QUẢN LÝ LỚP HỌC BẰNG CÁC BIỆN PHÁP GIÁO DỤC TÍCH CỰC
Chia sẻ bởi Phan Song Thoa |
Ngày 12/10/2018 |
46
Chia sẻ tài liệu: QUẢN LÝ LỚP HỌC BẰNG CÁC BIỆN PHÁP GIÁO DỤC TÍCH CỰC thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
QUẢN LÝ LỚP HỌC
BẰNG CÁC BIỆN PHÁP
GIÁO DỤC TÍCH CỰC
MỘT SỐ THUẬT NGỮ
Mục đích GD kỷ luật lớp học?
Thế nào là quản lý lớp học?
Gồm các hoạt động nào?
Như thế nào gọi là GD tích cực?
Như thế nào gọi là GD tiêu cực?
GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ
Mục đích: Đảm bảo quyền lợi cho tất cả HS. Tạo môi trường an toàn, thuận lợi nhất để mỗi cá nhân phát huy tối đa năng lực, sở trường trong học tập, rèn luyện.
Quản lý lớp học là: Tổ chức hoạt động của tập thể HS theo quy tắc chung nhất định.
Gồm: Hoạt động học tập (trong và ngoài lớp); vui chơi, giải trí và các hoạt động phù hợp lứa tuổi liên quan.
GD tích cực là: GD dựa trên nguyên tắc vì lợi ích tốt nhất của trẻ; không làm tổn thương đến thể xác và tinh thần của trẻ; có sự thoả thuận giữa người lớn - trẻ em và phù hợp với đặc điểm tâm-sinh lý của trẻ em.
KHÁI NIỆM GIÁO DỤC TIÊU CỰC
Tạo áp lực căng thẳng, nặng nề không phù hợp tâm sinh lý lứa tuổi lên mọi hoạt động của HS.Như: xúc phạm tinh thần và thể chất; bạo lực, quá khắt khe, nghiêm khắc; vi phạm các quy định về phẩm chất, đạo đức nói chung và đạo đức nhà giáo nói riêng.
I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI THAY THẾ TRỪNG PHẠT THÂN THỂ (TPTT) BẰNG BIỆN PHÁP GIÁO DỤC TÍCH CỰC (BPGDTC)
1. Khái niệm và một số hình thức TPTT:
a. Khái niệm TPTT
TPTT là các hành vi, thái độ, lời nói do người lớn hoặc người có quyền gây ra nhằm GD trẻ nhưng làm tổn thương các em về thể xác (đánh đập, bắt quỳ gối…) và tinh thần (chửi mắng, bỏ mặc ...)
b. Một số hình thức TPTT :
Các hình thức TPTT được sử dụng rất đa dạng, ở các mức độ khác nhau, từ véo tai, đánh vào tay đến phạt quỳ, bắt phơi nắng, dùng gậy đánh, bắt liếm ghế, hít đất, giao công an xã phạt
2. Những tác động tiêu cực của TPTT
Dùng TPTT là đem tới cho các em một thông điệp sai lầm rằng: dùng bạo lực là có thể giải quyết được tất cả mọi việc. Từ đó trẻ bắt chước để giải quyết các bất đồng của mình với người khác.
Nảy sinh và phát triển thái độ thù địch, hung hăng ở trẻ, trái với ý thức kỷ luật, tự giác. Đôi khi do quá quen đòn, trẻ sẽ chai lỳ, bướng bỉnh, khó bảo, thậm chí chống đối.
* Huỷ bỏ mối quan hệ gắn bó, thân thiết giữa giáo viên và học sinh. Có trẻ vì thế mà sinh ra oán hận và thù ghét người lớn, phản ứng lại quá trình giáo dục đạo đức, ảnh hưởng tới mối quan hệ thầy trò, từ đó trẻ bị mất niềm tin.
