trọng như nét bắt đầu, nét kết thúc, độ cao của chữ và những chỗ cần phải điều tiết nét viết )
- HS viết vào bảng con, GV nhận xét, sửa sai cho học sinh (nếu có)
- HS đọc lại các âm, vần, từ vừa viết
* GV viết ( đính ) từ ứng dụng lên bảng :
- GV chỉ từng từ cho học sinh nhẩm đọc.
- Gọi HS lên bảng gạch dưới vần vừa học có trong tiếng.
- Cho học sinh đánh vần tiếng có vần mới, kết hợp đọc trơn từ.
- Gọi HS đọc từ ứng dụng kết hợp phân tích tiếng có vần mới.
- GV đọc mẫu và giải nghĩa từ.
- HS đọc cá nhân, đọc theo tổ ( nhóm ) từ ứng dụng.
- GV cho HS đọc cả bài đồng thanh.
Tiết 2
* Luyện đọc :
- Gọi HS đọc toàn bài trên bảng kết hợp phân tích tiếng chứa vần
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Bành Quốc Trưởng
Dung lượng: 14,26KB| Lượt tài: 0
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)