Phương pháp trắc nghiệm khách quan THCS
Chia sẻ bởi Phùng Đức Tăng |
Ngày 04/05/2019 |
43
Chia sẻ tài liệu: Phương pháp trắc nghiệm khách quan THCS thuộc Sinh học 9
Nội dung tài liệu:
Quy trình xây dựng và sử dụng hệ thống câu hỏi
trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn trong dạy học
môn sinh học ở trường THCS.
I. Câu hỏi trắc nghiệm khách quan là gì?
Câu hỏi trắc nghiệm khách quan là dạng trắc nghiệm trong đó mỗi câu hỏi có kèm theo những câu trả lời sẵn. Loại câu hỏi này cung cấp cho học sinh một phần hay tất cả thông tin cần thiết và yêu cầu học sinh phải chọn câu trả lời hoặc chỉ cần điền thêm một vài từ. Loại câu hỏi này được gọi là câu hỏi đóng vì học sinh không thể tự ý điền thêm các câu trả lời theo ý mình, được xem là khách quan vì chúng bảo đảm tính khách quan khi chấm điểm, không phụ thuộc vào ý kiến đánh giá của người chấm.
Phương pháp TNKQ có những ưu điểm gì?
Đề thi phủ kín nội dung môn học.
ít may rủi do trúng tủ, trật tủ
ít tốn công chấm thi
Khách quan trong chấm thi
áp dụng được công nghệ mới trong chấm thi và phân tích kết quả thi.
Ngoài ra khi làm bài trắc nghiệm khách quan thí sinh có những thuận lợi:
Không cần mất thời gian trình bày kết quả đã chọn.
Không phải viết thành một bài giải cụ thể.
Có thể chỉ cần nhớ kết quả của một hiện tượng, không cần nhớ đến cách làm thế nào để chứng minh kết quả đó.
Phương pháp TNKQ có những nhược điểm gì?
Làm mất khả năng trình bày, do vậy các bài kiểm tra trắc nghiệm chủ quan các em làm bài kém. Làm văn viết câu không có đủ chủ ngữ, vị ngữ. Làm toán không trình bày chi tiết mà chỉ nghĩ ra cách giải là coi như xong, ra đáp số là được nên các em bị mất rất nhiều điểm do suy nghĩ của các em không đúng với suy nghĩ chủ quan của người chấm.
II. Các loại câu hỏi TNKQ
Câu đúng -sai
Câu nhiều lựa chọn
Câu ghép đôi
Câu điền khuyết
Câu trả lời ngắn.
Trong chuyên đề này chúng ta chỉ đi sâu tìm hiểu về dạng câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn.
III. Quy trình xây dựng câu hỏi TNKQ nhiều lựa chọn
1. Khái niệm: Câu hỏi nhiều lựa chọn là loại câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong đó học sinh được lựa chọn một trong số các phương án trả lời cho sẵn. Dạng câu hỏi này bao gồm hai phần: phần dẫn ( hay phần gốc ) thường là một câu hỏi hoặc một câu bỏ lửng ( chưa hoàn chỉnh). Phần lựa chọn thường là 4 lựa chọn trong đó có một lựa chọn duy nhất đúng còn lại là các lựa chọn sai ( dùng để gây nhiễu) trả lời cho câu hỏi hoặc bổ sung cho phần câu bỏ lửng hoàn chỉnh.
2. ưu nhược điểm của loại câu hỏi nhiều lựa chọn:
Ưu điểm:
Câu hỏi nhiều lựa chọn cho phép đánh giá một phạm vi rộng các mục tiêu học tập so với các kiểu câu hỏi khác. Tiện lợi khi lưu ý tách biệt đánh giá trực tiếp và gián tiếp các mục tiêu học tập.
Không đòi hỏi thí sinh phải viết và trau chuốt câu trả lời, tránh việc thí sinh kém tìm cách loè bịp hoặc chải chuốt câu trả lời để gây nhầm lẫn khi đánh giá.
Câu hỏi nhiều lựa chọn tập trung vào khả năng đọc và suy nghĩ.
Câu hỏi nhiều lựa chọn với nhiều phương án chọn tạo ít khả năng đoán mò.
Phương án chọn của thí sinh có thể giúp chẩn đoán những khó khăn mà thí sinh đã trải nghiệm khi học tập ( viết các phương án nhiễu tốt khi lưu ý những điều mà một số thí sinh thường hiểu sai ).
Nhược điểm:
Thí sinh phải chọn theo khung định sẵn, không tự diễn đạt được ý của mình.
Câu hỏi tồi có thể chỉ đánh giá được các năng lực tầm thường, nông cạn, giới hạn ở sự kiện.
Thường chỉ có một phương án đúng nên thí sinh giỏi có thể sai vì không muốn chọn phương án đó khi thấy nó chưa hoàn toàn thoả đáng ( trong khi thí sinh kém không cảm nhận được )
Có xu hướng dường như khẳng định một kiến thức đã " chuẩn hoá" đã được "phê duyệt" vấn để trở thành cứng nhắc và đóng kín.
