QUAN NIEM KNS
Chia sẻ bởi Tu Hong Dinh |
Ngày 04/05/2019 |
23
Chia sẻ tài liệu: QUAN NIEM KNS thuộc Sinh học 9
Nội dung tài liệu:
GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG TRONG TRƯỜNG THCS
Bao cao vien: Cao Thi Kim Tien
Bài 1
QUAN NIỆM VỀ KĨ NĂNG SỐNG
I. Kĩ năng sống là gì?
Lấy VD thực tế về 1 KNS nào đó (có thể là thành công do có KNS đó hoặc thất bại, gây hậu quả đáng tiếc do thiếu KNS đó).
Quan niệm về Kĩ năng sống
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), KNS là khả năng để có hành vi thích ứng (adaptive) và tích cực (positive), giúp các cá nhân có thể ứng xử hiệu quả trước các nhu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày.
Theo Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), KNS là cách tiếp cận giúp thay đổi hoặc hình thành hành vi mới. Cách tiếp cận này lưu ý đến sự cân bằng về tiếp thu kiến thức, hình thành thái độ và kĩ năng.
Quan niệm về Kĩ năng sống
(Life skills)
Theo UNESCO: Kĩ năng sống gắn với 4 trụ cột của giáo dục
Học để biết (Learning to know): kĩ năng tư duy, như giải quyết vấn đề, tư duy phê phán, ra quyết định, nhận thức được hậu quả
Học làm người (Learning to be): các kĩ năng cá nhân, như ứng phó với căng thẳng, cảm xúc, tự nhận thức, tự tin
Học để sống với người khác (Learning to live together): các kĩ năng xã hội, như giao tiếp, thương lượng, tự khẳng định, hợp tác, làm việc theo nhóm, thể hiện sự cảm thông
Học để làm (Learning to do): kĩ năng thực hiện công việc và các nhiệm vụ như kĩ năng đặt mục tiêu, đảm nhận trách nhiệm
Kĩ năng sống
KNS bao gồm một loạt các kĩ năng cụ thể cần thiết cho cuộc sống hàng ngày của con người.
Bản chất của KNS là kĩ năng tự quản bản thân và kĩ năng xã hội cần thiết để cá nhân tự lực trong cuộc sống, học tập và làm việc hiệu quả.
Người có KNS sống = khả năng làm chủ bản thân
khả năng ứng xử phù hợp
khả năng ứng phó tích cực
KNS thúc đẩy sự phát triển cá nhân và xã hội, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống và các mối quan hệ .
Lưu ý
Có nhiều tên gọi khác nhau của KNS: ví dụ kĩ năng tâm lý xã hội (Social Emotional Skills), kĩ năng cá nhân, lĩnh hội và tư duy (Personal, Learning and Thinking Skills)
Một kĩ năng có thể có những tên gọi khác nhau: kĩ năng hợp tác/làm việc theo nhóm; hoặc kĩ năng giải quyết vấn đề/ứng xử với tình huống.
Các KNS không độc lập mà có liên quan mật thiết và củng cố cho nhau. (Ví dụ: tư duy sáng tạo góp phần giúp cho việc giải quyết vấn đề và ra quyết định hiệu quả hơn)
Không có một trình tự nhất định (kĩ năng nào trước, kĩ năng nào sau), mà khi rèn luyện một kĩ năng (ví dụ: trình bày suy nghĩ, ý kiến) các kĩ năng khác cũng đồng thời được rèn luyện (ví dụ: thể hiện sự tự tin, bày tỏ sự cảm thông, quan tâm)
KNS không thể tự nhiên có được mà do cá nhân hình thành qua quá trình học tập, lĩnh hội và rèn luyện trong cuộc sống.
Vì vậy, giáo viên, người lớn, cha mẹ, chỉ có thể hướng dẫn và tạo một số cơ hội và tình huống để qua đó trẻ tự rèn luyện và hình thành KNS cho bản thân.
Một người không thể “trang bị, cung cấp” KNS cho người khác, hoặc “duy trì bền vững ” KNS ở người khác, mà chính bản thân mỗi người phải liên tục trải nghiệm để rèn luyện, củng cố thì kĩ năng đó mới bền vững (ví dụ: qua các hoạt động tập thể, qua tương tác một người sẽ rèn luyện và hình thành kĩ năng hợp tác, làm việc tập thể; càng trải nghiệm nhiều, càng có cơ hội điều chỉnh, củng cố kĩ năng.)
