PP lấy HS làm trung tâm

Chia sẻ bởi Phạm Thanh Lam | Ngày 12/10/2018 | 43

Chia sẻ tài liệu: PP lấy HS làm trung tâm thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Chào mừng
Quý thầy, cô tham dự tập huấn hè 2012
TP Cần Thơ, ngày 20/6 – 25/6/2012
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP CẦN THƠ



ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC -
DẠY HỌC LẤY HỌC SINH LÀM TRUNG TÂM




2
A. Mục tiêu
Sau khoá bồi dưỡng:
100% Phó hiệu trưởng đều nắm vững lí luận về đổi mới phương pháp dạy học – Dạy học lấy học sinh làm trung tâm.
Soạn KHBH theo hướng đổi mới PPDH.
Áp dụng những kiến thức được tập huấn vào công tác chỉ đạo dạy học của trường từ năm học 2012 – 2013 và những năm tiếp sau.
B. Các bước tiến hành
Hoạt động 1: nêu những ưu điểm và hạn chế trong thời gian qua khi tiến hành đổi mới PPDH. Để thực hiện tốt việc đổi mới PPDH thí CBQL và GV phải làm gì? (60’).
Hoạt động 2: Thế nào là phương pháp? Anh, chị hiểu thế nào là đổi mới PPDH? So sánh hoạt động dạy học lấy GV làm trung tâm và dạy học lấy HS làm trung tâm? (60’)
Hoạt động 3: Lợi ích của hoạt động nhóm?
Hoạt động 4: Soạn KHBH theo hướng lấy HS làm trung tâm.
C. Thời gian

I. Thực trạng dạy học và đổi mới PP trong thời gian qua
Việc dạy và học trong nhiều trường vẫn còn chịu tác động nặng nề bởi mục tiêu thi cử, “chạy theo thành tích” học để thi, dạy để thi. Do đó việc dạy học chủ yếu vẫn là truyền thụ một chiều, thông báo kiến thức mang tính đồng loạt, thiên về lý thuyết, xa rời thực tiễn, tập trung ôn luyện kiến thức đáp ứng kiểm tra, thi cử, chưa thực sự quan tâm đến việc hình thành thói quen tự học tự khám phá kiến thức, phát triển tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề cho người học.
I. Thực trạng dạy học và đổi mới PP trong thời gian qua
Hiệu trưởng, P. Hiệu trưởng ít quan tâm đến công tác đổi mới PPDH.
GV chưa nắm vững về lí luận đổi mới PPDH, hoặc hiểu chưa đúng khái niệm đổi mới PPHD.
Còn nặng nề phương pháp truyền thống, chỉ đổi mới PPDH khi có cấp trên hoặc đồng nghiệp đến dự giờ.
Còn tư tưởng ngán ngại khi soạn KHBH áp dụng đổi mới PPDH.
Chỉ đổi mới hình thức tổ chức dạy học (ngồi theo nhóm) mà không đổi mới phương pháp.
II. Khái niệm về phương pháp dạy học.
Phương pháp chính là cách thức làm việc của mọt chủ thể, cách thức này tuỳ thuộc vào nội dung vì “phương pháp là sự vận động bên trong của nội dung.
2) Phương pháp dạy học là hệ thống những cách thức hoạt động (bao gồm các hành động và thao tác) của GV và HS nhằm thực hiện tốt mục đích và nhiệm vụ dạy học.

9 August 2012
Đổi mới phương pháp dạy học – Dạy học lấy học sinh làm trung tâm
8
II. Khái niệm về phương pháp dạy học.
3) Phương pháp dạy: phương pháp tổ chức nhận thức, phương pháp điều khiển các hoạt động trí tuệ và thực hành, phương pháp giáo dục ý thức và thái độ đúng đắn cho HS.
4) Phương pháp học: phương pháp nhận thức và rèn luyện để hình thành hệ thống tri thức và kĩ năng thực hành, hình thành nhân cách người học

