Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS và THPT
Chia sẻ bởi Lê Nam |
Ngày 12/10/2018 |
64
Chia sẻ tài liệu: Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS và THPT thuộc Số học 6
Nội dung tài liệu:
Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS và THPT
* Từ năm học 2006-2007: Tính điểm các môn Âm nhạc, Thể dục, Mỹ thuật
Bộ GD-ĐT vừa ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS và học sinh THPT (kèm theo Quyết định số 40/2006/QĐ-BDGĐT ngày 5/10/2006 của Bộ GD-ĐT), quy định cách đánh giá, xếp loại các mặt hạnh kiểm và học lực; quy định việc sử dụng kết quả đánh giá, xếp loại trong xét lên lớp và danh hiệu đối với học sinh.
Theo đó, hạnh kiểm được xếp thành 4 loại: tốt (T), khá (K), trung bình (Tb) và yếu (Y); học lực được xếp thành 5 loại: giỏi (G), khá (K), trung bình (Tb), yếu (Y) và kém (kém). Việc xếp loại hạnh kiểm cả năm học chủ yếu căn cứ kết quả xếp loại hạnh kiểm học kỳ 2. Về học lực, xếp loại căn cứ vào điểm trung bình môn học (ĐTBm) và điểm trung bình các môn học (ĐTB) sau một học kỳ, một năm học.
Cụ thể:
- Điểm trung bình môn học kỳ (ĐTBmhk) là trung bình cộng của điểm các bài kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ (hệ số 2) và kiểm tra học kỳ (hệ số 3); điểm trung bình môn cả năm (ĐTBmcn) là trung bình cộng của ĐTBMhk1 (hệ số 1) và ĐTBmhk2 (hệ số 2).
- Điểm trung bình các môn học kỳ (ĐTBhk) là trung bình cộng của ĐTBmhk của tất cả các môn học (với hệ số của từng môn học tùy theo cấp học, ban học); điểm trung bình cả năm (ĐTBcn) là trung bình cộng của ĐTBmcn của tất cả các môn học (với hệ số từng môn).
Vụ Giáo dục Trung học cũng vừa ban hành Hướng dẫn thực hiện đánh giá, xếp loại học sinh trung học và sử dụng sổ gọi tên và ghi điểm (số 11167 /BGDĐT-GDTrH ngày 5/10/2006). Theo đó, từ năm học 2006-2007, Bộ GD-ĐT ban hành 1 loại mẫu mới Sổ gọi tên và ghi điểm THCS và 1 loại mẫu mới Sổ gọi tên và ghi điểm THPT; riêng lớp 11, lớp 12 THPT phân ban thí điểm và THPT kỹ thuật thí điểm thì việc sử dụng sổ gọi tên và ghi điểm chưa có thay đổi. Đặc biệt, theo văn bản hướng dẫn trên, ở cấp THCS từ năm học 2006-2007 các môn Âm nhạc, Mỹ thuật, Thể dục sẽ thực hiện kiểm tra, đánh giá, tính điểm như các môn học khác.
Thông tư 40 xếp loại hoc sinh thcs
Ngày 5/10, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thiện Nhân đã ký quyết định số 40 ban hành “Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở (THCS) và học sinh trung học phổ thông (THPT)” áp dụng từ năm học 2006-2007 (gọi tắt là Quy chế 40).
Sau đây là phần hướng dẫn cụ thể:
1. Về đánh giá, xếp loại học sinh cấp THCS và học sinh cấp THPT
a) Đối tượng áp dụng Quy chế 40: Học sinh trường THCS, học sinh cấp THCS của trường phổ thông có nhiều cấp học và học sinh lớp 10 THPT phân ban, kể cả các trường chuyên biệt; học sinh lớp 10 THPT kỹ thuật thí điểm.
b) Đối với học sinh lớp 11, lớp 12 THPT, thực hiện đánh giá, xếp loại theo hướng dẫn tại văn bản số 6912 ngày 07/8/2006 của Bộ GD-ĐT, cụ thể như sau:
- Đối với học sinh không phân ban: Đánh giá, xếp loại theo quy định tại Thông tư số 29/TT ngày 6/10/1990 “Hướng dẫn đánh giá, xếp loại học sinh cấp II PTCS và phổ thông trung học” và Thông tư số 23/TT ngày 7/3/1991 “Về việc bổ sung và điều chỉnh một số quy định về đánh giá, xếp loại học sinh cấp II PTCS và phổ thông trung học” của Bộ trưởng Bộ Giáo dục (nay là Bộ GD-ĐT).
- Đối với học sinh THPT thí điểm phân ban và THPT kỹ thuật thí điểm: Đánh giá, xếp loại theo hướng dẫn tại công văn số 7714 ngày 28/8/2003 của Bộ GD-ĐT.
