QUY CHE NGHE PHO THONG
Chia sẻ bởi Lê Khắc Yên |
Ngày 12/10/2018 |
75
Chia sẻ tài liệu: QUY CHE NGHE PHO THONG thuộc Tư liệu tham khảo
Nội dung tài liệu:
Hướng dẫn thi và cấp giấy chứng nhận nghề phổ thông
Số tư liệu:
10945/BGDĐT-GDTrH
Ngày ban hành:
27-11-2008
Tệp đính kèm:
10945-BGDDT-GDTrH.zip
Kính gửi: Các Sở Giáo dục và Đào tạo
Để thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) hướng dẫn tổ chức thi Nghề phổ thông từ năm học 2008-2009 như sau:
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1. Hằng năm,Sở GDĐT chịu trách nhiệm tổ chức thi và cấp Giấy chứng nhận Nghề phổ thông (NPT) cho học sinh trung học cơ sở (THCS), trung học phổ thông (THPT) đã học NPT tại trường hoặc tại Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp (TTKTTH-HN), cơ sở dạy nghề được giao nhiệm vụ tổ chức dạy học theo chương trình NPT do Bộ GDĐT ban hành hoặc cho phép thực hiện.
2. Kế hoạch tổ chức thi do các Sở GDĐT quyết định và thông báo từ đầu năm học. Các Sở GDĐT bố trí thời gian tổ chức thi và cấp Giấy chứng nhận NPT vào kỳ nghỉ hè sau khi kết thúc năm học hoặc vào tháng 3 hằng năm.
3. Giấy chứng nhận NPT của học sinh được cấp ở cấp học nào thì được bảo lưu trong cấp học đó để hưởng chế độ khuyến khích khi xét công nhận tốt nghiệp THCS, tuyển sinh THPT, thi tốt nghiệp THPT.
4. Học sinh được cấp Giấy chứng nhận NPT được cộng điểm khuyến khích trong kỳ thi tốt nghiệp THPT theo quy định tại Quy chế thi tốt nghiệp THPT ban hành kèm theo Quyết định số 08/2008/BGDĐT ngày 06/3/2008, quy định tại Quy chế xét công nhận tốt nghiệp THCS ban hành kèm theo Quyết định số 11/2006/BGDĐT ngày 05/4/2006 và tuyển sinh THPT theo quy định tại Quy chế tuyển sinh THCS và tuyển sinh THPT ban hành kèm theo Quyết định số 12/2006/BGDĐT ngày 05/4/2006 của Bộ trưởng Bộ GDĐT.
II. TỔ CHỨC THI VÀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN NGHỀ PHỔ THÔNG
1. Đối tượng và điều kiện dự thi của thí sinh
a) Đối tượng dự thi: Là học sinh đang học tại các trường THCS, THPT đã hoàn thành chương trình NPT và tự nguyện đăng ký dự thi NPT đã học.
b) Điều kiện dự thi:
- Đã học hết chương trình NPT theo quy định (cấp THCS: 70 tiết, cấp THPT: 105 tiết) và có điểm tổng kết NPT từ trung bình (5,0 điểm) trở lên;
- Không nghỉ học quá 10% tổng số tiết của chương trình NPT (cấp THCS nghỉ học không quá 7 tiết, cấp THPT nghỉ học không quá 11 tiết).
2. Danh sách thí sinh dự thi
Danh sách thí sinh dự thi do cơ sở dạy NPT lập, ghi rõ điểm tổng kết NPT, lập theo từng NPT, từng trường THCS, THPT với mẫu do Sở GDĐT ban hành. Nếu học sinh học NPT tại TTKTTH-HN hoặc cơ sở dạy nghề thì phải đồng thời có xác nhận của lãnh đạo cơ sở dạy NPT và xác nhận của Hiệu trưởng trường THCS, THPT. Danh sách phải có chữ ký, đóng dấu và gửi báo cáo với Sở GDĐT trước khi tổ chức thi theo thời hạn do Sở GDĐT quy định.
3. Nội dung thi và các bài thi
a) Nội dung thi trong phạm vi chương trình một trong các NPT do Bộ GDĐT ban hành hoặc cho phép thực hiện.
b) Học sinh phải hoàn thành 2 bài thi:
- Bài thi lý thuyết theo đề tự luận hoặc trắc nghiệm hoặc đề có phần tự luận và phần trắc nghiệm, thời gian làm bài thi là 45 phút, điểm hệ số 1;
- Bài thi thực hành: Thời gian làm bài thi do Sở GDĐT quy định cho từng NPT (thời lượng: 60; 90; 120; 150 hoặc 180 phút), điểm hệ số 3.
c) Điểm thi NPT là trung bình cộng của điểm bài thi lý thuyết và điểm bài thi thực hành, sau khi đã tính theo hệ số tương ứng. Nếu các bài thi chấm theo thang điểm khác thì khi tính điểm NPT phải quy đổi ra thang điểm 10.
