Phương pháp toán
Chia sẻ bởi Nguyễn Trần Thanh Thanh |
Ngày 12/10/2018 |
68
Chia sẻ tài liệu: phương pháp toán thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
ọ
Đại học Đà Nẵng
Đại học Sư phạm
Khoa giáo dục Tiểu học – Mầm non
CHÀO THẦY VÀ CÁC BẠN
BÀI THẢO LUẬN NHÓM
NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH MÔN TOÁN LỚP 4, 5
GVHD: TS. Hoàng Nam Hải
Nhóm thực hiện: nhóm 5
NỘI DUNG MÔN TOÁN Ở TIỂU HỌC
1
2
3
4
ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC NỘI DUNG, CHƯƠNG TRÌNH MÔN TOÁN Ở LỚP 4, 5.
MỐI QUAN HỆ VÀ SỰ KÊT HỢP GIỮA CÁC NỘI DUNG Ở TỪNG PHẦN TRONG TỪNG LỚP
SỰ SẮP XẾP VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CÁC YÊU CÂU VỀ DẠY – HỌC HỆ THỐNG KIẾN THỨC, KĨ NĂNG TRONG TỪNG PHẦN, TRONG CẢ BẬC HỌC.
CÁC QUAN ĐIỂM CƠ BẢN CỦA VIỆC LỰA CHỌN, SẮP XÊP NỘI DUNG MÔN TOÁN Ở LỚP 4, 5.
I. Đặc điểm cấu trúc nội dung chương trình môn Toán lớp 4, 5.
1.1. Cấu trúc nội dung chương trình môn Toán lớp 4, 5.
Nội dung môn Toán lớp 4, 5 bao gồm 5 chủ đề kiến thức lớn sau đây:
Số học.
Đại lượng và đo đại lượng.
Yếu tố hình học.
Yếu tố thống kê.
Giải bài toán.
- Số tự nhiên. Các phép tính về số tự nhiên.
- Phân số. Các phép tính về phân số
- Tỉ số
- Ôn tập về phân số: bổ sung về phân số thập phân, hỗn số; các bài toán về tỉ lệ thuận, tỉ lệ nghịch.
- Số thập phân. Các phép tính về số thập phân
- Tỉ số phần trăm.
Số học
Lớp 4
Lớp 5
Đại lượng và đo đại lượng
Bổ sung và hệ thống hóa các đơn vị đo khối lượng. Chủ yếu nêu mối quan hệ giữa ngày và giờ, giờ và phút, giây; thế kỉ và năm; năm và tháng ngày.
Giới thiệu về diện tích và một số đơn vị đo diện tích (dm2, m2, km2). Nêu mối quan hệ giữa m2 và cm2; m2 và km2.
Thực hành đổi đơn vị đo đại lượng (cùng loại), tính toán với các số đo. Thực hành đo, tập làm tròn số đo và tập ước tính các số đo.
Các phép tính cộng, trừ các số đo thời gian có đến 2 đơn vị đo.
Các phép tính nhân, chia số đo thời gian với 1 số.
Giới thiệu khái niệm ban đầu về: vận tốc, thời gian chuyển động, quãng đường đi được và mối quan hệ giữa chúng.
Đêcamet vuông, hectomet vuông, milimet vuông; bảng đơn vị đo diện tích.
Giới thiệu các đơn vị đo diện tích ruộng đất: a và ha, mối quan hệ giữa m2, a và ha.
Giới thiệu khái niệm ban đầu về thể tích và một số đơn vị đo thể tích cm3, dm3, m3.
Thực hành đo diện tích ruộng đất và đo thể tích.
Lớp 4
Lớp 5
Yếu tố hình học
Góc nhọn, góc tù, góc bẹt.
Nhận dạng góc trong các hình đã học.
Giới thiệu 2 đường thẳng cắt nhau, vuông góc với nhau, song song với nhau.
Giới thiệu về hình bình hành và hình thoi.
Giới thiệu công thức tính diện tích hình bình hành (đáy, chiều cao), hình thoi.
Thực hành vẽ hình bằng thước và ê - ke; cắt, ghép, gấp hình.
Tính diện tích hình tam giác, hình thoi và hình thang. Tính chu vi và diện tích hình tròn.