3. Các nguyên tắc khi xây dựng câu hỏi:
Nguyên tắc 1: Câu hỏi cần phải tuân thủ đúng những nguyên tắc về mặt lí luận và bám sát vào nội dung của chương trình cần kiểm tra - đánh giá. Nguyên tắc này là nhân tố cần thiết đảm bảo cho tính chính xác và khoa học của các câu hỏi trắc nghiệm khách quan khi được xây dựng để đánh giá kết quả học tập của học sinh trong nhà trường.
Ví dụ: Đánh dấu vào đầu câu trả lời đúng nhất:
Thực vật bậc cao gồm những ngành nào?
Tảo, rêu, hạt trần, hạt kín.
Tảo, rêu, dương xỉ, hạt trần
Rêu , dương xỉ, hạt trần, hạt kín.
Tảo, rêu, dương xỉ, hạt kín.
Nguyên tắc 2: Cần phải đưa ra các mệnh đề chính xác về mặt cú pháp. Đây là quy tắc chuẩn cho quá trình xây dựng tất cả các loại câu hỏi trong kiểm tra - đánh giá. Đảm bảo chính xác về mặt cú pháp cũng là cơ sở đảm bảo cho sự chính xác và khoa học của đáp án, tránh sự gây tranh cãi, hiểu nhầm của học sinh trong quá trình hiểu câu hỏi và lựa chọn các đáp án.
Nguyên tắc 3: Không được đưa ra các thuật ngữ không rõ ràng nhằm mục đích đánh đố tư duy học sinh. Câu trắc nghiệm nhằm mục đích kiểm tra kiến thức của học sinh trên cơ sở nhận thức và tư duy khoa học của các em chứ không nhằm đánh đố học sinh bằng những thủ thuật của từ ngữ.
Nguyên tắc 4: Tránh các hình thức câu phủ định ( cả về mặt cú pháp lẫn ngữ nghĩa ) và việc đặt nhiều mệnh đề phủ định trong câu hỏi. Sự xuất hiện nhiều mệnh đề phủ định sẽ gây phức tạp cho học sinh khi trả lời câu hỏi. Việc tích tụ nhiều mệnh đề phủ định có thể gây khả năng hiểu nhầm trong việc lựa chọn các câu trả lời.
Nguyên tắc 5: Cần phải tách biệt rõ ràng phần dữ kiện và phần câu hỏi trong câu. Cần tránh trường hợp dùng từ nối giữa phần hỏi và phần dữ kiện trả lời, hoặc các phần dữ kiện với nhau.
Ví dụ: Các từ nối: " và", " bên cạnh" , " cùng với."
4. Các kỹ năng cơ bản để viết câu hỏi TNKQ nhiều lựa chọn
Hướng câu hỏi vào việc đánh giá một mục tiêu học tập xác định.
Chuẩn bị câu dẫn như là một câu hỏi hoặc vấn đề phải giải quyết.
Viết một phương án đúng súc tích.
Viết các phương án nhiễu hợp lý.
Tu chỉnh câu hỏi sao cho không còn sơ hở làm lộ phương án đúng.
5. Xây dựng câu dẫn
Câu dẫn là một câu hỏi hoặc một câu chưa hoàn chỉnh yêu cầu học sinh phải chọn trong các phương án trả lời để thành câu hoàn chỉnh, do vậy khi xây dựng câu dẫn chú ý nên và tránh các điểm sau:
Nên:
Nếu có thể nên viết theo kiểu câu hỏi trực tiếp.
Nếu sử dụng câu chưa hoàn chỉnh, hãy đảm bảo rằng: nó ngụ ý một câu hỏi trực tiếp, đặt các phương án chọn ở cuối (chứ không phải ở giữa) câu.
Kiểm tra sao cho cách dùng ngữ pháp và cấu trúc câu ở mức tương đối đơn giản
Trong các câu để kiểm tra định nghĩa, nên đặt các từ hoặc thuật ngữ ở câu dẫn và sử dụng định nghĩa hoặc mô tả như là các phương án chọn.
Tránh:
Tránh các từ xa lạ, từ thừa hoặc từ không có tác dụng và các câu hoa hoè chỉ để trang trí.
Tránh ( hoặc sử dụng rất hạn chế ) các câu hỏi kiểu phủ định.
Tránh viết câu hỏi buộc thể hiện ý kiến riêng của thí sinh.
Tránh các câu từ trong sách giáo khoa hoặc cách viết dập khuôn.
Tránh đưa các câu hỏi gợi ý hoặc dẫn dắt ( tức là câu trả lời trực tiếp từ một câu hỏi gợi ý hoặc dẫn đến phương án đúng của câu hỏi trước đó )
Ví dụ: Phương án chọn ở cuối:
Câu tồi:
Khi truyền máu, nhóm máu ............ có thể nhận được tất cả các nhóm máu mà không gây chết người.
