Quản lý thiết bị môn sinh học
Chia sẻ bởi Trịnh Hải Hồng |
Ngày 04/05/2019 |
46
Chia sẻ tài liệu: Quản lý thiết bị môn sinh học thuộc Sinh học 9
Nội dung tài liệu:
TẬP HUẤN NGHIỆP VỤ
THIẾT BỊ, THÍ NGHIỆM THCS
MÔN SINH HỌC
NGÔ VĂN HƯNG – VỤ GIÁO DỤC TRUNG HỌC
1. MỤC TIÊU CỦA MÔ ĐUN
1.1 Kiến thức
1.2 Kỹ năng
1.3 Thái độ
2. CẤU TRÚC CỦA MÔ ĐUN
Thời lượng: Tổng số 20 tiết
2.1 Cấu trúc của tài liệu
Phần 1. Hệ thống thiết bị Sinh học ở trường THCS
Phần 2. Nguyên tắc sắp xếp hoá chất dụng cụ; bảo quản, bảo dưỡng. Theo dõi hóa chất, dụng cụ
Phần 3. Hỗ trợ giáo viên dạy học bộ môn Sinh học
Mỗi chương được triển khai theo từng bước cụ thể như sau:
- Nội dung lý thuyết
- Nội dung thực hành
+ Mục tiêu hoạt động thực hành
+ Chỉ dẫn hoạt động thực hành
+ Dự kiến sản phẩm của học viên.
Chú trọng phương pháp làm việc tích cực:
- Làm việc cá nhân.
- Làm việc theo nhóm.
- Nêu ý kiến thắc mắc.
- Nêu sáng kiến và trao đổi kinh nghiệm.
- Thực hành mẫu.
- Xem băng hình, thảo luận qua băng hình.
3.1 Mô đun 1- lớp 6
3.1.1. Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu
3.1.2. Một số bài thực hành
Kính lúp, kính hiển vi và cách sử dụng
Quan sát tế bào thực vật
Quan sát biến dạng của rễ
Quan sát biến dạng của thân
3.1.3. Một số tranh
Các loại rễ, các miền của rễ
Sơ đồ cấu tạo tế bào thực vật
Sơ đồ sự lớn lên của tế bào, sự phân chia tế bào
Cấu tạo miền hút của rễ
Con đường hút nước và muối khoáng
một số loại cây có rễ biến dạng
Cấu tạo trong của thân non
3.2. 1. Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu
3.2.2. Phương pháp sử dụng dụng cụ, hóa chất, tranh, mô hình
A. Sử dụng dụng cụ hóa chất
A.1. Nguyên tắc sử dụng thiết bị
A.2. Bộ dụng cụ giải phẫu (Bộ đồ mổ) và tác dụng của chúng
A.3. Hóa chất định hình mẫu động vật và nguyên tắc sử dụng
B. Bộ tranh sinh học 7
Tranh về bộ xương cá
Tranh về bộ xương ếch
Tranh về bộ xương thằn lằn
Tranh về bộ xương chim bồ câu
Tranh về bộ xương thỏ
KĨ THUẠT MỔ CÁC ĐỘNG VẬT
KĨ THUẬT MỔ ĐỘNG VẬT
KĨ THUẬT MỔ ĐỘNG VẬT
Giải phẫu châu chấu
Trước hết dùng kéo nhọn cắt bỏ hết cánh, sau đó rạch hai đường dọc suốt cơ thê, theo hai bên lưng, từ cuối bụng đến mép trước của tấm lưng ngực trước. Rồi cắt tiếp một đường ngang sát đầu.Cần khéo léo lựa mũi kéo để đường cắt nông, đủ để cắt đứt lớp vỏ cơ thể; nhưng không được quá sâu tránh không làm tổn tương đến các nội quan.
Dùng ghim gắn cố định mẫu châu chấu xuống chậu mổ, có nước ngập mẫu. Sau đó dừng kẹp nhỏ lột dần mảng lưng, ghim và mở sang hai bên, để có thể bắt đầu quan sát nội quan. Nhớ là không được tuỳ tiện cắt bỏ các nội quan, để có thể quan sát được đầy đủ.
KĨ THUẬT MỔ ĐỘNG VẬT
KĨ THUẬT MỔ ĐỘNG VẬT
KĨ THUẬT MỔ ĐỘNG VẬT
Cách mổ cá chép:
Mổ sọ để quan sát não
Tay trái đỡ lấy đầu cá, tay phải dùng dao mũi nhọn khoan trên nóc sọ, sau khi thủng khoảng 1-2 mm thì nạy tưng mảng xương sọ theo hướng từ dưới lên và gạt lớp mỡ che phủ nào cho đến khi lộ đủ các phần của não như hình vẽ.
KĨ THUẬT MỔ ĐỘNG VẬT
Mổ ếch đồng:
- Đặt ếch nằm ngửa trên khay, ghim 4 chân. Cắt da từ trước lỗ huyệt theo mũi tên ở hình vẽ. Lật da để xem mạch máu ở mặt trong da, cơ bụng và cơ đùi. Cắt tiếp phần cơ xương ở bụng như cắt da ở phần trên để lộ nội quan trong xoang bụng.
- Dựa vào hình vẽ để xác định vị trí tự nhiên của các cơ quan: Tim, phổi, gan, mật, dạ dày, ruột, buồng trứng, ống dẫn trứng hoặc tinh hoàn, trực tràng.