* TPTT không giúp ta giải quyết được nguyên nhân gốc rễ, “cốt lõi” của vấn đề. Nếu trẻ có lỗi mà người lớn sử dụng TPTT thì không những không giải quyết được vấn đề mà đôi khi còn dẫn đến những hậu quả khó lường, vì những vấn đề cốt lõi, nguyên nhân chủ yếu của “lỗi lầm” chưa được giải quyết một cách tích cực.
Kết luận
Bởi vậy, cần làm cho trẻ nhận ra sai lầm hoặc giải thích, chỉ rõ những lỗi lầm mà trẻ mắc phải để trẻ biết cách sửa chữa thì mới giúp trẻ không phạm lỗi lầm và giúp giáo viên ổn định kỉ luật lớp học một cách lâu dài.
3. Những ảnh hưởng của việcTPTT
- Gây ra những tổn thương về tinh thần và thể xác mà trẻ phải gánh chịu suốt đời như : trẻ bị hoảng loạn, bị di chứng thần kinh, bị trầm cảm, thương tật.
- Trẻ có thể trở nên lì lợm do quen với đòn roi và sự sỉ nhục, ngang ngạnh, bướng bỉnh và sẵn sàng chống đối bất kỳ ai bằng hành vi bạo lực để bảo vệ mình.
- Do đó từ chỗ là nạn nhân, trẻ có thể trở thành tội phạm, là mầm mống hình thành bạo lực trong xã hội.
- Sự thiếu quan tâm, thái độ khắt khe bỏ mặc không lắng nghe, thiếu chia sẻ, không cảm thông và tha thứ của người lớn đã làm cho các em mất niềm tin và cảm thấy cô đơn, mặc cảm.
Từ đó dẫn tới sự sa sút về đạo đức và học tập, khiến các em càng trở nên cá biệt hơn.
- Các em cũng là những người dễ bị tổn thương nhất bởi TPTT.
Kết luận
Do đó, chỉ có sự yêu thương và quan tâm của thầy cô, cha mẹ mới giúp cho các em thay đổi. Sự quan tâm, lắng nghe để hiểu những nhu cầu, những khó khăn của trẻ và cùng trẻ giải quyết sẽ giúp trẻ tiến bộ hơn.
4. Vì sao phải chấm dứt TPTT trẻ em?
Vì TPTT trẻ em vi phạm các văn bản pháp lí quốc gia và quốc tế
a. Công ước Quốc tế về quyền trẻ em
- Điều 19: Quyền được bảo vệ trước mọi hình thức bạo lực xâm phạm đến thể xác và tinh thần.
- Điều 29: Mục tiêu GD
Phát triển tối đa nhân cách, tài năng, các khả năng về tinh thần và thể chất của trẻ em.
Phát triển sự tôn trọng đối với cha mẹ của trẻ em
b. Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em
Điều 7. Quy định các hành vi nghiêm cấm
6. Hành hạ, ngược đãi, làm nhục…
7. Cản trở việc học tập của trẻ em.
9. Sử dụng các biện pháp có tính xúc phạm, hạ thấp danh dự, nhân phẩm hoặc dùng nhục hình đối với trẻ em vi phạm kỉ luật.
c. Luật hình sự
d. Luật giáo dục
Điều 75. Những điều nhà giáo không được làm
1. Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể người học.
5. Trừng phạt trẻ em gây ra những hậu quả nặng nề cho toàn xã hội
a. Hậu quả đối với trẻ em
* Ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách của trẻ
Sự kiện: Cuối tháng 11/2007, khoa Tâm lí BV Nhi đồng 2 TP HCM tiếp nhận một cháu bé học lớp 2 có triệu chứng thường xuyên ngất xỉu. Cháu kể những lần đứng cạnh cô giáo, cháu đều run lẩy bẩy và bỗng dưng nói lắp. Sau khi khám, các bác sĩ chẩn đoán cháu bị rối loạn tâm lí do việc học căng thẳng và do quá sợ cô giáo.