Giới thiệu hình hộp chữ nhật, hình lập phương, hình trụ, hinh cầu.
Tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích hình hộp chữ nhật, hình lập phương. Giới thiệu công thức tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần và thể tích hình trụ, hình cầu.
Lớp 4
Lớp 5
Yếu tố thống kê
Lớp 4
Giới thiệu bước đầu về số trung bình cộng.
Lập bảng số liệu và nhận xét bảng số liệu.
Giới thiệu biểu đồ. Tập nhận xét trên biểu đồ.
Lớp 5
Nêu nhận xét một số đặc điểm đơn giản của một bảng số liệu hoặc một biểu đồ thống kê.
Thực hành làm bảng số liệu và vẽ biểu đồ dạng đơn giản.
Giải bài toán
Lớp 4
Giải bài toán có đến 2 hoặc 3 bước tính, có sử dụng phân số.
Giải các bài toán có liên quan đến: tìm hai số biết tổng hoặc hiệu và tỉ số của chúng; tìm hai số biết tổng và hiệu của chúng; tìm số trung bình cộng; các nội dung hình học đã học.
Lớp 5
Giải bài toán chủ yếu là các bài toán có đến 3 bước tính, trong đó có:
Các bài toán đơn giản về tỉ số phần trăm.
Các bài toán đơn giản về chuyển động đều, chuyển động ngược chiều và cùng chiều.
Các bài toán ứng dụng các kiến thức đã học để giải quyết một số vấn đề của đời sống.
1.2. Đặc điểm cấu trúc nội dung, chương trình môn Toán ở lớp 4, 5.
- Chương trình môn Toán ở Tiểu học đưa vào một số nội dung có nhiều ứng dụng trong học tập và đời sống.
- Các nội dung được trình bày theo kiểu đồng tâm, tích hợp giữa các tuyến kiến thức, giữa các môn học. Đảm bảo tính thống nhất xuyên suốt từ lớp 1 đến lớp 5.
Cách trình bày các nội dung theo quan điểm của toán học hiện đại
( ẩn tàng) từ trực quan sinh động đến trừu tượng khái quát, đa dạng, phong phú.
- Nội dung được trình bày không dưới dạng có sẵn.
- Nội dung chương trình quán triệt tinh thần lí thuyết gắn với thực hành, rèn luyện kĩ năng vận dụng, quán triệt quan điểm dạy học phát triển, chú ý phát triển tư duy linh hoạt, sáng tạo và trí thông minh cho học sinh.
II. Mối quan hệ và sự kết hợp giữa các nội dung ở trong từng phần trong từng lớp.
GIẢI BÀI TOÁN CÓ LỜI VĂN
CÁC YẾU TỐ HÌNH HỌC
ĐẠI LƯỢNG VÀ ĐO ĐẠI LƯỢNG
SỐ HỌC
Các nội dung ở từng phần trong từng lớp có mối quan hệ mật thiết và kết hợp chặt chẽ với nhau.
Các đại lượng, đặc biệt là vấn đề trung tâm của nó là phép đo các đại lượng đều gắn chặt và phát triển song song với sự phát triển khái niệm số. Vấn đề đo các đại lượng gắn chặt với thực hiện các phép tính trên các số đo, hệ ghi số gắn chặt với chuyển đổi đơn vị đo ( đo dài, diện tích, thể tích, thời gian).
Ví dụ:
2000000 m2 =…km2
1500 năm = … thế kỉ
SỐ HỌC – ĐẠI LƯỢNG VÀ ĐO ĐẠI LƯỢNG
Các yếu tố hình học không đặt thành chương trình riêng. Các bài toán hình tính toán diện tích, chu vi, thể tích chủ yếu mang tính số học hoặc được dùng làm hình ảnh trực quan để xây dựng khái niệm số hoặc giải thích ý nghĩa của phép tính số học.
Ví dụ: Tính chu vi hình tròn:
Có đường kính d = 0,6 cm.
Có bán kính r = 1,2 cm.
SỐ HỌC VÀ YẾU TỐ HÌNH HỌC
GIẢI BÀI TOÁN CÓ LỜI VĂN
Đối với giải bài toán có lời giải, tùy từng bài mà yêu cầu học sinh phải vận dụng những kiến thức đã học về số học, đại lượng và đo đại lượng, yếu tố hình học để giải.