KĨ THUẬT MỔ ĐỘNG VẬT
Cách mổ thằn lằn :
Đặt thằn lằn nằm ngửa trên khay, ghim 4 chân. Cắt từ trước lỗ huyệt theo mũi tên ở hình vẽ.
Bóc da bụng để xem hệ thống xương sườn, cơ gian sườn. Cắt tiếp phần cơ xương ở bụng để lộ nội quan trong xoang bụng. Cẩn thận khi cắt qua vùng ngực vì bên trong có tim.
Dựa vào hình vẽ để xác định vị trí tự nhiên của các cơ quan: Tim, phổi, gan, mật, da dày, ruột, trực tràng, khí quản, thực quản.
KĨ THUẬT MỔ ĐỘNG VẬT
Cách mổ chim bồ câu
Đặt chim nằm ngửa trên khay, ghim cánh và chân. Cắt từ trước lỗ huyệt theo mũi tên ở hình vẽ. Khi cắt khối cơ ngực và da ở cổ chim phải rất nhẹ tay và cẩn thận để khỏi chọc vào tim, làm đứt các mạch máu hoặc vỡ diều.
- Xác định vị trí tự nhiên của các cơ quan: khí quản, thực quản, diều, tim, phổi, gan, dạ dày, ruột.
KĨ THUẬT MỔ ĐỘNG VẬT
Cách mổ thỏ:
Đặt thỏ nằm ngửa trên khay, buộc cố định bốn chân. Cắt từ trước lỗ niệu sinh dục, bóc tách da khỏi lớp cơ để xem xương sườn, xương ức, cơ gian sườn. Cắt tiếp phần cơ như tiến hành ở thằn lằn, sao cho không thủng tim và các mạch máu ở gần tim.
Xác định vị trí tự nhiên của các cơ quan: thanh quản, khí quản, phế quản, thực quản, tim, phổi, gan, dạ dày, manh tràng, ruột.
KĨ THUẬT MỔ ĐỘNG VẬT
Cách mổ thỏ
Gỡ và quan sát tiếp các cơ quan bên trong. Cắt bao tim để xem tâm thất, hai tâm nhĩ.
Nhẹ nhàng gỡ manh tràng và ruột nâng ra ngoài để phân biệt ruột non, ruột già, tụy, lá lách, động mạch lưng, buồng trứng và ống dân đứng, tinh hoàn và ống dân tinh ở thỏ đực, thận và ống dân niệu đổ vào bóng đái.
Mổ sọ và quan sát não thỏ
Lật thỏ nằm sấp, bóc da đầu, mổ hộp sọ để quan sát não.
PHUƠNG PHÁP VÀ
CÁCH LÀM MẪU NGÂM
1. Dụng cụ và hóa chất
2. Chuẩn bị
3. Tiến hành
PHUƠNG PHÁP VÀ
CÁCH LÀM MẪU NGÂM
1. Dụng cụ và hóa chất
Bô can: chọn loại bô can thủy tinh hoặc nhựa trong phù hợp với kích thước của mẫu ngâm ( xem các kích thước trong danh mục thiết bị).
Hóa chất: phooc môn, ête, clorophooc, cồn 90
Bơm và kim tiêm (xơ ranh) 5 cc.
Kim khâu và chỉ gai: để cố định mẫu trên tấm kính.
Tấm kính: để ghim mẫu trước khi cho vào ngâm.
Nhãn: Ghi tên mẫu ngâm hoặc chú giải các số gắn trên mẫu.
Mẫu vật: mẫu nguyên còn tươi đã được định tên hoặc mẫu đã mổ và gắn số vào các cơ quan, bộ phận.
PHUƠNG PHÁP VÀ
CÁCH LÀM MẪU NGÂM
2. Chuẩn bị:
Dung dịch định hình: phooc môn 8-10 % hoặc cồn 80-900. Cách pha: lấy một phần phooc môm 38-40% pha với ba phần nước sạch sẽ được phooc môn tương đương 10%.
Dung dịch bảo quản: Phooc môn 3-5% hoặc cồn 60-700. Cách pha: một phần phooc môm 38-40% pha với bảy phần nước sạch.
Lưu ý: Phooc môn là chất độc nên khi dùng phải đeo khẩu trang không để dây ra tay, quần áo và luôn đậy kín.
PHUƠNG PHÁP VÀ
CÁCH LÀM MẪU NGÂM
3. Tiến hành:
Rửa sạch mẫu bằng nước lã, nắn vuốt cơ thể theo ý muốn.
Tiêm dung dịch định hình vào khoang bụng và khối cơ chân.
Cho mẫu vật vào bô can có kích thước thích hợp ở tư thế tự nhiên hoặc cố định trên tấm kính.
Đổ dung dịch định hình ngập mẫu, đậy kín nắp, có thể gắn paraphin. Sau khoảng 5-10 ngày thì vớt mẫu ra rửa sạch trong nước lã rồi chuyển sang ngâm trong dung dịch định hình. Dán nhãn.
Hàng tháng cần kiểm tra, nếu thấy dung dịch cạn hoặc đổi màu thì phải bổ sung hoặc thay dung dịch khác.
4.1. Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu
4.2. Phương pháp sử dụng dụng cụ, hóa chất, tranh và mô hình
4.3.Thực hiện một số bài thực hành
5.1. Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu
5.2. Phương pháp sử dụng dụng cụ, hóa chất, tranh và mô hình
5.3.Thực hiện một số bài thực hành
Thông tin liên hệ
? Mobile phone: 0913201271;
0438694270 (cq)
? Email: [email protected];
[email protected]
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trịnh Hải Hồng
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)