Không có các bước cố định, cứng nhắc để hình thành một kĩ năng, mà tùy vào khả năng sẵn có ở mỗi người, mà người đó cần điều chỉnh thêm, hình thành thêm kĩ năng mới ở mức độ cần thiết (ví dụ: để có kĩ năng hợp tác tốt, cần có kĩ năng giao tiếp hiệu quả, thể hiện sự tôn trọng, lắng nghe tích cực, tự nhận thức, thể hiện sự cảm thông, đảm nhận trách nhiệm, tư duy sáng tạo; có người cần cải thiện kĩ năng giao tiếp, có người cần cải thiện kĩ năng thể hiện sự tôn trọng…)
Một hoạt động được tổ chức theo hình thức khuyến khích sự tham gia tích cực của các thành viên góp phần hình thành các kĩ năng khác nhau, mà không giới hạn ở một hay hai kĩ năng
Để sống tốt, một người cần một loạt các kĩ năng sống nhưng mức độ có kĩ năng ở mỗi người phụ thuộc vào mức độ trải nghiệm, rèn luyện của người đó.
II. Vì sao cần giáo dục KNS cho HS THCS?
(Thảo luận nhóm)
Hai nữ sinh ở Hà Nội tự tử trong nhà nghỉ: nhóm bếp than tổ ong, đóng kín cửa và uống thuốc ngủ pha với rượu dẫn đến ngộ độc và ngạt khí. Trước khi chết, họ đã gửi bức thư tuyệt mệnh bày tỏ sự chán nản với cuộc sống hiện tại.
Trượt tốt nghiệp, một nữ sinh tự tử
Một nữ sinh tự tử tại trường vì bị mẹ đánh
……
Giáo dục KNS cho HSTHCS
KNS thúc đẩy phát triển
cá nhân và xã hội
Giáo dục KNS là xu thế
chung trên thế giới
Đặc
điểm
tâm lí
của
HS
Thực
hiện
đổi mới
GDPT
1. Kĩ năng sống thúc đẩy sự phát triển cá nhân và xã hội
KNS giúp con người biến kiến thức thành thái độ, hành vi và thói quen tích cực, lành mạnh.
Người có KNS phù hợp sẽ luôn vững vàng trước những khó khăn, thử thách; biết ứng xử, giải quyết vấn đề một cách tích cực và phù hợp; họ thường thành công hơn trong cuộc sống, luôn yêu đời và làm chủ cuộc sống của chính mình.
Người thiếu KNS thường bị vấp váp, dễ bị thất bại trong cuộc sống.
KNS còn góp phần thúc đẩy sự phát triển của XH, giúp ngăn ngừa các vấn đề xã hội và bảo vệ quyền con người.
2. Giáo dục KNS là yêu cầu cấp thiết đối với HS THCS
Các em chính là những chủ nhân tương lai của đất nước. Nếu không có KNS, các em sẽ không thể thực hiện tốt trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, cộng đồng và đất nước.
Lứa tuổi HS THCS là giai đoạn quá độ chuyển từ „trẻ em“ thành người lớn,... còn thiếu hiểu biết sâu sắc về XH, còn thiếu kinh nghiệm sống, dễ bị lôi kéo, kích động. Nếu không được giáo dục KNS, nếu thiếu KNS, các em dễ bị lôi kéo vào các hành vi tiêu cực, bạo lực, vào lối sống ích kỉ, lai căng, thực dụng, dễ bị phát triển lệch lạc về nhân cách.
3. Giáo dục KNS nhằm thực hiện yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông
Nghị quyết 40/2000/QH10 về đổi mới CTGDPT: nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ CNH, HĐH đất nước, ...
Luật Giáo dục năm 2005: Mục tiêu của GDPT là giúp HS phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam XHCN.
Như vậy, mục tiêu GDPT đã chuyển từ trang bị kiến thức cho HS sang trang bị những năng lực cần thiết cho các em, đặc biệt là năng lực hành động, năng lực thực tiễn.
Giáo dục KNS cho HS, với bản chất là hình thành và phát triển cho các em khả năng làm chủ bản thân, khả năng ứng xử phù hợp với những người khác và với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống
4. Giáo dục KNS cho HS trong các nhà trường phổ thông là xu thế chung của nhiều nước trên thế giới
155 nước trên thế giới quan tâm đến việc đưa KNS vào nhà trường, trong đó có 143 nước đã đưa vào chương trình chính khóa ở Tiểu học và Trung học.
Việc giáo dục KNS cho HS ở các nước được thực hiện theo ba hình thức:
- KNS là một môn học riêng biệt,
- KNS được tích hợp vào một vài môn học chính,
- KNS được tích hợp vào nhiều hoặc tất cả các môn học trong chương trình.