Ví dụ:
+ Một máy bay bay được 1800km trong 2 giờ 15 phút. Tính vận tốc của máy bay.
Dạng bài này yêu cầu học sinh phải vận dụng về tính toán số học và đại lượng để giải.
+ Một phòng học dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài 6m, chiều rộng 4,5m. Người ta muốn quét vôi trần nhà và bốn bức tường phía trong phòng. Biết rằng diện tích các cửa bằng 8,5m2, hãy tính diện tích cần quét vôi.
Dạng bài này yêu cầu học sinh phải tổng hợp các kiến thức về số học, đại lượng và cả hình học để giải.
Như vậy các nội dung được tích hợp tạo điều kiện cho quá trình thực hiện ôn tập, củng cố thường xuyên thể hiện tính thống nhất, logic, phù hợp với quan điểm đồng tâm, tích hợp.
III. Sự sắp xếp và phát triển các yêu cầu về dạy – học hệ thống kiến thức, kĩ năng trong từng phần.
Đối với học sinh lớp 4, 5, nhận thức của các em dường như đã gần hoàn thiện. Yêu cầu đối với các em cũng cao hơn, học sinh phải làm quen với các nội dung có tính khái quát hơn, có cơ sở lí luận hơn, tăng cường việc vận dụng các kiến thức đã học vào học tập và đời sống.
Các yêu cầu được sắp xếp ở 3 cấp độ:
+ Nhận biết
+ Thông hiểu
+ Vận dụng: vận dụng ở cấp độ thấp, vận dụng ở cấp độ cao.
IV. CÁC QUAN ĐIỂM CƠ BẢN CỦA VIỆC LỰA CHỌN, SẮP XẾP
NỘI DUNG MÔN HỌC Ở LỚP 4, 5.
Nội dung phù hợp với đặc điểm tâm lí lứa tuổi
Đảm bảo tính vừa sức.
Đảm bảo tính thực tiễn.
.
Quan điểm 01
Quan điểm 03
Quan điểm 05
Quan điểm 02
Quan điểm 04
Đồng tâm, tích hợp
Coi trọng thực hành.
Đặc điểm tâm lý lứa tuổi bao gồm:
Đặc điểm về nhận thức:
Tri giác
Tư duy
Chú ý
Trí nhớ
Tưởng tượng
Nhu cầu nhận thức
Đặc điểm về nhân cách:
Tình cảm
Mối quan hệ với bạn bè
Quan điểm 1: Nội dung chương trình môn học phải phù hợp với đặc điểm tâm lý lứa tuổi của học sinh.
Lựa chon, sắp xếp nội dung chương trình phù hợp với đặc điểm tâm lý lứa tuổi là yêu cầu tiên quyết, bởi có như vậy mới đảm bảo được sự phát triển về cả nhận thức và nhân cách cho các em. Góp phần thực hiện mục tiêu dạy – học ở Tiểu học.
Quan điểm 2: Đảm bảo tính đồng tâm, tích hợp khi lựa chọn, sắp xếp nội dung chương trình.
Tích hợp nghĩa là tổng hợp trong một đơn vị học, thậm chí một tiết học hay một bài tập nhiều mảng kiến thức và kĩ năng liên quan với nhau nhằm tăng cường hiệu quả giáo dục và tiết kiệm thời gian học tập cho người học.
- Đồng thời ở một đơn vị kiến thức, kĩ năng mới cũng tích hợp những kiến thức và kĩ năng học trước đó theo nguyên tắc đồng tâm: kiến thức và kĩ năng của lớp trên bao hàm kiến thức và kĩ năng của lớp dưới nhưng cao hơn và sâu hơn.
Như vậy, vừa đảm bảo tính hệ thống vừa tạo điều kiện cho quá trình thực hiện ôn tập, củng cố thường xuyên.
Quan điểm 3: Đảm bảo tính vừa sức.
- Nội dung chương trình môn Toán phải đảm bảo tính vừa sức, những nhiệm vụ học tập có thể hoàn thành được với sự nỗ lực cao nhất về trí tuệ và thể lực.
