Quy trinh day chinh ta lop 2 3
Chia sẻ bởi Bành Quốc Trưởng |
Ngày 12/10/2018 |
46
Chia sẻ tài liệu: quy trinh day chinh ta lop 2 3 thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
QUY TRÌNH DẠY PHÂN MÔN CHÍNH TẢ LỚP 2 - 3.
1/ Ổn định lớp : - Cho HS hát .
2/ Kiểm tra bài cũ:
- Học sinh nghe - viết bảng con , bảng lớp một số từ ngữ đã được luyện tập ở tiết trước (hoặc GV nhận xét kết quả bài chính tả đã viết ở tiết trước).
- Gọi HS nhận xét , sửa sai
- Kiểm tra việc sửa lỗi của HS.
- Nhận xét.
3/ Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài:
- GV giới thiệu tên bài (đoạn viêt) và yêu cầu của các bài tập chính tả.
- GV ghi tựa bài lên bảng , HS nhắc lại tựa bài.
b. Bài mới :
* Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài viết .
- Đọc mẫu bài - đoạn viết:
+ Chính tả nghe - viết, tập chép :
GV đọc mẫu đoạn viết. Khi đọc cần phát âm rõ ràng, tốc độ vừa phải, tạo điều kiện để HS chú ý đến những hiện tượng chính tả cần viết đúng. Kết hợp giải nghĩa từ mới (nếu là bài chính tả chọn ngoài HS chưa đựơc tìm hiểu nội dung ở các tiết Tập đọc).
+ Chính tả nhớ - viết :
- GV đọc mẫu thuộc lòng đoạn nhớ viết.
- 1 - 2 HS đọc thuộc lòng đoạn nhớ - viết, các HS khác nhẩm theo.
- Giúp HS hiểu nội dung bài chính tả thông qua một hoặc hai câu hỏi gợi ý.
- HS nhận xét - GV nhận xét.
* Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS tìm từ khó trong bài.
- HS đọc thầm bài viết .
- Hướng dẫn HS nêu những từ ngữ dễ viết sai chính tả ( cá nhân , nhóm đôi ...).GV ghi bảng, cho HS nêu điểm khó (âm đầu, vần, thanh) của các từ ngữ đó, GV dùng phấn màu gạch dưới.
- GV lưu ý lại điểm khó của các từ cần luyện viết (nếu từ nào GV xác định không phải là lỗi sai phổ biến của lớp thì lưu ý riêng cho HS đó và xoá bỏ).
* Hoạt động 3 : Hướng dẫn HS luyện viết từ khó .
- HS đọc lại các từ khó.
- Cho HS viết bảng con các từ khó, GV mời 1 HS lên bảng viết .
- GV nhận xét bảng con và cả lớp.
- HS nhận xét bài viết của bạn trên bảng lớp.
( Nếu HS viết sai, GV cho HS phân tích, so sánh, hoặc giải nghĩa từ để HS không nhầm lẫn. Khi so sánh cặp tiếng đúng/sai nên cho HS tìm từ chứa tiếng đúng, hạn chế tìm từ chứa tiếng sai. Ví dụ: mặt (đúng)/ mặc (sai) nên tìm các từ chứa tiêng đúng : khuôn mặt, mặt bàn,...).
- Cho HS đọc lại các từ khó 2 lần.
- GV xoá bảng phần luyện viết trên bảng lớp.
* Hoạt động 4 : HS viết bài .
- Tập chép:
+ GV nhắc HS cách trình bày bài viết, cách để vở, tư thế ngồi viết,... Sau đó, các em nhìn bảng (ở HK I)/ SGK (từ HK II lớp 2 và lớp 3) để chép bài.
+ GV đọc toàn bài cho HS soát lại.
- Chính tả nghe - viết:
+ Nhắc HS cách trình bày bài viết, cách để vở, tư thế ngồi viết,cách cầm viết ...
+ GV đọc lại bài một lần nữa để HS tập trung bài viết.
+ Đọc cho HS nghe - viết từng câu hay từng cụm từ. Mỗi câu hay từng cụm từ được đọc 2 - 3 lần: đọc lượt đầu chậm rãi cho HS nghe, đọc nhắc lại 1-2 lần cho HS kịp viết theo tốc độ quy định của từng khối lớp (theo từng giai đoạn).
+ Khi viết bài xong .GV đọc toàn bài cho HS soát lại.
- Chính tả nhớ - viết:
+ 1 HS đọc thuộc lòng bài viết.
+ Tổ chức cho HS nhớ - viết lại bài theo tốc độ quy định (GV có thể quy định cách viết cho lớp mình, chẳng hạn: viết theo nhịp thước của GV,...).
+ GV nhìn sách đọc toàn bài cho HS soát lại.
* Hoạt động 5 : Chấm và chữa bài chính tả.
- GV hướng dẫn HS chữa bài từng câu một ( dựa vào bài viết trên bảng phụ hoặc ở SGK) và lưu ý các từ khó viết có trong câu để HS sửa (hoặc HS tự đổi vở chéo nhau, soát lỗi chính tả).