Ảnh hưởng đến mối quan hệ thầy - trò (đối tượng giao tiếp)
Việc TPTT và tinh thần học sinh làm cho mối quan hệ giữa học sinh – giáo viên không còn thân thiện và gắn bó
* Ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục
Khi bị TPTT và tinh thần, trẻ thường rơi vào trạng thái buồn chán, mặc cảm trước bạn bè, muốn bỏ học, chống đối, thậm chí muốn tự tử…
Đồng thời khi bị TPTT và tinh thần khiến trẻ cảm thấy lo sợ, ghét giáo viên, bướng bỉnh, vì thế các em rất khó tập trung học tập.
b. Hậu quả đối với những người khác
* Đối với giáo viên áp dụng biện pháp TPTT và tinh thần
Đa số giáo viên tỏ ra bối rối, ân hận, day dứt và tự trách mình,…đều buồn vì mình bất lực trong cách giáo dục học sinh.
Khi sử dụng biện pháp TPTT học sinh, không những giáo viên không được tôn trọng mà sẽ phải đương đầu với những phản ứng của gia đình và sự lên án của xã hội, sự trừng phạt của pháp luật,…Bởi vậy, chính bản thân giáo viên cũng sẽ bị tổn thương về thể xác hoặc tinh thần và có thể bị ảnh hưởng đến cả cuộc đời và sự nghiệp.
* Đối với gia đình, cộng đồng
Việc trừng phạt thân thể và tinh thần trẻ em sẽ gây ra những hậu quả cho gia đình, cộng đồng và xã hội với nhiều mức độ khác nhau. Một đứa trẻ khi bị trừng phạt sẽ dễ bị đau đớn, bệnh tật, ảnh hưởng đến cuộc sống gia đình, tốn kém thời gian và tiền của…
Đồng thời, khi con phải chịu hình phạt, đa số phụ huynh đều có chung một tâm trạng xót xa, đau đớn, thậm chí oán hận và giận dữ vì con mình bị đối xử thậm tệ. Họ sẽ có thành kiến đối với giáo viên và nhà trường, từ đó dẫn đến thái độ bất hợp tác với giáo viên và nhà trường trong việc giáo dục trẻ
II. SỬ DỤNG CÁC BIỆN PHÁP GIÁO DỤC TÍCH CỰC
1. Khái niệm về giáo dục tích cực :
Giáo dục tích cực là giáo dục dựa trên nguyên tắc vì lợi ích tốt nhất của trẻ; không làm tổn thương đến thể xác và tinh thần của trẻ; có sự thoả thuận giữa người lớn và trẻ em và phù hợp với đặc điểm tâm – sinh lí của trẻ em.
2. Một số tình huống :
3. Sự cần thiết phải sử dụng BPGDTC
a) Sử dụng BPGDTC, học sinh sẽ được gì?
- Có nhiều cơ hội chia sẻ và bày tỏ, được mọi người quan tâm, tôn trọng và lắng nghe ý kiến.
- Tích cực, chủ động hơn trong học tập.
- Tự tin trước mọi người
- Khả năng của trẻ được phát huy
b) Sử dụng các BPGDTC, giáo viên (GV) sẽ được gì?
- Giảm được áp lực quản lý lớp học vì HS hiểu và tự giác chấp hành kỉ luật. Từ đó GV tạo được sự tin tưởng nơi HS, được HS tôn trọng, quý mến.
- Xây dựng được mối quan hệ thân thiện giữa thầy và trò.
- Xây dựng được sự thống nhất, đoàn kết cao trong lớp học.
- Nâng cao hiệu quả quản lý lớp học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
- Được sự đồng tình, ủng hộ từ phía gia đình HS và xã hội
c) Sử dụng các BPGDTC, gia đình, cộng đồng và xã hội sẽ được gì?
- Có được những công dân tốt, giàu khả năng phục vụ, cống hiến cho gia đình và xã hội trong tương lai.
- Giảm thiểu được các tệ nạn xã hội, nạn bạo hành, bạo lực.