Nhóm máu A
Nhóm máu B
Nhóm máu AB
Nhóm máu O
Câu tốt hơn:
Khi truyền máu, nhóm máu có thể nhận được tất cả các nhóm máu mà không gây chết người là:
Nhóm máu A
Nhóm máu B
Nhóm máu AB
Nhóm máu O
Ví dụ: câu hỏi kiểm tra các định nghĩa
Câu tồi:
Hạt phấn hoa nào rơi vào đầu nhuỵ của hoa đó là hiện tượng:
Thụ phấn
Tự thụ phấn
Giao phấn
Phát tán
Câu tốt hơn:
Hiện tượng tự thụ phấn là hạt phấn
chín rơi ra ngoài.
rơi vào đầu nhuỵ của hoa.
hoa nào rơi vào chính đầu nhuỵ của hoa đó.
hoa này rơi vào đầu nhụy hoa khác.
Ví dụ: câu có ý phủ định
§Æc trng nµo sau ®©y lµ kh«ng ®óng ®èi víi virus ?
Virus chØ sèng trong thùc vËt vµ ®éng vËt.
Virus tù sinh s¶n.
Virus ®îc t¹o thµnh tõ tÕ bµo sèng rÊt lín.
Virus cã thÓ t¹o ra bÖnh.
6. Xây dựng các phương án chọn
Trong các phương án chọn có một phương án đúng và các phương án nhiễu. Nguyên tắc chung đầu tiên là các phương án nhiễu và phương án đúng không được khác nhau về hình thức để học sinh có thể đoán được phương án đúng.
Để làm cho các phương án nhiễu có vẻ hợp lý nên dựa vào các điều mà học sinh thường có sai sót, hiểu nhầm, hiểu lệch khi học vấn đề tương ứng: sai sót về tính toán, về khái niệm hoặc sai sót về các lỗi kiến thức chung. Do vậy việc phân tích các phương án trả lời của học sinh có thể giúp ta xác định những khó khăn mà họ thường gặp.
Nên:
Cố gắng tạo 4 phương án chọn có tác dụng
Mọi phương án chọn phải đồng nhất với cấu trúc và thích ứng với câu dẫn.
Đưa các từ hoặc câu trùng lặp trong các phương án chọn lên câu dẫn.
Sử dụng các dấu chấm câu đúng và phù hợp với câu dẫn.
Phân bố các phương án chọn dưới dạng danh sách trên dưới hơn là dưới dạng trước sau.
Mọi phương án chọn phải phù hợp về ngữ pháp với câu dẫn.
Tránh:
các phương án chọn chồng nhau.
làm cho các phương án chọn trở thành một tập hợp các câu hỏi đúng - sai.
sử dụng các cụm từ " không có phương án nào trên đây". như là một phương án chọn của loại câu trả lời tốt nhất của câu hỏi
sử dụng cụm từ " mọi phương án trên đây", chỉ sử dụng với loại câu trả lời đúng.
sử dụng các từ làm lộ câu đúng trong các phương án chọn.
sử dụng các thuật ngữ kĩ thuật, các từ hoặc tên lạ và thuật ngữ hoặc tên ngớ ngẩn để làm các phương án nhiễu.
làm cho khó hạn chế một phương án nhiễu hơn là chọn phương án đúng.
Lưu ý:
Cần có 3 phương án nhiễu có tác dụng. Không nên tạo nhiều phương án nhiễu mà có một số phương án nhiễu không có tác dụng. Nhớ rằng điều quan trọng không phải số lượng mà là chất lượng của các phương án nhiễu. Không nên cố tạo cho đủ phương án nhiễu không có chất lượng.
Các phương án chọn phải đồng nhất trước hết là về hình thức, cấu trúc từ vựng và ngữ pháp, sau đó có thể đồng nhất cả về nội dung. Độ khó của câu hỏi phụ thuộc nhiều vào mức độ đồng nhất của các phương án chọn.
Ví dụ :
Câu hỏi tồi:
Dơi
đuổi các chim có hại đi xa.
là kẻ thù của con người.
ăn sâu bọ.
ăn chuột.
Câu dẫn không rõ ý, các phương án chọn rất không đồng nhất.
Câu hỏi tốt hơn:
Dơi là một động vật hữu ích, vì chúng
ăn chuột
ăn sâu bọ
ăn hạt giống các loài có hại
đuổi các loài chim có hại đi xa
Câu dẫn đủ ý, các phương án chọn đồng nhất hơn.
Câu hỏi chưa tốt:
Hoa gồm những bộ phận nào?
Cuống hoa, đài hoa, nhị hoa.
Cuống hoa, đế hoa, nhụy hoa.
Cuống hoa, đế hoa, đài hoa, tràng hoa, nhị hoa và nhụy hoa.
Đế hoa, tràng hoa, nhị hoa và nhụy hoa.
Các phương án chọn không đồng nhất về hình thức. Phương án đúng có chiều dài lớn hơn các phương án nhiễu.
Câu hỏi tốt:
Thứ tự các bộ phận của hoa là
cuống hoa, tràng hoa, đế hoa, đài hoa, nhị hoa và nhụy hoa.
cuống hoa, đế hoa, đài hoa, nhị hoa, tràng hoa và nhụy hoa.
cuống hoa, đế hoa, đài hoa, tràng hoa, nhị hoa và nhụy hoa.
cuống hoa, đài hoa, tràng hoa, đế hoa, nhị hoa và nhụy hoa.