- Nội dung ở mức vừa sức với học sinh sẽ thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ về trí tuệ cũng như toàn bộ nhân cách học sinh: các em sẽ hứng thú học tập, sẽ xây dựng được niềm tin vào bản thân.
Quan điểm 4: Đảm bảo tính thực tiễn.
- Môn Toán nhằm cung cấp cho học sinh hệ thống các kiến thức và phương pháp nhận thức cơ bản rất cần thiết cho đời sống lao động và học tập của mỗi con người. Chính vì thế, việc lựa chọn nội dung chương trình cần phải đảm bảo tính thực tế, học sinh có thể áp dụng ngay những gì mình học được để giải quyết các vấn đề mà bản thân gặp phải trong cuộc sống.
Chẳng hạn: giới thiệu thêm về hình bình hành, hình thoi, hình trụ, hình cầu; giới thiệu một số yếu tố thống kê phù hợp với trình độ học sinh tiểu học (số trung bình, biểu đồ cột, quạt,…); bước đầu làm quen với máy tính và sử dụng máy tính đúng mức. Coi trọng công tác thực hành toán học, đặc biệt là thực hành giải quyết vấn đề trong học tập và đời sống ( các bài toán có lời giải,…)
Quan điểm 5: Coi trọng thực hành
Các kiến thức và kỹ năng ở tiểu học nói chung đều được hình thành chủ yếu bằng hoạt động thực hành, luyện tập giải một hệ thống các bài toán. Các bài toán ở lớp 1,2,3 chủ yếu là về nhận dạng thì lớp 4,5 sẽ là những quy tắc về phép tính, điều này đòi hỏi học sinh lớp 4,5 phải tính toán và suy luận nhiều hơn. Các bài toán sẽ tăng mức độ từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp dần. Các bài toán dễ đòi hỏi các em chỉ cần thuộc công thức và thế số vào, các bài toán khó hơn đòi hỏi các em vừa phải suy luận để tìm ra mối liên hệ rồi mới áp dụng công thức đã được học.
Kết luận
Trong trường phổ thông nói riêng, trường tiểu học nói chung, môn Toán có vị trí đặc biệt quan trọng, nó có khả năng to lớn trong việc giúp học sinh phát triển các năng lực và phẩm chất trí tuệ.
Toán học góp phần quan trọng trong việc đặt nền móng cho việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh. Môn này có tầm quan trọng vì toán học với tư cách là một bộ phận khoa học nghiên cứu hệ thống kiến thức cơ bản và sự nhận thức cần thiết trong đời sống sinh hoạt và lao động của con người. Môn toán là "chìa khóa" mở cửa cho tất cả các ngành khoa học khác, nó là công cụ cần thiết của người lao động trong thời đại mới. Vì vậy, môn toán là bộ môn không thể thiếu được trong nhà trường, nó giúp con người phát triển toàn diện, nó góp phần giáo dục tình cảm, trách nhiệm, niềm tin và sự phồn vinh của quê hương đất nước.
Người giáo viên cần nắm vững đặc điểm cấu trúc, nội dung ở từng phần ở từng lớp để có hướng giảng dạy phù hợp, tránh trường hợp yêu cầu quá cao hoặc quá thấp so với trình độ của học sinh. Giáo viên phải chú trọng đến từng vừa sức, khơi gợi sự thích thú để học sinh hứng thú với môn Toán.
CẢM ƠN
THẦY VÀ CÁC BẠN ĐÃ LẮNG NGHE!
Đại học Đà Nẵng
Đại học Sư phạm
Khoa giáo dục Tiểu học – Mầm non
CHÀO THẦY VÀ CÁC BẠN
BÀI THẢO LUẬN NHÓM
NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH MÔN TOÁN LỚP 4, 5
GVHD: TS. Hoàng Nam Hải
Nhóm thực hiện: nhóm 5
NỘI DUNG MÔN TOÁN Ở TIỂU HỌC
1
2
3
4
ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC NỘI DUNG, CHƯƠNG TRÌNH MÔN TOÁN Ở LỚP 4, 5.
MỐI QUAN HỆ VÀ SỰ KÊT HỢP GIỮA CÁC NỘI DUNG Ở TỪNG PHẦN TRONG TỪNG LỚP
SỰ SẮP XẾP VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CÁC YÊU CÂU VỀ DẠY – HỌC HỆ THỐNG KIẾN THỨC, KĨ NĂNG TRONG TỪNG PHẦN, TRONG CẢ BẬC HỌC.
