Quy trinh day chinh ta lop 4 5

Chia sẻ bởi Bành Quốc Trưởng | Ngày 12/10/2018 | 46

Chia sẻ tài liệu: quy trinh day chinh ta lop 4 5 thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

QUY TRÌNH DẠY PHÂN MÔN CHÍNH TẢ

1/Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra việc chữa lỗi trong vở của học sinh.
Viết bảng con:
+Những từ học sinh viết sai phổ biến trong tiết trước.
+Những từ liên quan đến bài chính tả âm vần.(nếu có)
2/Bài mới:
2.1/Giới thiệu bài
2.2/Hướng dẫn chính tả:
a/Tìm hiểu nội dung bài chính tả:
HS đọc bài chính tả trong SGK
Nêu 1-2 câu hỏi về nội dung đoạn viết.
b/ Hướng dẫn viết từ khó:
HS đọc lướt, tìm và nêu các từ khó viết (HS được mở SGK để tìm từ ở cả 2 dạng viết chính tả)
GV lắng nghe, chắt lọc những từ đa số học sinh thường sai để đưa ra luyện viết. (Tổng cộng chọn khoảng 4-6 từ để luyện viết bảng con). Những từ HS sai cá biệt GV lưu ý rồi xóa bảng.
Hỏi HS điểm dễ lẫn, GV gạch dưới bằng phấn màu trong các tiếng, từ trên bảng.
(Hoặc HS có thể nêu từ khó viết đồng thời nêu luôn điểm dễ lẫn)
Hướng dẫn viết từ khó:
+ GV lưu ý HS cách viêt đúng (không đi sâu vào so sánh phân biệt chính tả)
+HS đọc lại các từ khó.
+Xóa bảng, đọc cho HS viết bảng con. Nếu lớp có HS viết sai, GV dừng lại lưu ý về âm, vần, dấu thanh (nếu tiếng đó không có nghĩa), hoặc so sánh phân biệt chính tả, tìm thêm từ ngữ có chứa tiếng vừa phân biệt để HS khắc sâu cách viết (nếu tiếng đó có nghĩa).
HS đọc lại những từ khó.
c/ Hướng dẫn nhận xét về bài chính tả: cách trình bày văn bản, một số hiện tượng chính tả cần lưu ý trong bài
2.3/Viết chính tả:
Lưu ý HS về tư thế viết.
*Chính tả nghe – viết:
GV đọc toàn bài để học sinh bao quát nội dung (cần phát âm rõ ràng, tốc độ đọc vừa phải tạo điều kiện cho học sinh lưu ý các hiện tượng chính tả cần chú ý)
Đọc cho học sinh viết
+Đọc rõ ràng từng câu ngắn hay cụm từ rõ nghĩa 2-3 lượt cho HS viết. Tốc độ đọc đảm bảo quy định ở từng thời điểm ở mỗi khối lớp.
Đọc lần cuối cho HS soát bài bằng viết mực. GV lưu ý HS được phép thêm các dấu thanh, dấu phụ, dấu câu (nếu thiếu) hay viết lại chữ sai ra ngoài phần sửa lỗi (nếu có)
* Chính tả nhớ viết:
Đối với HS khá – giỏi:
Trước khi viết cho 1 HS đọc thuộc lòng đoạn viết.
HS nhớ lại nội dung bài và tự viết. (GV quy định thời gian cụ thể)
Hết thời gian viết, GV nhắc HS tự soát bài.
Đối với HS trung bình – yếu:
Cho HS ôn lại đoạn cần viết
Hướng dẫn HS nhận xét về các hiện tượng chính tả cần chú ý trong bài.
Tổ chức cho HS luyện viết những từ dễ viết sai chính tả.
HS nhớ viết từng câu hay từng cụm từ theo tốc độ viết quy định
HS tự nhớ nội dung bài soát lỗi.
2.4/Chấm, chữa bài.)
GV chuẩn bị bài chính tả mẫu (hoặc có thể dùng SGK – đối với lớp 4&5). GV đọc chậm rãi từng câu, lưu ý chỉ dẫn những chữ dễ viết sai. HS gạch chân chữ viết sai trong vở.
HS tự sửa lỗi (HS dựa vào bài chính tả mẫu hoặc bài trong SGK có thể tự sửa hoặc đổi vở cho bạn) GV theo dõi giúp đỡ học sinh, nắm bao quát những lỗi nhiều HS vi phạm, đồng thời thu 5 -6 vở chấm điểm.
GV chấm bài:
GV quan sát bài của HS dưới lớp để kiểm tra việc sửa lỗi và nắm lỗi phổ biến của HS.
Thống kê lỗi: Hỏi HS số lỗi vi phạm theo từng nhóm trình độ từ thấp đến cao
GV nhận xét chung bài viết : về viết chính tả và trình bày.
Lưu ý, chữa chung trước lớp về lỗi phổ biến mà GV đã nắm bắt thông qua quan sát vở lớp và các bài đã chấm bằng cách phân tích cấu tạo (lưu ý điểm dễ sai) hoặc so sánh chính tả.
2.5/Hướng dẫn làm bài tập chính tả âm-vần
Đọc và xác định yêu cầu đề.
Với dạng bài mới, bài khó, GV HD mẫu một phần của bài tập cho cả lớp quan sát.
HS làm bài tập: Tùy theo nội dung bài tập GV có thể chọn hình thức làm bài vào bảng con, bảng nhóm hay vở nháp, theo cá nhân hay nhóm. Tuy nhiên dù chọn hình thức nào thì vẫn phải đảm
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Bành Quốc Trưởng
Dung lượng: 11,16KB| Lượt tài: 0
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)