Các phương án chọn đã đồng nhất về hình thức
Về chấm câu:
Câu dẫn và mỗi phương án chọn phải hợp thành một câu liên tục, nếu phương án chọn là một từ hoặc câu chưa kết thúc thì không dùng dấu chấm, phải dùng quy tắc thống nhất viết hoa hay không viết hoa chữ đầu mỗi phương án chọn.
7. Xây dựng phương án đúng
Phương án đúng phải xây dựng sao cho những học sinh không có kiến thức đòi hỏi sẽ không có manh mối để nhận ra đó là phương án đúng, còn những học sinh có kiến thức đòi hỏi sẽ dễ dàng chọn được phương án đúng.
Ngoài những đòi hỏi chung như đối với các phương án chọn, có một số đòi hỏi cần nhấn mạnh đối với phương án đúng như sau:
Nói chung chỉ có một phương án đúng hoặc tốt nhất để trả lời câu hỏi nhiều lựa chọn.
Đoán chắc rằng những người có năng lực về lĩnh vực đang xét sẽ đồng ý đó là phương án đúng hoặc phương án tốt nhất.
Phương án đúng phải phù hợp về ngữ pháp với câu dẫn.
Không đặt phương án đúng ở vị trí như nhau của các phương án chọn trong các câu hỏi khác nhau.
Tránh viết phương án đúng bằng các câu như trong sách giáo khoa hoặc cách viết dập khuôn.
Phương án đúng phải có cùng độ dài như các phương án khác
8. Một số sai sót thường gặp :
Phương án gây nhiễu không học sinh nào mắc phải khi làm bài.
Có các phương án nhiễu phủ định nhau hoặc đồng nghĩa.
Phương án đúng mà học sinh nhìn vào là chọn được ngay ( vì quá dễ )
Có nhiều hơn một phương án đúng.
Không có phương án nào đúng.
Lệnh không thống nhất ( khoanh tròn đáp án đúng, đánh dấu X, gạch chân .)
Hình vẽ không chính xác quên chiều mũi tên, không rõ ràng.
Câu phủ định không gạch chân, không in đậm, không làm rõ
Ví dụ:
Câu có sai sót
Trong chọn giống thực vật việc chiếu xạ để gây đột biến nhân tạo thường không được thực hiện ở
hạt khô.
rễ.
C. hạt nảy mầm.
D. hạt phấn, bầu nhuỵ.
Từ phủ định trong câu dẫn không tô đậm, không làm rõ.
Câu đúng
Trong chọn giống thực vật việc chiếu xạ để gây đột biến nhân tạo thường không được thực hiện ở
A. hạt khô.
B. rễ.
C. hạt nảy mầm.
D. hạt phấn, bầu nhuỵ.
Từ phủ định trong câu dẫn đã tô đậm.
Câu chưa tốt
VD1 : Động vật đa bội có đặc điểm
cơ quan sinh dưỡng lớn, thời gian sinh trưởng kéo dài thường không có hạt.
có khả năng chống chịu tốt với những điều kiện bất lợi của môi trường.
tất cả đều sai.
tất cả đều đúng.
VD2: Những điều kiện bên ngoài nào ảnh hưởng đến quang hợp?
A. ánh sáng.
B. Nước.
C. Nhiệt độ thích hợp. D. Cả A, B và C.
VD3: Hô hấp ở cây xanh diễn ra khi nào?
A. Ban ngày.
B. Ban đêm.
C. Suốt ngày đêm..
D. Cả A, B và C sai.
Sử dụng các câu này sẽ có 2 khó khăn:
Thø nhÊt: Häc sinh dÔ chän ph¬ng ¸n ®óng lµ “ tÊt c¶ ®Òu sai” , “ TÊt c¶ ®Òu ®óng”, “ C¶ A, B vµ C” hoÆc “ C¶ A, B vµ C sai”
Thø hai: Trong qu¸ tr×nh trén ®Ò sÏ khã kh¨n v× c¸c ph¬ng ¸n nµy cã thÓ sÏ kh«ng n»m ë ph¬ng ¸n cuèi cïng.
IV.Sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn vào dạy học sinh học ở trường THCS.
Sau khi đã xây dựng xong hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn của chương trình Sinh học 6, Sinh học 7, Sinh học 8 và Sinh học 9 , chúng ta có thể hoàn toàn chủ động trong công tác kiểm tra, đánh giá mức nhận thức về môn sinh học của các em học sinh ở trường THCS.
Sử dụng trong củng cố bài mới. Tuỳ theo mục tiêu bài học mà ta sử dụng những câu hỏi nào cho phù hợp.
Sử dụng trong kiểm tra 15 phút. Tuỳ theo trình độ của học sinh mà ta có thể chuẩn bị 8 câu hay 10 câu.
Sử dụng trong kiểm tra 1 tiết ( 45 phút ). Số lượng câu hỏi cần chuẩn bị tối thiểu phải là 30 câu.