4. Thành lập Hội đồng thi và tổ chức quản lý thi
a) Giám đốc Sở GDĐT ra quyết định thành lập một Hội đồng thi NPT chung của tỉnh (thành phố) hoặc riêng cho từng đơn vị cấp huyện hoặc cụm trường do cán bộ Lãnh đạo Sở GDĐT làm Chủ tịch, nếu thành lập nhiều Hội đồng, có thể chọn một số Giám đốc TTKTTH-HN cấp tỉnh, cấp huyện, Hiệu trưởng THPT, Trưởng phòng GDĐT làm Chủ tịch. Mỗi Hội đồng thi gồm có Ban Đề thi, Ban Coi thi và Ban Chấm thi.
b) Giám đốc Sở GDĐT vận dụng Quy chế thi tốt nghiệp THPT hiện hành để ban hành văn bản quy định về
Số tư liệu:
10945/BGDĐT-GDTrH
Ngày ban hành:
27-11-2008
Tệp đính kèm:
10945-BGDDT-GDTrH.zip
Kính gửi: Các Sở Giáo dục và Đào tạo
Để thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) hướng dẫn tổ chức thi Nghề phổ thông từ năm học 2008-2009 như sau:
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1. Hằng năm,Sở GDĐT chịu trách nhiệm tổ chức thi và cấp Giấy chứng nhận Nghề phổ thông (NPT) cho học sinh trung học cơ sở (THCS), trung học phổ thông (THPT) đã học NPT tại trường hoặc tại Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp (TTKTTH-HN), cơ sở dạy nghề được giao nhiệm vụ tổ chức dạy học theo chương trình NPT do Bộ GDĐT ban hành hoặc cho phép thực hiện.
2. Kế hoạch tổ chức thi do các Sở GDĐT quyết định và thông báo từ đầu năm học. Các Sở GDĐT bố trí thời gian tổ chức thi và cấp Giấy chứng nhận NPT vào kỳ nghỉ hè sau khi kết thúc năm học hoặc vào tháng 3 hằng năm.
3. Giấy chứng nhận NPT của học sinh được cấp ở cấp học nào thì được bảo lưu trong cấp học đó để hưởng chế độ khuyến khích khi xét công nhận tốt nghiệp THCS, tuyển sinh THPT, thi tốt nghiệp THPT.
4. Học sinh được cấp Giấy chứng nhận NPT được cộng điểm khuyến khích trong kỳ thi tốt nghiệp THPT theo quy định tại Quy chế thi tốt nghiệp THPT ban hành kèm theo Quyết định số 08/2008/BGDĐT ngày 06/3/2008, quy định tại Quy chế xét công nhận tốt nghiệp THCS ban hành kèm theo Quyết định số 11/2006/BGDĐT ngày 05/4/2006 và tuyển sinh THPT theo quy định tại Quy chế tuyển sinh THCS và tuyển sinh THPT ban hành kèm theo Quyết định số 12/2006/BGDĐT ngày 05/4/2006 của Bộ trưởng Bộ GDĐT.
II. TỔ CHỨC THI VÀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN NGHỀ PHỔ THÔNG
1. Đối tượng và điều kiện dự thi của thí sinh
a) Đối tượng dự thi: Là học sinh đang học tại các trường THCS, THPT đã hoàn thành chương trình NPT và tự nguyện đăng ký dự thi NPT đã học.
b) Điều kiện dự thi:
- Đã học hết chương trình NPT theo quy định (cấp THCS: 70 tiết, cấp THPT: 105 tiết) và có điểm tổng kết NPT từ trung bình (5,0 điểm) trở lên;
- Không nghỉ học quá 10% tổng số tiết của chương trình NPT (cấp THCS nghỉ học không quá 7 tiết, cấp THPT nghỉ học không quá 11 tiết).
2. Danh sách thí sinh dự thi
Danh sách thí sinh dự thi do cơ sở dạy NPT lập, ghi rõ điểm tổng kết NPT, lập theo từng NPT, từng trường THCS, THPT với mẫu do Sở GDĐT ban hành. Nếu học sinh học NPT tại TTKTTH-HN hoặc cơ sở dạy nghề thì phải đồng thời có xác nhận của lãnh đạo cơ sở dạy NPT và xác nhận của Hiệu trưởng trường THCS, THPT. Danh sách phải có chữ ký, đóng dấu và gửi báo cáo với Sở GDĐT trước khi tổ chức thi theo thời hạn do Sở GDĐT quy định.
3. Nội dung thi và các bài thi
a) Nội dung thi trong phạm vi chương trình một trong các NPT do Bộ GDĐT ban hành hoặc cho phép thực hiện.
b) Học sinh phải hoàn thành 2 bài thi:
- Bài thi lý thuyết theo đề tự luận hoặc trắc nghiệm hoặc đề có phần tự luận và phần trắc nghiệm, thời gian làm bài thi là 45 phút, điểm hệ số 1;
- Bài thi thực hành: Thời gian làm bài thi do Sở GDĐT quy định cho từng NPT (thời lượng: 60; 90; 120; 150 hoặc 180 phút), điểm hệ số 3.
c) Điểm thi NPT là trung bình cộng của điểm bài thi lý thuyết và điểm bài thi thực hành, sau khi đã tính theo hệ số tương ứng. Nếu các bài thi chấm theo thang điểm khác thì khi tính điểm NPT phải quy đổi ra thang điểm 10.
4. Thành lập Hội đồng thi và tổ chức quản lý thi
a) Giám đốc Sở GDĐT ra quyết định thành lập một Hội đồng thi NPT chung của tỉnh (thành phố) hoặc riêng cho từng đơn vị cấp huyện hoặc cụm trường do cán bộ Lãnh đạo Sở GDĐT làm Chủ tịch, nếu thành lập nhiều Hội đồng, có thể chọn một số Giám đốc TTKTTH-HN cấp tỉnh, cấp huyện, Hiệu trưởng THPT, Trưởng phòng GDĐT làm Chủ tịch. Mỗi Hội đồng thi gồm có Ban Đề thi, Ban Coi thi và Ban Chấm thi.
b) Giám đốc Sở GDĐT vận dụng Quy chế thi tốt nghiệp THPT hiện hành để ban hành văn bản quy định về
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lê Khắc Yên
Dung lượng: 43,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)