- Các khoản chi phí để chăm sóc, điều trị, trợ giúp gia đình trẻ sẽ được dành để phục vụ, nâng cao đời sống cộng đồng.
- Gia đình hạnh phúc, xã hội phồn vinh.
III. CÁC BP GD TC THAY THẾ VIỆC TPTT TRẺ EM
Thay đổi cách cư xử trong lớp học
a) Xây dựng các quy tắc rõ ràng, nhất quán
Đó là những quy định thống nhất, những yêu cầu bắt buộc về các cư xử của HS và GV trong lớp học, trường học. Mục tiêu của các quy tắc này là đạt được sự an toàn, sự tôn trọng, lòng nhân hậu và sự trung thực, để HS có tư cách đạo đức và kết quả học tập tốt.
b) Khuyến khích, động viên tích cực
Trẻ sẽ có cách xử sự tích cực nếu những hành vi tốt của các em được của cố và phát huy bằng những khuyến khích, động viên tích cực.
Việc động viên, khuyến khích tích cực có thể được thực hiện bằng nhiều hình thức, như : một nụ cười, một lời khen ngợi, sự công nhận trước bạn bè, sự biểu dương trước lớp học, trường học và ngoài xã hội
c) Những hình thức phạt phù hợp, nhất quán :
Khi những yêu cầu đặt ra rõ ràng thì những sai phạm nhất thiết phải có những hình thức phạt cụ thể, rõ ràng và cách xử phạt cần phù hợp và nhất quán.
Một số gợi ý về cách xử lí sai phạm của HS, ví dụ : tước bỏ các quyền lợi đặc biệt, tạm đình chỉ việc tham gia các hoạt động mà các em ưa thích, làm tự kiểm điểm bản thân, thực hiện chế độ làm báo cáo hàng ngày (báo cáo việc giữ trật tự tr ong lớp, việc xây dựng bài, như việc làm bàitập…)
IV. QUAN TÂM ĐẾN NHỮNG KHÓ KHĂN CỦA TRẺ
1. Ý nghĩa:
Việc tìm hiểu những trở ngại trong học tập và những khó khăn về hoàn cảnh gia đình, về tâm lí của trẻ để chia sẻ và giúp các em tháo gỡ sẽ giúp giáo viên không cần phải dùng đến TPTT mà vẫn giáo dục trẻ có kết quả.
Một số lưu ý khi tìm hiểu căn nguyên và trợ giúp trẻ em giải quyết khó khăn
- Cố gắng tránh đối đầu với HS, nhất là trước mặt những người khác, vì điều đó chỉ khiến trẻ trở nên tức
giận hơn, thậm chí còn dồn trẻ vào thế cố thủ và phản ứng Cố gắng lắng nghe và thực sự chú ý xem xét vấn đề từ phía HS. Lắng nghe tất cả những gì các em nói, biểu lộ sự cảm thông qua nét mặt, ánh mắt, cử chỉ. Bằng cách đó bạn sẽ thể hiện được một cách chân thành điều mình mong muốn.
- Cần tránh việc lên lớp hoặc chưa tìm hiểu nguyên nhân đã nhanh chóng đưa ra những lời chỉ trích. Chỉ can thiệp bằng những lời chỉ bảo thì chưa thể giúp HS tiến bộ. Cần giúp các em hiểu rõ vấn đề của mình và tìm ra những giải pháp phù hợp.
2. Một số khó khăn thường gặp
Những trở ngại đặc trưng đối với việc học tập:
+ Chứng rối loạn, thiếu khả năng tập trung,
+ Chứng khó đọc,
+ Những khó khăn về thị giác,
+ Những khó khăn về thính giác.
+ Những khó khăn về mặt tâm lí,
+ Trẻ bị hành hạ, ngược đãi,
+ Bị xâm hại tình dục.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phan Song Thoa
Dung lượng: 283,00KB|
Lượt tài: 1
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)