V.Vận dụng
Mỗi nhóm xây dựng 10 câu hỏi cho từng chương trình sinh học 6, 7, 8, 9 dựa trên những câu hỏi mẫu đã có trong tài liệu.
trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn trong dạy học
môn sinh học ở trường THCS.
I. Câu hỏi trắc nghiệm khách quan là gì?
Câu hỏi trắc nghiệm khách quan là dạng trắc nghiệm trong đó mỗi câu hỏi có kèm theo những câu trả lời sẵn. Loại câu hỏi này cung cấp cho học sinh một phần hay tất cả thông tin cần thiết và yêu cầu học sinh phải chọn câu trả lời hoặc chỉ cần điền thêm một vài từ. Loại câu hỏi này được gọi là câu hỏi đóng vì học sinh không thể tự ý điền thêm các câu trả lời theo ý mình, được xem là khách quan vì chúng bảo đảm tính khách quan khi chấm điểm, không phụ thuộc vào ý kiến đánh giá của người chấm.
Phương pháp TNKQ có những ưu điểm gì?
Đề thi phủ kín nội dung môn học.
ít may rủi do trúng tủ, trật tủ
ít tốn công chấm thi
Khách quan trong chấm thi
áp dụng được công nghệ mới trong chấm thi và phân tích kết quả thi.
Ngoài ra khi làm bài trắc nghiệm khách quan thí sinh có những thuận lợi:
Không cần mất thời gian trình bày kết quả đã chọn.
Không phải viết thành một bài giải cụ thể.
Có thể chỉ cần nhớ kết quả của một hiện tượng, không cần nhớ đến cách làm thế nào để chứng minh kết quả đó.
Phương pháp TNKQ có những nhược điểm gì?
Làm mất khả năng trình bày, do vậy các bài kiểm tra trắc nghiệm chủ quan các em làm bài kém. Làm văn viết câu không có đủ chủ ngữ, vị ngữ. Làm toán không trình bày chi tiết mà chỉ nghĩ ra cách giải là coi như xong, ra đáp số là được nên các em bị mất rất nhiều điểm do suy nghĩ của các em không đúng với suy nghĩ chủ quan của người chấm.
II. Các loại câu hỏi TNKQ
Câu đúng -sai
Câu nhiều lựa chọn
Câu ghép đôi
Câu điền khuyết
Câu trả lời ngắn.
Trong chuyên đề này chúng ta chỉ đi sâu tìm hiểu về dạng câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn.
III. Quy trình xây dựng câu hỏi TNKQ nhiều lựa chọn
1. Khái niệm: Câu hỏi nhiều lựa chọn là loại câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong đó học sinh được lựa chọn một trong số các phương án trả lời cho sẵn. Dạng câu hỏi này bao gồm hai phần: phần dẫn ( hay phần gốc ) thường là một câu hỏi hoặc một câu bỏ lửng ( chưa hoàn chỉnh). Phần lựa chọn thường là 4 lựa chọn trong đó có một lựa chọn duy nhất đúng còn lại là các lựa chọn sai ( dùng để gây nhiễu) trả lời cho câu hỏi hoặc bổ sung cho phần câu bỏ lửng hoàn chỉnh.
2. ưu nhược điểm của loại câu hỏi nhiều lựa chọn:
Ưu điểm:
Câu hỏi nhiều lựa chọn cho phép đánh giá một phạm vi rộng các mục tiêu học tập so với các kiểu câu hỏi khác. Tiện lợi khi lưu ý tách biệt đánh giá trực tiếp và gián tiếp các mục tiêu học tập.
Không đòi hỏi thí sinh phải viết và trau chuốt câu trả lời, tránh việc thí sinh kém tìm cách loè bịp hoặc chải chuốt câu trả lời để gây nhầm lẫn khi đánh giá.
Câu hỏi nhiều lựa chọn tập trung vào khả năng đọc và suy nghĩ.
Câu hỏi nhiều lựa chọn với nhiều phương án chọn tạo ít khả năng đoán mò.
Phương án chọn của thí sinh có thể giúp chẩn đoán những khó khăn mà thí sinh đã trải nghiệm khi học tập ( viết các phương án nhiễu tốt khi lưu ý những điều mà một số thí sinh thường hiểu sai ).
Nhược điểm:
Thí sinh phải chọn theo khung định sẵn, không tự diễn đạt được ý của mình.
Câu hỏi tồi có thể chỉ đánh giá được các năng lực tầm thường, nông cạn, giới hạn ở sự kiện.
Thường chỉ có một phương án đúng nên thí sinh giỏi có thể sai vì không muốn chọn phương án đó khi thấy nó chưa hoàn toàn thoả đáng ( trong khi thí sinh kém không cảm nhận được )
Có xu hướng dường như khẳng định một kiến thức đã " chuẩn hoá" đã được "phê duyệt" vấn để trở thành cứng nhắc và đóng kín.
