Quy che phoi hop giua chinh quyen va cong doan
Chia sẻ bởi Bành Quốc Trưởng |
Ngày 12/10/2018 |
42
Chia sẻ tài liệu: quy che phoi hop giua chinh quyen va cong doan thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG TH PHƯỜNG 2 Độc lập – tự do – Hạnh phúc Số: …../QC-CĐCS Phường 2, ngày 20 tháng 10 năm 2012
QUY CHẾ VỀ MỐI QUAN HỆ PHỐI HỢP CÔNG TÁC
GIỮA CHÍNH QUYỀN VÀ CÔNG ĐOÀN TRƯỜNG TH PHƯỜNG 2
Nhiệm kỳ: 2012 – 2014
- Căn cứ luật Công đoàn và nghị định 133 của Chính phủ hướng dẫn thi hành luật Công đoàn;
- Căn cứ vào nghị định 418/HĐBT ngày 26/12/1990 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và bộ máy tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Căn cứ vào công văn liên tịch số 12/TTLT ngày 08/05/1992 của Bộ Giáo dục & Đào tạo và Công đoàn Việt Nam quy định về mối quan hệ phối hợp công tác giữa các cấp chính quyền và Công đoàn ngành Giáo dục;
- Căn cứ vào điều kiện thực tế của đơn vị và công đoàn nhà trường;
Hiệu trưởng và Chủ tịch Công đoàn Trường TH Phường 2 quy định một số điều về trách nhiệm và mối quan hệ công tác giữa chính quyền và công đoàn như sau:
I/ NGUYÊN TẮC CHUNG
1/ Mối quan hệ công tác giữa chính quyền và công đoàn dựa trên cơ sở: công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân và người lao động, cùng với chính quyền chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của cán bộ đoàn viên.
2/ Quan hệ công tác là sự hợp tác tôn trọng quyền độc lập của mỗi tổ chức.
3/ Công đoàn hoạt động trong nhà trường theo 3 chức năng cơ bản của Công đoàn Việt Nam là: Bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính đáng của cán bộ giáo viên, nhân viên; Tham gia quản lý nhà trường; Giáo dục tư tưởng chính trị cho đoàn viên.
II/ TRÁCH NHIỆM VÀ MỐI QUAN HỆ CÔNG TÁC
1/ Thực hiện dân chủ trong trường học:
- Công đoàn cùng chính quyền có trách nhiệm phối hợp xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở đơn vị.
- Chính quyền và công đoàn có trách nhiệm phối hợp tổ chức hội nghị Công chức -Viên hàng năm ở đơn vị.
- Chính quyền khi xây dựng kế hoạch, chương trình công tác từng học kỳ, cả năm và dài hạn của nhà trường phải được sự tham gia góp ý kiến của công đoàn.
- Công đoàn có trách nhiệm tham gia với chính quyền thực hiện dân chủ công khai trong các việc: phân công lao động; chọn cử, bổ nhiệm cán bộ của nhà trường; đánh giá, xếp loại cán bộ- giáo viên- nhân viên; sử dụng chi tiêu tài chính công của nhà nước cấp ở đơn vị.
- Công đoàn được mời tham gia các đoàn kiểm tra chuyên môn và các hoạt động khác trong đơn vị.
2/ Tổ chức phong trào thi đua:
- Chính quyền nhà trường có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo các phong trào thi đua ở nhà trường phù hợp với nhiệm vụ từng giai đoạn. Sau khi bàn bạc với công đoàn, chính quyền quyết định về: mục tiêu, nội dung, hình thức thi đua, chế độ khen thưởng.
- Công đoàn có trách nhiệm động viên, thuyết phục cán bộ giáo viên, công nhân viên hăng hái thi đua thực hiện các mục tiêu, định mức đề ra. Vận động cán bộ- giáo viên- nhân viên ứng dụng đúc rút sáng kiến kinh nghiệm vào các mặt công tác.
- Công đoàn cùng nhà trường tổ chức họp mặt, sơ kết, tổng kết biểu dương, cổ vũ, khen thưởng kịp thời các tập thể, cá nhân điển hình của phong trào.
3/ Trách nhiệm trong việc kiểm tra, giám sát và bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp, chính đáng, chăm lo đời sống của cán bộ- giáo viên- nhân viên.
- Chính quyền và công đoàn có trách nhiệm phổ biến kịp thời, đầy đủ các chế độ, chính sách của nhà nước, của ngành đến cán bộ- giáo viên- nhân viên để quần chúng theo dõi, giám sát và thực hiện. Có trách nhiệm phối hợp cùng công đoàn xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, quy chế về các hoạt động, công việc làm tăng giờ, ngoài giờ được chi trả thù lao, quy chế về nâng lương và nâng lương trước kì hạn để thực hiện công khai trong đơn vị.
- Khi bàn về những vấn đề liên quan tới quyền lợi và lợi ích của nữ cán bộ- giáo viên- nhân viên thì chính quyền phải mời Ban đại diện nữ công cùng tham gia.