9 August 2012
Đổi mới phương pháp dạy học – Dạy học lấy học sinh làm trung tâm
9
III. Thế nào là đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học?
Là đổi mới cách tiến hành các phương pháp, đổi mới phương tiện và hình thức triển khai phương pháp trên cơ sở khai thác triệt để các ưu điểm của các phương pháp cũ và vận dụng linh hoạt một số phương pháp mới nhằm phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh.
Vậy mục đích của đổi mới phương pháp là làm cho HS thực sự tích cực, chủ động, tự giác, luôn trăn trở, tìm tòi, suy nghĩ và sáng tạo trong quá trình lĩnh hội và cách thức để có được tri thức nhằm phát triển và hoàn thiện nhân cách của mình.
9 August 2012
10
III. Thế nào là đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học?
Có thể hiểu đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) là đổi mới cách thực hiện phương pháp dạy học.
Như vậy, đổi mới PPDH không phải là sự thay thế các phương pháp quen thuộc hiện có bằng những phương pháp mới lạ. Thực chất phải hiểu lại cho đúng cách làm, cách tiến hành các PPDH và cách linh hoạt sáng tạo trong việc sử dụng nó ở những hoàn cảnh và tình huống khác nhau để PPDH có tác động tích cực đến người học.
9 August 2012
11
IV. Vì sao phải đổi mới PPDH ở tiểu học?
Vì sự phát triển Công nghiệp hoá – Hiện đại hoá đất nước đòi hỏi con người mới năng động, sáng tạo, tự lực, tự cường, có năng lực giải quyết vấn đề.
Thế giới chuyển sang thời kì kinh tế tri thức, cho nên việc đầu tư vào chất xám là cách đầu tư hiệu quả nhất cho sự hưng thịnh của mỗi quốc gia.
Mục tiêu, nội dung chương trình Giáo dục tiểu học và cách đánh giá đã thay đổi buộc chúng ta phải đổi mới PPDH.
9 August 2012
12
1) Khái niệm: Dạy học lấy học sinh làm trung tâm là đặt người học vào trung tâm của quá trình dạy - học, HS được tạo cơ hội đến mức tối đa để tham gia tích cực vào quá trình dạy – học thông qua các hoạt động
V. Dạy học lấy học sinh làm trung tâm
2.1. Dạy và học tập trung vào GV với dạy và học tập trung vào HS
2. Sự khác nhau giữa dạy học tập trung vào GV và dạy học lấy học sinh làm trung tâm
2.1. Dạy và học tập trung vào GV với dạy và học tập trung vào HS
2.1. Dạy và học tập trung vào GV với dạy và học tập trung vào HS
2.1. Dạy và học tập trung vào GV với dạy và học tập trung vào HS
2.1. Dạy và học tập trung vào GV với dạy và học tập trung vào HS
2.1. Dạy và học tập trung vào GV với dạy và học tập trung vào học sinh
2.1. Dạy và học tập trung vào GV với dạy và học tập trung vào HS
2.1. Dạy và học tập trung vào GV với dạy và học tập trung vào HS
2.1. Dạy và học tập trung vào GV với dạy và học tập trung vào HS
2.2. Biểu hiện của việc dạy và học tập trung vào GV với dạy và học tập trung vào học sinh
2.2. Biểu hiện của việc dạy và học tập trung vào GV với dạy và học tập trung vào học sinh
2.2. Biểu hiện của việc dạy và học tập trung vào GV với dạy và học tập trung vào học sinh
2.2. Biểu hiện của việc dạy và học tập trung vào GV với dạy và học tập trung vào học sinh
2.3. Học tập tích cực mang tính hình thức và học tập tích cực thực sự
2.3. Học tập tích cực mang tính hình thức và học tập tích cực thực sự
2.3. Học tập tích cực mang tính hình thức và học tập tích cực thực sự