3. Các nguyên tắc khi xây dựng câu hỏi:
Nguyên tắc 1: Câu hỏi cần phải tuân thủ đúng những nguyên tắc về mặt lí luận và bám sát vào nội dung của chương trình cần kiểm tra - đánh giá. Nguyên tắc này là nhân tố cần thiết đảm bảo cho tính chính xác và khoa học của các câu hỏi trắc nghiệm khách quan khi được xây dựng để đánh giá kết quả học tập của học sinh trong nhà trường.
Ví dụ: Đánh dấu vào đầu câu trả lời đúng nhất:
Thực vật bậc cao gồm những ngành nào?
Tảo, rêu, hạt trần, hạt kín.
Tảo, rêu, dương xỉ, hạt trần
Rêu , dương xỉ, hạt trần, hạt kín.
Tảo, rêu, dương xỉ, hạt kín.
Nguyên tắc 2: Cần phải đưa ra các mệnh đề chính xác về mặt cú pháp. Đây là quy tắc chuẩn cho quá trình xây dựng tất cả các loại câu hỏi trong kiểm tra - đánh giá. Đảm bảo chính xác về mặt cú pháp cũng là cơ sở đảm bảo cho sự chính xác và khoa học của đáp án, tránh sự gây tranh cãi, hiểu nhầm của học sinh trong quá trình hiểu câu hỏi và lựa chọn các đáp án.
Nguyên tắc 3: Không được đưa ra các thuật ngữ không rõ ràng nhằm mục đích đánh đố tư duy học sinh. Câu trắc nghiệm nhằm mục đích kiểm tra kiến thức của học sinh trên cơ sở nhận thức và tư duy khoa học của các em chứ không nhằm đánh đố học sinh bằng những thủ thuật của từ ngữ.
Nguyên tắc 4: Tránh các hình thức câu phủ định ( cả về mặt cú pháp lẫn ngữ nghĩa ) và việc đặt nhiều mệnh đề phủ định trong câu hỏi. Sự xuất hiện nhiều mệnh đề phủ định sẽ gây phức tạp cho học sinh khi trả lời câu hỏi. Việc tích tụ nhiều mệnh đề phủ định có thể gây khả năng hiểu nhầm trong việc lựa chọn các câu trả lời.
Nguyên tắc 5: Cần phải tách biệt rõ ràng phần dữ kiện và phần câu hỏi trong câu. Cần tránh trường hợp dùng từ nối giữa phần hỏi và phần dữ kiện trả lời, hoặc các phần dữ kiện với nhau.
Ví dụ: Các từ nối: " và", " bên cạnh" , " cùng với."
4. Các kỹ năng cơ bản để viết câu hỏi TNKQ nhiều lựa chọn
Hướng câu hỏi vào việc đánh giá một mục tiêu học tập xác định.
Chuẩn bị câu dẫn như là một câu hỏi hoặc vấn đề phải giải quyết.
Viết một phương án đúng súc tích.
Viết các phương án nhiễu hợp lý.
Tu chỉnh câu hỏi sao cho không còn sơ hở làm lộ phương án đúng.
5. Xây dựng câu dẫn
Câu dẫn là một câu hỏi hoặc một câu chưa hoàn chỉnh yêu cầu học sinh phải chọn trong các phương án trả lời để thành câu hoàn chỉnh, do vậy khi xây dựng câu dẫn chú ý nên và tránh các điểm sau:
Nên:
Nếu có thể nên viết theo kiểu câu hỏi trực tiếp.
Nếu sử dụng câu chưa hoàn chỉnh, hãy đảm bảo rằng: nó ngụ ý một câu hỏi trực tiếp, đặt các phương án chọn ở cuối (chứ không phải ở giữa) câu.
Kiểm tra sao cho cách dùng ngữ pháp và cấu trúc câu ở mức tương đối đơn giản
Trong các câu để kiểm tra định nghĩa, nên đặt các từ hoặc thuật ngữ ở câu dẫn và sử dụng định nghĩa hoặc mô tả như là các phương án chọn.
Tránh:
Tránh các từ xa lạ, từ thừa hoặc từ không có tác dụng và các câu hoa hoè chỉ để trang trí.
Tránh ( hoặc sử dụng rất hạn chế ) các câu hỏi kiểu phủ định.
Tránh viết câu hỏi buộc thể hiện ý kiến riêng của thí sinh.
Tránh các câu từ trong sách giáo khoa hoặc cách viết dập khuôn.
Tránh đưa các câu hỏi gợi ý hoặc dẫn dắt ( tức là câu trả lời trực tiếp từ một câu hỏi gợi ý hoặc dẫn đến phương án đúng của câu hỏi trước đó )
Ví dụ: Phương án chọn ở cuối:
Câu tồi:
Khi truyền máu, nhóm máu ............ có thể nhận được tất cả các nhóm máu mà không gây chết người.
Nhóm máu A
Nhóm máu B
Nhóm máu AB
Nhóm máu O
Câu tốt hơn:
Khi truyền máu, nhóm máu có thể nhận được tất cả các nhóm máu mà không gây chết người là:
Nhóm máu A
Nhóm máu B
Nhóm máu AB
Nhóm máu O
Ví dụ: câu hỏi kiểm tra các định nghĩa
Câu tồi:
Hạt phấn hoa nào rơi vào đầu nhuỵ của hoa đó là hiện tượng:
Thụ phấn
Tự thụ phấn
Giao phấn
Phát tán
Câu tốt hơn:
Hiện tượng tự thụ phấn là hạt phấn
chín rơi ra ngoài.
rơi vào đầu nhuỵ của hoa.
hoa nào rơi vào chính đầu nhuỵ của hoa đó.
hoa này rơi vào đầu nhụy hoa khác.
