Pro moi lam duoc

Chia sẻ bởi Phan Anh Nguyen | Ngày 11/10/2018 | 28

Chia sẻ tài liệu: pro moi lam duoc thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

iệt Nam là một trong những nước bị ảnh hưởng tồi tệ nhất từ tác động bất lợi của biến đổi khí hậu. Tháng 12.2009 Liên Hợp Quốc và Oxfam đã đưa ra báo cáo thảo luận chính sách "Ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam: Các cơ hội cải thiện bình đẳng giới" với một trong những mục đích thúc đẩy bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ.
 
Qua đó, phần nào có thể thấy thực trạng bình đẳng giới đối với lao động nữ ở nông thôn đang diễn ra như thế nào.
 
Phụ nữ buộc phải gánh vác rủi ro
 
Trong chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu, Tổng LĐLĐ Việt Nam là một trong những thành phần thuộc ban chủ nhiệm chương trình. Nhiệm vụ của chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu và các cơ quan đầu mối có nội dung "Nâng cao nhận thức và phát triển nguồn nhân lực".
 
Theo đó, chỉ tiêu thực hiện đến 2010 là trên 10% cộng đồng dân cư, trên 65% số công chức, viên chức nhà nước và đến năm 2015 trên 80% cộng đồng dân cư, 100% công chức, viên chức nhà nước có hiểu biết cơ bản về biến đổi khí hậu và các tác động của nó.
 
Theo đánh giá, Việt Nam có bề dày thành tích thúc đẩy bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ, song nữ giới vẫn còn bị lãng quên trong nghiên cứu và phân tích chính sách cũng như trong các quá trình (hoạch định) chính sách quốc gia và quốc tế. Điều này có thể thấy rõ trước những tác động của biến đổi khí hậu là khác nhau nhưng chính người nghèo, phụ nữ và trẻ em là đối tượng dễ bị tổn thương nhất. Trên thực tế, biến đổi khí hậu có thể làm tồi tệ thêm những bất bình đẳng giới, tạo thêm gánh nặng công việc cho phụ nữ.
 
Báo cáo thảo luận chính sách của Liên Hợp Quốc và Oxfam đã dẫn tài liệu nghiên cứu để khẳng định nhiều thiên tai xảy ra do biến đổi khí hậu dẫn đến di cư tăng lên ở Việt Nam. Phụ nữ di cư thường kiếm được việc làm ít hơn nam giới nhưng nếu họ ở lại khi các thành viên khác trong gia đình di cư có thể sẽ bị ảnh hưởng đặc biệt do họ phải gánh vác trách nhiệm của nam giới. Một tình trạng khá phổ biến là các thành viên nam giới trong gia đình làm việc xa nhà khi thiên tai tàn phá thì phụ nữ buộc phải gánh vác hầu hết các hoạt động quản lý rủi ro thiên tai.
 
Điều đáng nói di cư ngoại tỉnh tạm thời và lao động phi nông nghiệp tại địa phương như là các chiến lược để đối phó với thiên tai liên quan đến khí hậu ngày càng có khả năng gia tăng và trong nhiều trường hợp đây là các chiến lược của các thành viên nam giới trong hộ gia đình - trong khi ở một vài vùng nhất định nữ thanh niên cũng di cư để tìm việc làm, ví dụ như trong ngành dệt - may.
 
Việc này có thể mang tính tích cực khi phụ nữ có khả năng thách thức những vai trò truyền thống và tăng vị thế của họ trong cộng đồng nhưng lại thường có tiêu cực khi khối lượng công việc của phụ nữ gia tăng.
 
Giới đôi khi vẫn bị lãng quên
 
Nghiên cứu thực địa tại Hà Nội và Quảng Trị của những người thực hiện báo cáo thảo luận chính sách nói trên phát hiện bằng chứng rõ ràng về nữ hoá nông nghiệp với số lượng (chủ yếu nam giới) ngày càng tăng di cư theo mùa tìm việc làm và tạo thu nhập, đặc biệt là ở Quảng Trị, hoặc tìm việc làm phi nông nghiệp. Xu thế này đang tăng lên do các áp lực khí hậu, như sự gia tăng thiên tai.
 
Phụ nữ có tham gia vào các hoạt động lao động được trả tiền công nhưng ở nhiều cộng đồng, ít hơn so với nam giới trong gia đình và có thể họ cũng được trả tiền công ít hơn. Công việc nội trợ, đảm bảo thức ăn cho gia đình thường vẫn là trọng trách của phụ nữ và các hoạt động này thường được định giá trị kém hơn.
 
Những tác động về sinh kế của biến đổi khí hậu rõ ràng có tính giới. Bạo lực chống phụ nữ tăng lên sau thiên tai; phụ nữ có thể phải chịu các tác động tâm lý nhiều hơn do các vai trò truyền thống của họ trong việc chăm sóc những người khác; phụ nữ (mang thai) và trẻ em đặc biệt rủi ro trước các bệnh đường nước; phụ nữ thường có xu hướng bị ảnh hưởng về nhiễm trùng đường sinh sản sau ngập lụt...
 
Mặc dù như vậy, nhưng thực tế cho thấy phụ nữ vẫn bị phân biệt đối xử trong các cơ cấu pháp lý và các thể chế chính thức. Họ ít có cơ hội học tập và phát triển, đối mặt với các
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phan Anh Nguyen
Dung lượng: 138,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)