2.4. Giáo án trong dạy và học thụ động và kế hoạch bài học trong dạy và học tích cực.
2.4. Giáo án trong dạy và học thụ động và kế hoạch bài học trong dạy và học tích cực.
2.4. Giáo án trong dạy và học thụ động và kế hoạch bài học trong dạy và học tích cực.
2.4. Giáo án trong dạy và học thụ động và kế hoạch bài học trong dạy và học tích cực.
2.4. Giáo án trong dạy và học thụ động và kế hoạch bài học trong dạy và học tích cực.
3. Một số kĩ năng cơ bản có thể sử dụng trong day – học lấy học sinh làm trung tâm.
Sơ đồ biểu thị 03 giai đoạn của quy trình dạy học
3.1. Chuẩn bị kế hoạch bài học áp dụng dạy học lấy HS làm trung tâm
Xác định mục tiêu (mục đích yêu cầu của từng bài)
Viết mục tiêu dưới dạng cụ thể, đo được với ngôn từ phù hợp:
Về kiến thức (kể tên, nêu lên, đề xuất, viết lại, vẽ lại, bổ sung, so sánh, liên hệ, lập kế hoạch, phân loại, mô hình hoá, phát biểu, cụ thể hoá, xác định, phân tích, giải thích,…)
Về kĩ năng, có thể sử dụng các thuật ngữ: tính nhẩm trong phạm vi 10; tìm ý chính trong đoạn văn; vận động; (đi trên cầu giữ thăng bằng); vẽ được vòng tròn khép kín,…phát âm chuẩn các âm khó; đọc trôi chảy đoạn văn có 10 câu,…
3.1. Chuẩn bị kế hoạch bài học áp dụng dạy học lấy HS làm trung tâm
Về thái độ, có thể sử dụng các thuật ngữ: biểu hiện thông qua hệ thống cử chỉ, hành vi tương ứng và qua lời ăn, tiếng nói.
Thái độ chung:
Hoàn thành các nhiệm vụ được giao
Lắng nghe, tôn trọng, kiềm chế,…
Vui vẻ, chan hoà với bạn bè.
Chấp hành npội quy của nhà trường, quy định của Pháp luật.
Thái độ gắn với từng bài:
Giữ vệ sinh, không vứt rác bừa bãi.
Không vẽ bậy, viết bậy lên bàn ghế.
Phát biểu quan điểm của mình về,…
Đề xuất được cảm xúc yêu thương (căm hờn) của mình qua đọc bài thơ, đoạn văn,…
3.1. Chuẩn bị kế hoạch bài học áp dụng dạy học lấy HS làm trung tâm
Thái độ gắn với từng bài:
Hoàn thành các nhiệm vụ được giao
Lắng nghe, tôn trọng, kiềm chế,…
Vui vẻ, chan hoà với bạn bè.
Chấp hành nội quy của nhà trường, quy định của Pháp luật.
3.1. Chuẩn bị kế hoạch bài học áp dụng dạy học lấy HS làm trung tâm
Xác định mục tiêu (mục đích yêu cầu của từng bài)
Soạn cẩn thận nội dung của từng phần trong bài dạy để đạt mục tiêu đề ra.
Lựa chọn nội dung trong từng hoạt động sao cho HS lĩnh hội được một số kiến thức cơ bản để tự mình khám phá kiến thức mới.
Lực chọn các hoạt động dạy học để đáp ứng yêu cầu học tập của các cá nhân hay của nhóm HS.
Lên kế hoạch về việc phân bố thời gian cho các hoạt động tương ứng.
Tự làm đồ dùng dạy học (hay sử dụng ĐDDH sẵn có)
Dự kiến tình huống sư phạm.
3.2. Thực hiện kế hoạch bài học
Các kĩ năng giao tiếp và trình bày (cái gì cần trình bày, trình bày như thế nào và ở đâu, cách sử dụng giọng nói như âm thanh to - nhỏ, nhanh – chậm, lên – xuống, cách diễn đạt, lựa chọn cách sử dụng từ, cách diễn đạt bằng nét mặt, cách di chuyển, tư thế đứng,…)
Giải thích (sử dụng ĐDDH, sử dụng ngôn ngữ,…)
Hướng dẫn, minh hoạ
Tổ chức thảo luận
Đặt câu hỏi (khuyến khích, hướng dẫn suy nghĩ của HS)
Giúp đỡ HS trong khi dạy học
Đánh giá kết quả học tập của HS (gồm cả kĩ năng quan sát, nhận biết và đánh giá cả quá trình học tập của HS cũng như chấm điểm bài làm của HS).