- GV theo dõi,
1/ Ổn định lớp : - Cho HS hát .
2/ Kiểm tra bài cũ:
- Học sinh nghe - viết bảng con , bảng lớp một số từ ngữ đã được luyện tập ở tiết trước (hoặc GV nhận xét kết quả bài chính tả đã viết ở tiết trước).
- Gọi HS nhận xét , sửa sai
- Kiểm tra việc sửa lỗi của HS.
- Nhận xét.
3/ Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài:
- GV giới thiệu tên bài (đoạn viêt) và yêu cầu của các bài tập chính tả.
- GV ghi tựa bài lên bảng , HS nhắc lại tựa bài.
b. Bài mới :
* Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài viết .
- Đọc mẫu bài - đoạn viết:
+ Chính tả nghe - viết, tập chép :
GV đọc mẫu đoạn viết. Khi đọc cần phát âm rõ ràng, tốc độ vừa phải, tạo điều kiện để HS chú ý đến những hiện tượng chính tả cần viết đúng. Kết hợp giải nghĩa từ mới (nếu là bài chính tả chọn ngoài HS chưa đựơc tìm hiểu nội dung ở các tiết Tập đọc).
+ Chính tả nhớ - viết :
- GV đọc mẫu thuộc lòng đoạn nhớ viết.
- 1 - 2 HS đọc thuộc lòng đoạn nhớ - viết, các HS khác nhẩm theo.
- Giúp HS hiểu nội dung bài chính tả thông qua một hoặc hai câu hỏi gợi ý.
- HS nhận xét - GV nhận xét.
* Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS tìm từ khó trong bài.
- HS đọc thầm bài viết .
- Hướng dẫn HS nêu những từ ngữ dễ viết sai chính tả ( cá nhân , nhóm đôi ...).GV ghi bảng, cho HS nêu điểm khó (âm đầu, vần, thanh) của các từ ngữ đó, GV dùng phấn màu gạch dưới.
- GV lưu ý lại điểm khó của các từ cần luyện viết (nếu từ nào GV xác định không phải là lỗi sai phổ biến của lớp thì lưu ý riêng cho HS đó và xoá bỏ).
* Hoạt động 3 : Hướng dẫn HS luyện viết từ khó .
- HS đọc lại các từ khó.
- Cho HS viết bảng con các từ khó, GV mời 1 HS lên bảng viết .
- GV nhận xét bảng con và cả lớp.
- HS nhận xét bài viết của bạn trên bảng lớp.
( Nếu HS viết sai, GV cho HS phân tích, so sánh, hoặc giải nghĩa từ để HS không nhầm lẫn. Khi so sánh cặp tiếng đúng/sai nên cho HS tìm từ chứa tiếng đúng, hạn chế tìm từ chứa tiếng sai. Ví dụ: mặt (đúng)/ mặc (sai) nên tìm các từ chứa tiêng đúng : khuôn mặt, mặt bàn,...).
- Cho HS đọc lại các từ khó 2 lần.
- GV xoá bảng phần luyện viết trên bảng lớp.
* Hoạt động 4 : HS viết bài .
- Tập chép:
+ GV nhắc HS cách trình bày bài viết, cách để vở, tư thế ngồi viết,... Sau đó, các em nhìn bảng (ở HK I)/ SGK (từ HK II lớp 2 và lớp 3) để chép bài.
+ GV đọc toàn bài cho HS soát lại.
- Chính tả nghe - viết:
+ Nhắc HS cách trình bày bài viết, cách để vở, tư thế ngồi viết,cách cầm viết ...
+ GV đọc lại bài một lần nữa để HS tập trung bài viết.
+ Đọc cho HS nghe - viết từng câu hay từng cụm từ. Mỗi câu hay từng cụm từ được đọc 2 - 3 lần: đọc lượt đầu chậm rãi cho HS nghe, đọc nhắc lại 1-2 lần cho HS kịp viết theo tốc độ quy định của từng khối lớp (theo từng giai đoạn).
+ Khi viết bài xong .GV đọc toàn bài cho HS soát lại.
- Chính tả nhớ - viết:
+ 1 HS đọc thuộc lòng bài viết.
+ Tổ chức cho HS nhớ - viết lại bài theo tốc độ quy định (GV có thể quy định cách viết cho lớp mình, chẳng hạn: viết theo nhịp thước của GV,...).
+ GV nhìn sách đọc toàn bài cho HS soát lại.
* Hoạt động 5 : Chấm và chữa bài chính tả.
- GV hướng dẫn HS chữa bài từng câu một ( dựa vào bài viết trên bảng phụ hoặc ở SGK) và lưu ý các từ khó viết có trong câu để HS sửa (hoặc HS tự đổi vở chéo nhau, soát lỗi chính tả).
- GV theo dõi,
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Bành Quốc Trưởng
Dung lượng: 11,75KB|
Lượt tài: 0
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)