- Chính quyền nhà trường cùng công đoàn có trách nhiệm cùng tổ chức tốt hoạt động chăm lo thăm hỏi, để kịp thời động viên cán bộ- giáo viên- nhân viên khi gặp ốm đau, hoạn nạn, hoặc trong các
QUY CHẾ VỀ MỐI QUAN HỆ PHỐI HỢP CÔNG TÁC
GIỮA CHÍNH QUYỀN VÀ CÔNG ĐOÀN TRƯỜNG TH PHƯỜNG 2
Nhiệm kỳ: 2012 – 2014
- Căn cứ luật Công đoàn và nghị định 133 của Chính phủ hướng dẫn thi hành luật Công đoàn;
- Căn cứ vào nghị định 418/HĐBT ngày 26/12/1990 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và bộ máy tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Căn cứ vào công văn liên tịch số 12/TTLT ngày 08/05/1992 của Bộ Giáo dục & Đào tạo và Công đoàn Việt Nam quy định về mối quan hệ phối hợp công tác giữa các cấp chính quyền và Công đoàn ngành Giáo dục;
- Căn cứ vào điều kiện thực tế của đơn vị và công đoàn nhà trường;
Hiệu trưởng và Chủ tịch Công đoàn Trường TH Phường 2 quy định một số điều về trách nhiệm và mối quan hệ công tác giữa chính quyền và công đoàn như sau:
I/ NGUYÊN TẮC CHUNG
1/ Mối quan hệ công tác giữa chính quyền và công đoàn dựa trên cơ sở: công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân và người lao động, cùng với chính quyền chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của cán bộ đoàn viên.
2/ Quan hệ công tác là sự hợp tác tôn trọng quyền độc lập của mỗi tổ chức.
3/ Công đoàn hoạt động trong nhà trường theo 3 chức năng cơ bản của Công đoàn Việt Nam là: Bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính đáng của cán bộ giáo viên, nhân viên; Tham gia quản lý nhà trường; Giáo dục tư tưởng chính trị cho đoàn viên.
II/ TRÁCH NHIỆM VÀ MỐI QUAN HỆ CÔNG TÁC
1/ Thực hiện dân chủ trong trường học:
- Công đoàn cùng chính quyền có trách nhiệm phối hợp xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở đơn vị.
- Chính quyền và công đoàn có trách nhiệm phối hợp tổ chức hội nghị Công chức -Viên hàng năm ở đơn vị.
- Chính quyền khi xây dựng kế hoạch, chương trình công tác từng học kỳ, cả năm và dài hạn của nhà trường phải được sự tham gia góp ý kiến của công đoàn.
- Công đoàn có trách nhiệm tham gia với chính quyền thực hiện dân chủ công khai trong các việc: phân công lao động; chọn cử, bổ nhiệm cán bộ của nhà trường; đánh giá, xếp loại cán bộ- giáo viên- nhân viên; sử dụng chi tiêu tài chính công của nhà nước cấp ở đơn vị.
- Công đoàn được mời tham gia các đoàn kiểm tra chuyên môn và các hoạt động khác trong đơn vị.
2/ Tổ chức phong trào thi đua:
- Chính quyền nhà trường có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo các phong trào thi đua ở nhà trường phù hợp với nhiệm vụ từng giai đoạn. Sau khi bàn bạc với công đoàn, chính quyền quyết định về: mục tiêu, nội dung, hình thức thi đua, chế độ khen thưởng.
- Công đoàn có trách nhiệm động viên, thuyết phục cán bộ giáo viên, công nhân viên hăng hái thi đua thực hiện các mục tiêu, định mức đề ra. Vận động cán bộ- giáo viên- nhân viên ứng dụng đúc rút sáng kiến kinh nghiệm vào các mặt công tác.
- Công đoàn cùng nhà trường tổ chức họp mặt, sơ kết, tổng kết biểu dương, cổ vũ, khen thưởng kịp thời các tập thể, cá nhân điển hình của phong trào.
3/ Trách nhiệm trong việc kiểm tra, giám sát và bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp, chính đáng, chăm lo đời sống của cán bộ- giáo viên- nhân viên.
- Chính quyền và công đoàn có trách nhiệm phổ biến kịp thời, đầy đủ các chế độ, chính sách của nhà nước, của ngành đến cán bộ- giáo viên- nhân viên để quần chúng theo dõi, giám sát và thực hiện. Có trách nhiệm phối hợp cùng công đoàn xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, quy chế về các hoạt động, công việc làm tăng giờ, ngoài giờ được chi trả thù lao, quy chế về nâng lương và nâng lương trước kì hạn để thực hiện công khai trong đơn vị.
- Khi bàn về những vấn đề liên quan tới quyền lợi và lợi ích của nữ cán bộ- giáo viên- nhân viên thì chính quyền phải mời Ban đại diện nữ công cùng tham gia.
- Chính quyền nhà trường cùng công đoàn có trách nhiệm cùng tổ chức tốt hoạt động chăm lo thăm hỏi, để kịp thời động viên cán bộ- giáo viên- nhân viên khi gặp ốm đau, hoạn nạn, hoặc trong các
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Bành Quốc Trưởng
Dung lượng: 6,89KB|
Lượt tài: 1
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)