3.2. Thực hiện kế hoạch bài học
Đặt ra mục tiêu học tập
Sử dụng trò chơi để củng cố kết quả học tập
Khen thưởng nhằm động viên, khuyến khích kịp thời sự cố gắng của HS.
Quản lí lớp học
Tổ chức sắp xếp ĐDDH
Giải quyết vấn đề (bao gồm cả việc ứng xử với các tình huống sư phạm nảy sinh trong quá trình dạy học).

3.3. Đánh giá, rút kinh nghiệm
Xem xét các đánh giá, đánh giá lần cuối kết quả học tập của HS từ bài học, nội dung bài học và tự đánh giá bản thân GV (điều gì đã làm tốt, điều gì cần rút kinh nghiệm làm cho tốt hơn, phải làm như thế nào để dạy bài tiếp sau tốt hơn).


3.4. Các kĩ năng khác
Có khả năng tạo ra môi trường học tập thân thiện, tạo cho HS sự tự tin để tiếp tục học các lớp tiếp sau (kĩ năng tổ chức, sắp xếp bàn ghế, chỗ ngồi, không gian lớp học để các em có thể cùng học tập với nhau cũng như dễ dàng theo dõi GV và cách trang trí tạo môi trường học tập hấp dẫn, vừa học tập – vừa vui chơi.


3.4. Các kĩ năng khác
Xây dựng nội quy lớp học và thời gian biểu
Đảm bảo cơ hội công bằng để tất cả HS trong lớp có thể tiếp cận với các hoạt động học tập và có sự hỗ trợ của các bạn và GV.
Phối hợp với PHHS, với cộng đồng và GV khác trong trường để hỗ trợ quá trình học tập của HS.


Tên người dự:…………………………………
Trường:………………………………………..
Lớp: …………………………………………..
Tên bài học:……………………………………
Thời gian bắt đầu: …………………….
Thời gian kết thúc:…………………………….
4. Những gợi ý để đánh giá tiết dạy thực hành
4. Những gợi ý để đánh giá tiết dạy thực hành
4. Những gợi ý để đánh giá tiết dạy thực hành
5. Lợi ích của hoạt động nhóm
Một trong những yếu tố cơ bản của dạy học lấy HS làm trung tâm đó là hoạt động nhóm. Hoạt động nhóm giúp HS có thể tích cực tham gia ý kiến và có cơ hội trao đổi với các bạn khác để cùng học, khám phá và phát triển tư duy. Theo quan điểm của các nhà nghiên cứu thì việc hoạt động nhóm có tầm quan trọng như sau:
Hoạt động nhóm giúp HS tích cực và tham gia nhiều hơn.
Các kĩ năng giao tiếp về mặt xã hội và một số kĩ năng sống cơ bản khác được phát triển.
HS có thể diễn đạt bằng lời và chia sẻ các ý tưởng của mình với những người khác trong việc phát triển các kĩ năng ngôn ngữ.
HS có thể hỗ trợ và giúp đỡ lẫn nhau.
HS dần dần quen với vai trò và nhiệm vụ khác nhau như vai trò trưởng nhóm (hướng dẫn và điều khiển trong nhóm), vai trò nhóm viên (thực hiện một công việc cụ thể).
GV có thể hỗ trợ cho các đối tượng HS theo nhu cầu khác nhau
HS được làm việc trong nhóm nhỏ sẽ dần dần tự tin hơn.
6. Xây dựng KHBH theo hướng lấy học sinh làm trung tâm
Mỗi GV soạn bài  Nhóm soạn chung 1 bài, sau đó lên trình bày
Lưu ý: a) Mục đích chính của hoạt động giới thiệu bài: Cung cấp cho HS kiến thức cần thiết, đủ để HS tiếp tục tự học trong phần phát triển bài. Phần này củng cố lại KT, KN đã học và dẫn dắt HS vào nội dung chính của bài học



6. Xây dựng KHBH theo hướng lấy học sinh làm trung tâm
Lưu ý: b) Mục đích chính của hoạt động phát triển bài: Tạo cơ hội cho HS tiến hành các hoạt động phát triển những kiến thức và kĩ năng đã có để chiếm lĩnh kiến thức và kĩ năng mới. Phần này bắt đầu tính từ thời điểm HS cả lớp không còn ngồi lắng nghe GV mà thực hành các hoạt động theo cá nhân, nhóm đôi, nhóm nhỏ, GV hỗ trợ các nhóm hoặc cá nhân.


6. Xây dựng KHBH theo hướng lấy học sinh làm trung tâm
Lưu ý: c) Mục đích chính của hoạt động kết luận: Củng cố, hệ thống lại những gì HS đã thu nhận được qua bài học.




TRÂN TRỌNG KÍNH CHÀO

54
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Thanh Lam
Dung lượng: 2,50MB| Lượt tài: 1
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)