- Đối với học sinh THPT chuyên: Thực hiện đánh giá, xếp loại theo quy định tại các Thông tư số 29/TT, số 23/TT nêu trên, văn bản số 9844 ngày 7/10/2003; văn bản số 11046 ngày 14/12/2004 của Bộ GD-ĐT (đối với học sinh THPT chuyên thí điểm phân ban).
c) Việc xác định chọn môn nào trong 2 môn Toán và Ngữ văn để tính điểm hệ số 2 khi tham
* Từ năm học 2006-2007: Tính điểm các môn Âm nhạc, Thể dục, Mỹ thuật
Bộ GD-ĐT vừa ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS và học sinh THPT (kèm theo Quyết định số 40/2006/QĐ-BDGĐT ngày 5/10/2006 của Bộ GD-ĐT), quy định cách đánh giá, xếp loại các mặt hạnh kiểm và học lực; quy định việc sử dụng kết quả đánh giá, xếp loại trong xét lên lớp và danh hiệu đối với học sinh.
Theo đó, hạnh kiểm được xếp thành 4 loại: tốt (T), khá (K), trung bình (Tb) và yếu (Y); học lực được xếp thành 5 loại: giỏi (G), khá (K), trung bình (Tb), yếu (Y) và kém (kém). Việc xếp loại hạnh kiểm cả năm học chủ yếu căn cứ kết quả xếp loại hạnh kiểm học kỳ 2. Về học lực, xếp loại căn cứ vào điểm trung bình môn học (ĐTBm) và điểm trung bình các môn học (ĐTB) sau một học kỳ, một năm học.
Cụ thể:
- Điểm trung bình môn học kỳ (ĐTBmhk) là trung bình cộng của điểm các bài kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ (hệ số 2) và kiểm tra học kỳ (hệ số 3); điểm trung bình môn cả năm (ĐTBmcn) là trung bình cộng của ĐTBMhk1 (hệ số 1) và ĐTBmhk2 (hệ số 2).
- Điểm trung bình các môn học kỳ (ĐTBhk) là trung bình cộng của ĐTBmhk của tất cả các môn học (với hệ số của từng môn học tùy theo cấp học, ban học); điểm trung bình cả năm (ĐTBcn) là trung bình cộng của ĐTBmcn của tất cả các môn học (với hệ số từng môn).
Vụ Giáo dục Trung học cũng vừa ban hành Hướng dẫn thực hiện đánh giá, xếp loại học sinh trung học và sử dụng sổ gọi tên và ghi điểm (số 11167 /BGDĐT-GDTrH ngày 5/10/2006). Theo đó, từ năm học 2006-2007, Bộ GD-ĐT ban hành 1 loại mẫu mới Sổ gọi tên và ghi điểm THCS và 1 loại mẫu mới Sổ gọi tên và ghi điểm THPT; riêng lớp 11, lớp 12 THPT phân ban thí điểm và THPT kỹ thuật thí điểm thì việc sử dụng sổ gọi tên và ghi điểm chưa có thay đổi. Đặc biệt, theo văn bản hướng dẫn trên, ở cấp THCS từ năm học 2006-2007 các môn Âm nhạc, Mỹ thuật, Thể dục sẽ thực hiện kiểm tra, đánh giá, tính điểm như các môn học khác.
Thông tư 40 xếp loại hoc sinh thcs
Ngày 5/10, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thiện Nhân đã ký quyết định số 40 ban hành “Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở (THCS) và học sinh trung học phổ thông (THPT)” áp dụng từ năm học 2006-2007 (gọi tắt là Quy chế 40).
Sau đây là phần hướng dẫn cụ thể:
1. Về đánh giá, xếp loại học sinh cấp THCS và học sinh cấp THPT
a) Đối tượng áp dụng Quy chế 40: Học sinh trường THCS, học sinh cấp THCS của trường phổ thông có nhiều cấp học và học sinh lớp 10 THPT phân ban, kể cả các trường chuyên biệt; học sinh lớp 10 THPT kỹ thuật thí điểm.
b) Đối với học sinh lớp 11, lớp 12 THPT, thực hiện đánh giá, xếp loại theo hướng dẫn tại văn bản số 6912 ngày 07/8/2006 của Bộ GD-ĐT, cụ thể như sau:
- Đối với học sinh không phân ban: Đánh giá, xếp loại theo quy định tại Thông tư số 29/TT ngày 6/10/1990 “Hướng dẫn đánh giá, xếp loại học sinh cấp II PTCS và phổ thông trung học” và Thông tư số 23/TT ngày 7/3/1991 “Về việc bổ sung và điều chỉnh một số quy định về đánh giá, xếp loại học sinh cấp II PTCS và phổ thông trung học” của Bộ trưởng Bộ Giáo dục (nay là Bộ GD-ĐT).
- Đối với học sinh THPT thí điểm phân ban và THPT kỹ thuật thí điểm: Đánh giá, xếp loại theo hướng dẫn tại công văn số 7714 ngày 28/8/2003 của Bộ GD-ĐT.
- Đối với học sinh THPT chuyên: Thực hiện đánh giá, xếp loại theo quy định tại các Thông tư số 29/TT, số 23/TT nêu trên, văn bản số 9844 ngày 7/10/2003; văn bản số 11046 ngày 14/12/2004 của Bộ GD-ĐT (đối với học sinh THPT chuyên thí điểm phân ban).
c) Việc xác định chọn môn nào trong 2 môn Toán và Ngữ văn để tính điểm hệ số 2 khi tham
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lê Nam
Dung lượng: 35,50KB|
Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)