Bao cao vien: Cao Thi Kim Tien
Bài 1
QUAN NIỆM VỀ KĨ NĂNG SỐNG
I. Kĩ năng sống là gì?
Lấy VD thực tế về 1 KNS nào đó (có thể là thành công do có KNS đó hoặc thất bại, gây hậu quả đáng tiếc do thiếu KNS đó).
Quan niệm về Kĩ năng sống
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), KNS là khả năng để có hành vi thích ứng (adaptive) và tích cực (positive), giúp các cá nhân có thể ứng xử hiệu quả trước các nhu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày.
Theo Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), KNS là cách tiếp cận giúp thay đổi hoặc hình thành hành vi mới. Cách tiếp cận này lưu ý đến sự cân bằng về tiếp thu kiến thức, hình thành thái độ và kĩ năng.
Quan niệm về Kĩ năng sống
(Life skills)
Theo UNESCO: Kĩ năng sống gắn với 4 trụ cột của giáo dục
Học để biết (Learning to know): kĩ năng tư duy, như giải quyết vấn đề, tư duy phê phán, ra quyết định, nhận thức được hậu quả
Học làm người (Learning to be): các kĩ năng cá nhân, như ứng phó với căng thẳng, cảm xúc, tự nhận thức, tự tin
Học để sống với người khác (Learning to live together): các kĩ năng xã hội, như giao tiếp, thương lượng, tự khẳng định, hợp tác, làm việc theo nhóm, thể hiện sự cảm thông
Học để làm (Learning to do): kĩ năng thực hiện công việc và các nhiệm vụ như kĩ năng đặt mục tiêu, đảm nhận trách nhiệm
Kĩ năng sống
KNS bao gồm một loạt các kĩ năng cụ thể cần thiết cho cuộc sống hàng ngày của con người.
Bản chất của KNS là kĩ năng tự quản bản thân và kĩ năng xã hội cần thiết để cá nhân tự lực trong cuộc sống, học tập và làm việc hiệu quả.
Người có KNS sống = khả năng làm chủ bản thân
khả năng ứng xử phù hợp
khả năng ứng phó tích cực
KNS thúc đẩy sự phát triển cá nhân và xã hội, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống và các mối quan hệ .
Lưu ý
Có nhiều tên gọi khác nhau của KNS: ví dụ kĩ năng tâm lý xã hội (Social Emotional Skills), kĩ năng cá nhân, lĩnh hội và tư duy (Personal, Learning and Thinking Skills)
Một kĩ năng có thể có những tên gọi khác nhau: kĩ năng hợp tác/làm việc theo nhóm; hoặc kĩ năng giải quyết vấn đề/ứng xử với tình huống.
Các KNS không độc lập mà có liên quan mật thiết và củng cố cho nhau. (Ví dụ: tư duy sáng tạo góp phần giúp cho việc giải quyết vấn đề và ra quyết định hiệu quả hơn)
Không có một trình tự nhất định (kĩ năng nào trước, kĩ năng nào sau), mà khi rèn luyện một kĩ năng (ví dụ: trình bày suy nghĩ, ý kiến) các kĩ năng khác cũng đồng thời được rèn luyện (ví dụ: thể hiện sự tự tin, bày tỏ sự cảm thông, quan tâm)
KNS không thể tự nhiên có được mà do cá nhân hình thành qua quá trình học tập, lĩnh hội và rèn luyện trong cuộc sống.
Vì vậy, giáo viên, người lớn, cha mẹ, chỉ có thể hướng dẫn và tạo một số cơ hội và tình huống để qua đó trẻ tự rèn luyện và hình thành KNS cho bản thân.
Một người không thể “trang bị, cung cấp” KNS cho người khác, hoặc “duy trì bền vững ” KNS ở người khác, mà chính bản thân mỗi người phải liên tục trải nghiệm để rèn luyện, củng cố thì kĩ năng đó mới bền vững (ví dụ: qua các hoạt động tập thể, qua tương tác một người sẽ rèn luyện và hình thành kĩ năng hợp tác, làm việc tập thể; càng trải nghiệm nhiều, càng có cơ hội điều chỉnh, củng cố kĩ năng.)