CÁC QUAN ĐIỂM CƠ BẢN CỦA VIỆC LỰA CHỌN, SẮP XÊP NỘI DUNG MÔN TOÁN Ở LỚP 4, 5.
I. Đặc điểm cấu trúc nội dung chương trình môn Toán lớp 4, 5.
1.1. Cấu trúc nội dung chương trình môn Toán lớp 4, 5.
Nội dung môn Toán lớp 4, 5 bao gồm 5 chủ đề kiến thức lớn sau đây:
Số học.
Đại lượng và đo đại lượng.
Yếu tố hình học.
Yếu tố thống kê.
Giải bài toán.
- Số tự nhiên. Các phép tính về số tự nhiên.
- Phân số. Các phép tính về phân số
- Tỉ số
- Ôn tập về phân số: bổ sung về phân số thập phân, hỗn số; các bài toán về tỉ lệ thuận, tỉ lệ nghịch.
- Số thập phân. Các phép tính về số thập phân
- Tỉ số phần trăm.
Số học
Lớp 4
Lớp 5
Đại lượng và đo đại lượng
Bổ sung và hệ thống hóa các đơn vị đo khối lượng. Chủ yếu nêu mối quan hệ giữa ngày và giờ, giờ và phút, giây; thế kỉ và năm; năm và tháng ngày.
Giới thiệu về diện tích và một số đơn vị đo diện tích (dm2, m2, km2). Nêu mối quan hệ giữa m2 và cm2; m2 và km2.
Thực hành đổi đơn vị đo đại lượng (cùng loại), tính toán với các số đo. Thực hành đo, tập làm tròn số đo và tập ước tính các số đo.
Các phép tính cộng, trừ các số đo thời gian có đến 2 đơn vị đo.
Các phép tính nhân, chia số đo thời gian với 1 số.
Giới thiệu khái niệm ban đầu về: vận tốc, thời gian chuyển động, quãng đường đi được và mối quan hệ giữa chúng.
Đêcamet vuông, hectomet vuông, milimet vuông; bảng đơn vị đo diện tích.
Giới thiệu các đơn vị đo diện tích ruộng đất: a và ha, mối quan hệ giữa m2, a và ha.
Giới thiệu khái niệm ban đầu về thể tích và một số đơn vị đo thể tích cm3, dm3, m3.
Thực hành đo diện tích ruộng đất và đo thể tích.
Lớp 4
Lớp 5
Yếu tố hình học
Góc nhọn, góc tù, góc bẹt.
Nhận dạng góc trong các hình đã học.
Giới thiệu 2 đường thẳng cắt nhau, vuông góc với nhau, song song với nhau.
Giới thiệu về hình bình hành và hình thoi.
Giới thiệu công thức tính diện tích hình bình hành (đáy, chiều cao), hình thoi.
Thực hành vẽ hình bằng thước và ê - ke; cắt, ghép, gấp hình.
Tính diện tích hình tam giác, hình thoi và hình thang. Tính chu vi và diện tích hình tròn.
Giới thiệu hình hộp chữ nhật, hình lập phương, hình trụ, hinh cầu.
Tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích hình hộp chữ nhật, hình lập phương. Giới thiệu công thức tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần và thể tích hình trụ, hình cầu.
Lớp 4
Lớp 5
Yếu tố thống kê
Lớp 4
Giới thiệu bước đầu về số trung bình cộng.
Lập bảng số liệu và nhận xét bảng số liệu.
Giới thiệu biểu đồ. Tập nhận xét trên biểu đồ.
Lớp 5
Nêu nhận xét một số đặc điểm đơn giản của một bảng số liệu hoặc một biểu đồ thống kê.
Thực hành làm bảng số liệu và vẽ biểu đồ dạng đơn giản.
Giải bài toán
Lớp 4
Giải bài toán có đến 2 hoặc 3 bước tính, có sử dụng phân số.
Giải các bài toán có liên quan đến: tìm hai số biết tổng hoặc hiệu và tỉ số của chúng; tìm hai số biết tổng và hiệu của chúng; tìm số trung bình cộng; các nội dung hình học đã học.
