Quy chế Hội khuyến học cơ sở

Chia sẻ bởi Cầm Phương | Ngày 12/10/2018 | 43

Chia sẻ tài liệu: Quy chế Hội khuyến học cơ sở thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

CHI HỘI KHUYẾN HỌC
TRƯỜNG THPT MƯỜNG BÚ

A. Tại sao phải thành lập Hội khuyến học.
Xã hội học tập hiện đại theo tư tưởng Hồ Chí Minh là một xã hội đáp ứng được ngang tầm thời đại cả ba nhu cầu cơ bản của dân: Nhu cầu học - Nhu cầu làm - Nhu cầu sống cho mọi người và suốt cả đời. Xây dựng xã hội học tập và nhà trường xã hội chủ nghĩa không phải chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu của một lĩnh vực cụ thể, mà đồng thời đáp ứng cả ba nhu cầu học - làm - sống của dân. “Toàn dân đoàn kết thi đua xây dựng cả nước trở thành một xã hội học tập” có nghĩa là: “Toàn dân đoàn kết thi đua học tốt, làm tốt, sống tốt...”.
Một xã hội học tập chỉ có thể hình thành và phát triển khi quản lý giáo dục phối hợp với Hội Khuyến học và các lực lượng có tổ chức của nhân dân cùng “đem tài dân, sức dân, của dân” khuyến khích, hỗ trợ cho mọi người có nhu cầu học - làm - sống để phát huy trí tuệ và sức mạnh của toàn dân tộc, đẩy mạnh hoạt động khuyến học, khuyến tài, khuyến đức.
Ngày nay, trong quá trình Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước, sự nghiệp “trồng người” vì lợi ích trăm năm nhằm mục đích nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài là sự nghiệp của toàn xã hội. Hội Khuyến học Việt Nam được ra đời và thành lập từ năm 1996 không ngoài mục đích đó. Đây là một tổ chức tự nguyện của những người tâm huyết với sự nghiệp giáo dục. Sau hơn mười năm hoạt động, Hội đã bám sát mục tiêu đề ra và thu được kết quả tốt trong các hoạt động khuyến học, đã thực sự khẳng định được vai trò của mình trong công tác xã hội hóa giáo dục.

B. Mục đích, tôn chỉ của Hội.
Hoạt động của Hội Khuyến học quán triệt theo mục đích, tôn chỉ sau:
Tuân thủ các Nghị quyết của Trung ương về giáo dục, đào tạo con người, góp phần chuẩn bị nguồn nhân lực, nguồn cán bộ cho sự nghiệp Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa và thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục, khơi dậy truyền thống hiếu học của dân tộc, phát huy nội lực của đất nước và con người Việt Nam, đưa sự nghiệp giáo dục lên ngang tầm đòi hỏi của Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước trong tình hình mới.
Phát triển phong trào hiếu học theo phương châm “Giáo dục là sự nghiệp của toàn xã hội”, Hội cần tăng cường công tác tuyên truyền, vận động bằng nhiều biện pháp xây dựng phong trào “Toàn dân học tập, học tập thường xuyên, học tập suốt đời, học tập với động cơ trong sáng”; Tham gia xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, nâng cao chất lượng giáo dục về chính trị, đạo đức, kiến thức văn hóa nghề nghiệp, thể lực, thẩm mĩ và lối sống văn minh, lành mạnh.
Tăng cường mối quan hệ phối hợp công tác với các cơ quan nhà nước, đoàn thể nhân dân, đặc biệt là ngành Giáo dục - Đào tạo trong hoạt động khuyến học, coi đây là một phương thức hoạt động quan trọng, vận động các cá nhân, các tổ chức trong và ngoài nước giúp đỡ phát triển sự nghiệp giáo dục, xây dựng quỹ khuyến học, đồng thời quản lý, sử dụng đúng mục đích của quỹ này.
Tập hợp rộng rãi các nhà giáo dục, nhà khoa học, giới trí thức, nhà kinh doanh, những người hoạt động xã hội và các kiều bào ở nước ngoài tự nguyện tham gia sự nghiệp chấn hưng và phát triển giáo dục. Củng cố tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động, hoạt động theo đúng tôn chỉ, mục đích của Hội; phát triển tổ chức Hội ở những địa phương và cơ sở thực sự có nhu cầu và có đủ điều kiện.
Để phong trào khuyến học đạt hiệu quả thiết thực, các cấp ủy Đảng quan tâm chỉ đạo thường xuyên công tác của Hội khuyến học thuộc cấp mình. Ban Dân vận Trung ương giúp Bộ Chính trị theo dõi và định hướng chỉ đạo các hoạt động của Hội Khuyến học Việt Nam; Cùng với việc tăng cường công tác quản lý, Nhà nước cần dành cho Hội sự hỗ trợ cần thiết, tạo điều kiện để Hội hoạt động đạt kết quả thiết thực.
(Phạm Thế Duyệt - đã ký)

C. Chi Hội khuyến học trường THPT Mường Bú.
Mỗi nhà trường đều thành lập Hội khuyến học cơ sở hoặc Chi hội khuyến học, hoạt động theo quy chế Hội khuyến học ban hành. Trong nhà trường Hội cần tập trung vào các nhiệm vụ như chống lưu ban, bỏ học, tích cực bồi dưỡng học sinh khá, giỏi; phụ đạo học sinh yếu, kém.
Việc nâng cao dân trí cho nhân dân
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Cầm Phương
Dung lượng: 22,50KB| Lượt tài: 1
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)