Ví dụ: câu có ý phủ định
§Æc trng nµo sau ®©y lµ kh«ng ®óng ®èi víi virus ?
Virus chØ sèng trong thùc vËt vµ ®éng vËt.
Virus tù sinh s¶n.
Virus ®îc t¹o thµnh tõ tÕ bµo sèng rÊt lín.
Virus cã thÓ t¹o ra bÖnh.
6. Xây dựng các phương án chọn
Trong các phương án chọn có một phương án đúng và các phương án nhiễu. Nguyên tắc chung đầu tiên là các phương án nhiễu và phương án đúng không được khác nhau về hình thức để học sinh có thể đoán được phương án đúng.
Để làm cho các phương án nhiễu có vẻ hợp lý nên dựa vào các điều mà học sinh thường có sai sót, hiểu nhầm, hiểu lệch khi học vấn đề tương ứng: sai sót về tính toán, về khái niệm hoặc sai sót về các lỗi kiến thức chung. Do vậy việc phân tích các phương án trả lời của học sinh có thể giúp ta xác định những khó khăn mà họ thường gặp.
Nên:
Cố gắng tạo 4 phương án chọn có tác dụng
Mọi phương án chọn phải đồng nhất với cấu trúc và thích ứng với câu dẫn.
Đưa các từ hoặc câu trùng lặp trong các phương án chọn lên câu dẫn.
Sử dụng các dấu chấm câu đúng và phù hợp với câu dẫn.
Phân bố các phương án chọn dưới dạng danh sách trên dưới hơn là dưới dạng trước sau.
Mọi phương án chọn phải phù hợp về ngữ pháp với câu dẫn.
Tránh:
các phương án chọn chồng nhau.
làm cho các phương án chọn trở thành một tập hợp các câu hỏi đúng - sai.
sử dụng các cụm từ " không có phương án nào trên đây". như là một phương án chọn của loại câu trả lời tốt nhất của câu hỏi
sử dụng cụm từ " mọi phương án trên đây", chỉ sử dụng với loại câu trả lời đúng.
sử dụng các từ làm lộ câu đúng trong các phương án chọn.
sử dụng các thuật ngữ kĩ thuật, các từ hoặc tên lạ và thuật ngữ hoặc tên ngớ ngẩn để làm các phương án nhiễu.
làm cho khó hạn chế một phương án nhiễu hơn là chọn phương án đúng.
Lưu ý:
Cần có 3 phương án nhiễu có tác dụng. Không nên tạo nhiều phương án nhiễu mà có một số phương án nhiễu không có tác dụng. Nhớ rằng điều quan trọng không phải số lượng mà là chất lượng của các phương án nhiễu. Không nên cố tạo cho đủ phương án nhiễu không có chất lượng.
Các phương án chọn phải đồng nhất trước hết là về hình thức, cấu trúc từ vựng và ngữ pháp, sau đó có thể đồng nhất cả về nội dung. Độ khó của câu hỏi phụ thuộc nhiều vào mức độ đồng nhất của các phương án chọn.
Ví dụ :
Câu hỏi tồi:
Dơi
đuổi các chim có hại đi xa.
là kẻ thù của con người.
ăn sâu bọ.
ăn chuột.
Câu dẫn không rõ ý, các phương án chọn rất không đồng nhất.
Câu hỏi tốt hơn:
Dơi là một động vật hữu ích, vì chúng
ăn chuột
ăn sâu bọ
ăn hạt giống các loài có hại
đuổi các loài chim có hại đi xa
Câu dẫn đủ ý, các phương án chọn đồng nhất hơn.
Câu hỏi chưa tốt:
Hoa gồm những bộ phận nào?
Cuống hoa, đài hoa, nhị hoa.
Cuống hoa, đế hoa, nhụy hoa.
Cuống hoa, đế hoa, đài hoa, tràng hoa, nhị hoa và nhụy hoa.
Đế hoa, tràng hoa, nhị hoa và nhụy hoa.
Các phương án chọn không đồng nhất về hình thức. Phương án đúng có chiều dài lớn hơn các phương án nhiễu.
Câu hỏi tốt:
Thứ tự các bộ phận của hoa là
cuống hoa, tràng hoa, đế hoa, đài hoa, nhị hoa và nhụy hoa.
cuống hoa, đế hoa, đài hoa, nhị hoa, tràng hoa và nhụy hoa.
cuống hoa, đế hoa, đài hoa, tràng hoa, nhị hoa và nhụy hoa.
cuống hoa, đài hoa, tràng hoa, đế hoa, nhị hoa và nhụy hoa.