Lớp 5
Giải bài toán chủ yếu là các bài toán có đến 3 bước tính, trong đó có:
Các bài toán đơn giản về tỉ số phần trăm.
Các bài toán đơn giản về chuyển động đều, chuyển động ngược chiều và cùng chiều.
Các bài toán ứng dụng các kiến thức đã học để giải quyết một số vấn đề của đời sống.
1.2. Đặc điểm cấu trúc nội dung, chương trình môn Toán ở lớp 4, 5.
- Chương trình môn Toán ở Tiểu học đưa vào một số nội dung có nhiều ứng dụng trong học tập và đời sống.
- Các nội dung được trình bày theo kiểu đồng tâm, tích hợp giữa các tuyến kiến thức, giữa các môn học. Đảm bảo tính thống nhất xuyên suốt từ lớp 1 đến lớp 5.
Cách trình bày các nội dung theo quan điểm của toán học hiện đại
( ẩn tàng) từ trực quan sinh động đến trừu tượng khái quát, đa dạng, phong phú.
- Nội dung được trình bày không dưới dạng có sẵn.
- Nội dung chương trình quán triệt tinh thần lí thuyết gắn với thực hành, rèn luyện kĩ năng vận dụng, quán triệt quan điểm dạy học phát triển, chú ý phát triển tư duy linh hoạt, sáng tạo và trí thông minh cho học sinh.
II. Mối quan hệ và sự kết hợp giữa các nội dung ở trong từng phần trong từng lớp.
GIẢI BÀI TOÁN CÓ LỜI VĂN
CÁC YẾU TỐ HÌNH HỌC
ĐẠI LƯỢNG VÀ ĐO ĐẠI LƯỢNG
SỐ HỌC
Các nội dung ở từng phần trong từng lớp có mối quan hệ mật thiết và kết hợp chặt chẽ với nhau.
Các đại lượng, đặc biệt là vấn đề trung tâm của nó là phép đo các đại lượng đều gắn chặt và phát triển song song với sự phát triển khái niệm số. Vấn đề đo các đại lượng gắn chặt với thực hiện các phép tính trên các số đo, hệ ghi số gắn chặt với chuyển đổi đơn vị đo ( đo dài, diện tích, thể tích, thời gian).
Ví dụ:
2000000 m2 =…km2
1500 năm = … thế kỉ
SỐ HỌC – ĐẠI LƯỢNG VÀ ĐO ĐẠI LƯỢNG
Các yếu tố hình học không đặt thành chương trình riêng. Các bài toán hình tính toán diện tích, chu vi, thể tích chủ yếu mang tính số học hoặc được dùng làm hình ảnh trực quan để xây dựng khái niệm số hoặc giải thích ý nghĩa của phép tính số học.
Ví dụ: Tính chu vi hình tròn:
Có đường kính d = 0,6 cm.
Có bán kính r = 1,2 cm.
SỐ HỌC VÀ YẾU TỐ HÌNH HỌC
GIẢI BÀI TOÁN CÓ LỜI VĂN
Đối với giải bài toán có lời giải, tùy từng bài mà yêu cầu học sinh phải vận dụng những kiến thức đã học về số học, đại lượng và đo đại lượng, yếu tố hình học để giải.
Ví dụ:
+ Một máy bay bay được 1800km trong 2 giờ 15 phút. Tính vận tốc của máy bay.
Dạng bài này yêu cầu học sinh phải vận dụng về tính toán số học và đại lượng để giải.
+ Một phòng học dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài 6m, chiều rộng 4,5m. Người ta muốn quét vôi trần nhà và bốn bức tường phía trong phòng. Biết rằng diện tích các cửa bằng 8,5m2, hãy tính diện tích cần quét vôi.
Dạng bài này yêu cầu học sinh phải tổng hợp các kiến thức về số học, đại lượng và cả hình học để giải.
Như vậy các nội dung được tích hợp tạo điều kiện cho quá trình thực hiện ôn tập, củng cố thường xuyên thể hiện tính thống nhất, logic, phù hợp với quan điểm đồng tâm, tích hợp.
