QUY ĐỊNH MỚI VỀ SINH CON THỨ BA

Chia sẻ bởi Như Cương | Ngày 12/10/2018 | 44

Chia sẻ tài liệu: QUY ĐỊNH MỚI VỀ SINH CON THỨ BA thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Quy định mới về sinh con thứ ba ngày: 18/03/2011
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa ký quyết định số 18/2011/NĐ-CP về sửa đổi khoản 6 Điều 2 Nghị định số 20/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh sửa đổi Điều 10 của Pháp lênh Dân số.
Theo đó, Chính phủ sửa đổi khoản 6 Điều 2 Nghị định số 20/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh sửa đổi Điều 10 của Pháp lênh Dân số như sau:
Cặp vợ chồng đã có con riêng (con đẻ):
a) Sinh một con hoặc hai con, nếu một trong hai người đã có con riêng (con đẻ);
b) Sinh một con hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh, nếu cả hai người đã có con riêng (con đẻ). Quy định này không áp dụng cho trường hợp hai người đã từng có hai con chung trở lên và các con hiện đang còn sống.”
Nghị định này có hiệu lực từ ngày 12-5-2011.
Như vậy, sau khi sửa đổi, 7 trường hợp được sinh con thứ ba (không vi phạm quy định sinh 1 hoặc 2 con) sẽ bao gồm:
1. Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu cả hai hoặc một trong hai người thuộc dân tộc có số dân dưới 10.000 người hoặc thuộc dân tộc có nguy cơ suy giảm số dân (tỷ lệ sinh nhỏ hơn hoặc bằng tỷ lệ chết) theo công bố chính thức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
2. Cặp vợ chồng sinh lần thứ nhất mà sinh ba con trở lên.
3. Cặp vợ chồng đã có một con đẻ, sinh lần thứ hai mà sinh hai con trở lên.
4. Cặp vợ chồng sinh lần thứ ba trở lên, nếu tại thời điểm sinh chỉ có một con đẻ còn sống, kể cả con đẻ đã cho làm con nuôi.
5. Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu đã có hai con đẻ nhưng một hoặc cả hai con bị dị tật hoặc mắc bệnh hiểm nghèo không mang tính di truyền, đã được Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh hoặc cấp Trung ương xác nhận.
6. Cặp vợ chồng đã có con riêng (con đẻ):
a) Sinh một con hoặc hai con, nếu một trong hai người đã có con riêng (con đẻ);
b) Sinh một con hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh, nếu cả hai người đã có con riêng (con đẻ). Quy định này không áp dụng cho trường hợp hai người đã từng có hai con chung trở lên và các con hiện đang còn sống.”
7. Phụ nữ chưa kết hôn sinh một hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh./.

Không có ép buộc nào cấm sinh con thứ 3`

"Chúng ta luôn tôn trọng quyền con người. Chưa có một điều nào quy định rõ các hình thức xử lý đối với những người sinh quá số con quy định mà chỉ có chế tài với từng đối tượng", ông Dương Quốc Trọng, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Dân số lý giải về sửa đổi Pháp lệnh Dân số.
- Điều 10 Pháp lệnh dân số năm 2003 quy định các cặp vợ chồng được quyền tự quyết số con. Trong khi dự thảo mới đây khoanh vùng "một đến hai con". Bản chất của việc sửa đổi này là gì, thưa ông?
Theo điều 10, Pháp lệnh dân số năm 2003, mỗi cặp vợ chồng và cá nhân có quyền quyết định về thời gian sinh con, số con và khoảng cách giữa các lần sinh.
Thật ra, dự thảo sửa đổi lần này chỉ thay đổi cụm từ "số con" thành "sinh một hoặc hai con" để người dân khỏi hiểu nhầm. Bởi trước đây nhiều người hiểu sai rằng họ muốn sinh bao nhiêu con cũng được mà không quan tâm đến quy định của chính phủ về nghĩa vụ mỗi gia đình chỉ nên có 1-2 con.
Vì thế khi làm công tác tuyên truyền giảm tỷ lệ sinh con thứ 3, các cán bộ dân số gặp vướng mắc khi bị nhiều người dân vặc lại: "Rõ ràng quốc hội quy định là được tự quyết số con, sao anh lại bảo không nên?".
Vì thế, việc sửa đổi này vừa tạo thuận lợi cho việc tuyên truyền, vừa để người dân thấy rõ sự nhất quán của Đảng và Nhà nước ta về chủ trương hạn chế tăng dân số.
- Những người cố tình sinh con thứ 3 sẽ bị xử phạt như thế nào?
Thật ra không có sự ép buộc cứng nhắc nào bắt người dân không được sinh con thứ 3. Nhà nước ta luôn tôn trọng quyền con người, quyền tự do quyết định sinh sản của người dân. Vì thế, chúng ta cũng chưa có một điều nào quy định rõ các hình thức xử lý đối với những người sinh quá số con quy định mà chỉ có
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Như Cương
Dung lượng: 120,88KB| Lượt tài: 1
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)