Các phương án chọn đã đồng nhất về hình thức
Về chấm câu:
Câu dẫn và mỗi phương án chọn phải hợp thành một câu liên tục, nếu phương án chọn là một từ hoặc câu chưa kết thúc thì không dùng dấu chấm, phải dùng quy tắc thống nhất viết hoa hay không viết hoa chữ đầu mỗi phương án chọn.
7. Xây dựng phương án đúng
Phương án đúng phải xây dựng sao cho những học sinh không có kiến thức đòi hỏi sẽ không có manh mối để nhận ra đó là phương án đúng, còn những học sinh có kiến thức đòi hỏi sẽ dễ dàng chọn được phương án đúng.
Ngoài những đòi hỏi chung như đối với các phương án chọn, có một số đòi hỏi cần nhấn mạnh đối với phương án đúng như sau:
Nói chung chỉ có một phương án đúng hoặc tốt nhất để trả lời câu hỏi nhiều lựa chọn.
Đoán chắc rằng những người có năng lực về lĩnh vực đang xét sẽ đồng ý đó là phương án đúng hoặc phương án tốt nhất.
Phương án đúng phải phù hợp về ngữ pháp với câu dẫn.
Không đặt phương án đúng ở vị trí như nhau của các phương án chọn trong các câu hỏi khác nhau.
Tránh viết phương án đúng bằng các câu như trong sách giáo khoa hoặc cách viết dập khuôn.
Phương án đúng phải có cùng độ dài như các phương án khác
8. Một số sai sót thường gặp :
Phương án gây nhiễu không học sinh nào mắc phải khi làm bài.
Có các phương án nhiễu phủ định nhau hoặc đồng nghĩa.
Phương án đúng mà học sinh nhìn vào là chọn được ngay ( vì quá dễ )
Có nhiều hơn một phương án đúng.
Không có phương án nào đúng.
Lệnh không thống nhất ( khoanh tròn đáp án đúng, đánh dấu X, gạch chân .)
Hình vẽ không chính xác quên chiều mũi tên, không rõ ràng.
Câu phủ định không gạch chân, không in đậm, không làm rõ
Ví dụ:
Câu có sai sót
Trong chọn giống thực vật việc chiếu xạ để gây đột biến nhân tạo thường không được thực hiện ở
hạt khô.
rễ.
C. hạt nảy mầm.
D. hạt phấn, bầu nhuỵ.
Từ phủ định trong câu dẫn không tô đậm, không làm rõ.
Câu đúng
Trong chọn giống thực vật việc chiếu xạ để gây đột biến nhân tạo thường không được thực hiện ở
A. hạt khô.
B. rễ.
C. hạt nảy mầm.
D. hạt phấn, bầu nhuỵ.
Từ phủ định trong câu dẫn đã tô đậm.
Câu chưa tốt
VD1 : Động vật đa bội có đặc điểm
cơ quan sinh dưỡng lớn, thời gian sinh trưởng kéo dài thường không có hạt.
có khả năng chống chịu tốt với những điều kiện bất lợi của môi trường.
tất cả đều sai.
tất cả đều đúng.
VD2: Những điều kiện bên ngoài nào ảnh hưởng đến quang hợp?
A. ánh sáng.
B. Nước.
C. Nhiệt độ thích hợp. D. Cả A, B và C.
VD3: Hô hấp ở cây xanh diễn ra khi nào?
A. Ban ngày.
B. Ban đêm.
C. Suốt ngày đêm..
D. Cả A, B và C sai.
Sử dụng các câu này sẽ có 2 khó khăn:
Thø nhÊt: Häc sinh dÔ chän ph¬ng ¸n ®óng lµ “ tÊt c¶ ®Òu sai” , “ TÊt c¶ ®Òu ®óng”, “ C¶ A, B vµ C” hoÆc “ C¶ A, B vµ C sai”
Thø hai: Trong qu¸ tr×nh trén ®Ò sÏ khã kh¨n v× c¸c ph¬ng ¸n nµy cã thÓ sÏ kh«ng n»m ë ph¬ng ¸n cuèi cïng.
IV.Sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn vào dạy học sinh học ở trường THCS.
Sau khi đã xây dựng xong hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn của chương trình Sinh học 6, Sinh học 7, Sinh học 8 và Sinh học 9 , chúng ta có thể hoàn toàn chủ động trong công tác kiểm tra, đánh giá mức nhận thức về môn sinh học của các em học sinh ở trường THCS.
Sử dụng trong củng cố bài mới. Tuỳ theo mục tiêu bài học mà ta sử dụng những câu hỏi nào cho phù hợp.
Sử dụng trong kiểm tra 15 phút. Tuỳ theo trình độ của học sinh mà ta có thể chuẩn bị 8 câu hay 10 câu.
Sử dụng trong kiểm tra 1 tiết ( 45 phút ). Số lượng câu hỏi cần chuẩn bị tối thiểu phải là 30 câu.
V.Vận dụng
Mỗi nhóm xây dựng 10 câu hỏi cho từng chương trình sinh học 6, 7, 8, 9 dựa trên những câu hỏi mẫu đã có trong tài liệu.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phùng Đức Tăng
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)