Không có các bước cố định, cứng nhắc để hình thành một kĩ năng, mà tùy vào khả năng sẵn có ở mỗi người, mà người đó cần điều chỉnh thêm, hình thành thêm kĩ năng mới ở mức độ cần thiết (ví dụ: để có kĩ năng hợp tác tốt, cần có kĩ năng giao tiếp hiệu quả, thể hiện sự tôn trọng, lắng nghe tích cực, tự nhận thức, thể hiện sự cảm thông, đảm nhận trách nhiệm, tư duy sáng tạo; có người cần cải thiện kĩ năng giao tiếp, có người cần cải thiện kĩ năng thể hiện sự tôn trọng…)
Một hoạt động được tổ chức theo hình thức khuyến khích sự tham gia tích cực của các thành viên góp phần hình thành các kĩ năng khác nhau, mà không giới hạn ở một hay hai kĩ năng
Để sống tốt, một người cần một loạt các kĩ năng sống nhưng mức độ có kĩ năng ở mỗi người phụ thuộc vào mức độ trải nghiệm, rèn luyện của người đó.
II. Vì sao cần giáo dục KNS cho HS THCS?
(Thảo luận nhóm)
Hai nữ sinh ở Hà Nội tự tử trong nhà nghỉ: nhóm bếp than tổ ong, đóng kín cửa và uống thuốc ngủ pha với rượu dẫn đến ngộ độc và ngạt khí. Trước khi chết, họ đã gửi bức thư tuyệt mệnh bày tỏ sự chán nản với cuộc sống hiện tại.
Trượt tốt nghiệp, một nữ sinh tự tử
Một nữ sinh tự tử tại trường vì bị mẹ đánh
……
Giáo dục KNS cho HSTHCS
KNS thúc đẩy phát triển
cá nhân và xã hội
Giáo dục KNS là xu thế
chung trên thế giới
Đặc
điểm
tâm lí
của
HS
Thực
hiện
đổi mới
GDPT
1. Kĩ năng sống thúc đẩy sự phát triển cá nhân và xã hội
KNS giúp con người biến kiến thức thành thái độ, hành vi và thói quen tích cực, lành mạnh.
Người có KNS phù hợp sẽ luôn vững vàng trước những khó khăn, thử thách; biết ứng xử, giải quyết vấn đề một cách tích cực và phù hợp; họ thường thành công hơn trong cuộc sống, luôn yêu đời và làm chủ cuộc sống của chính mình.
Người thiếu KNS thường bị vấp váp, dễ bị thất bại trong cuộc sống.
KNS còn góp phần thúc đẩy sự phát triển của XH, giúp ngăn ngừa các vấn đề xã hội và bảo vệ quyền con người.
2. Giáo dục KNS là yêu cầu cấp thiết đối với HS THCS
Các em chính là những chủ nhân tương lai của đất nước. Nếu không có KNS, các em sẽ không thể thực hiện tốt trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, cộng đồng và đất nước.
Lứa tuổi HS THCS là giai đoạn quá độ chuyển từ „trẻ em“ thành người lớn,... còn thiếu hiểu biết sâu sắc về XH, còn thiếu kinh nghiệm sống, dễ bị lôi kéo, kích động. Nếu không được giáo dục KNS, nếu thiếu KNS, các em dễ bị lôi kéo vào các hành vi tiêu cực, bạo lực, vào lối sống ích kỉ, lai căng, thực dụng, dễ bị phát triển lệch lạc về nhân cách.
3. Giáo dục KNS nhằm thực hiện yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông
Nghị quyết 40/2000/QH10 về đổi mới CTGDPT: nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ CNH, HĐH đất nước, ...
Luật Giáo dục năm 2005: Mục tiêu của GDPT là giúp HS phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam XHCN.
Như vậy, mục tiêu GDPT đã chuyển từ trang bị kiến thức cho HS sang trang bị những năng lực cần thiết cho các em, đặc biệt là năng lực hành động, năng lực thực tiễn.
Giáo dục KNS cho HS, với bản chất là hình thành và phát triển cho các em khả năng làm chủ bản thân, khả năng ứng xử phù hợp với những người khác và với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống
4. Giáo dục KNS cho HS trong các nhà trường phổ thông là xu thế chung của nhiều nước trên thế giới
155 nước trên thế giới quan tâm đến việc đưa KNS vào nhà trường, trong đó có 143 nước đã đưa vào chương trình chính khóa ở Tiểu học và Trung học.
Việc giáo dục KNS cho HS ở các nước được thực hiện theo ba hình thức:
- KNS là một môn học riêng biệt,
- KNS được tích hợp vào một vài môn học chính,
- KNS được tích hợp vào nhiều hoặc tất cả các môn học trong chương trình.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Tu Hong Dinh
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)