III. Sự sắp xếp và phát triển các yêu cầu về dạy – học hệ thống kiến thức, kĩ năng trong từng phần.
Đối với học sinh lớp 4, 5, nhận thức của các em dường như đã gần hoàn thiện. Yêu cầu đối với các em cũng cao hơn, học sinh phải làm quen với các nội dung có tính khái quát hơn, có cơ sở lí luận hơn, tăng cường việc vận dụng các kiến thức đã học vào học tập và đời sống.
Các yêu cầu được sắp xếp ở 3 cấp độ:
+ Nhận biết
+ Thông hiểu
+ Vận dụng: vận dụng ở cấp độ thấp, vận dụng ở cấp độ cao.
IV. CÁC QUAN ĐIỂM CƠ BẢN CỦA VIỆC LỰA CHỌN, SẮP XẾP
NỘI DUNG MÔN HỌC Ở LỚP 4, 5.
Nội dung phù hợp với đặc điểm tâm lí lứa tuổi
Đảm bảo tính vừa sức.
Đảm bảo tính thực tiễn.
.
Quan điểm 01
Quan điểm 03
Quan điểm 05
Quan điểm 02
Quan điểm 04
Đồng tâm, tích hợp
Coi trọng thực hành.
Đặc điểm tâm lý lứa tuổi bao gồm:
Đặc điểm về nhận thức:
Tri giác
Tư duy
Chú ý
Trí nhớ
Tưởng tượng
Nhu cầu nhận thức
Đặc điểm về nhân cách:
Tình cảm
Mối quan hệ với bạn bè
Quan điểm 1: Nội dung chương trình môn học phải phù hợp với đặc điểm tâm lý lứa tuổi của học sinh.
Lựa chon, sắp xếp nội dung chương trình phù hợp với đặc điểm tâm lý lứa tuổi là yêu cầu tiên quyết, bởi có như vậy mới đảm bảo được sự phát triển về cả nhận thức và nhân cách cho các em. Góp phần thực hiện mục tiêu dạy – học ở Tiểu học.
Quan điểm 2: Đảm bảo tính đồng tâm, tích hợp khi lựa chọn, sắp xếp nội dung chương trình.
Tích hợp nghĩa là tổng hợp trong một đơn vị học, thậm chí một tiết học hay một bài tập nhiều mảng kiến thức và kĩ năng liên quan với nhau nhằm tăng cường hiệu quả giáo dục và tiết kiệm thời gian học tập cho người học.
- Đồng thời ở một đơn vị kiến thức, kĩ năng mới cũng tích hợp những kiến thức và kĩ năng học trước đó theo nguyên tắc đồng tâm: kiến thức và kĩ năng của lớp trên bao hàm kiến thức và kĩ năng của lớp dưới nhưng cao hơn và sâu hơn.
Như vậy, vừa đảm bảo tính hệ thống vừa tạo điều kiện cho quá trình thực hiện ôn tập, củng cố thường xuyên.
Quan điểm 3: Đảm bảo tính vừa sức.
- Nội dung chương trình môn Toán phải đảm bảo tính vừa sức, những nhiệm vụ học tập có thể hoàn thành được với sự nỗ lực cao nhất về trí tuệ và thể lực.
- Nội dung ở mức vừa sức với học sinh sẽ thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ về trí tuệ cũng như toàn bộ nhân cách học sinh: các em sẽ hứng thú học tập, sẽ xây dựng được niềm tin vào bản thân.
Quan điểm 4: Đảm bảo tính thực tiễn.
- Môn Toán nhằm cung cấp cho học sinh hệ thống các kiến thức và phương pháp nhận thức cơ bản rất cần thiết cho đời sống lao động và học tập của mỗi con người. Chính vì thế, việc lựa chọn nội dung chương trình cần phải đảm bảo tính thực tế, học sinh có thể áp dụng ngay những gì mình học được để giải quyết các vấn đề mà bản thân gặp phải trong cuộc sống.
Chẳng hạn: giới thiệu thêm về hình bình hành, hình thoi, hình trụ, hình cầu; giới thiệu một số yếu tố thống kê phù hợp với trình độ học sinh tiểu học (số trung bình, biểu đồ cột, quạt,…); bước đầu làm quen với máy tính và sử dụng máy tính đúng mức. Coi trọng công tác thực hành toán học, đặc biệt là thực hành giải quyết vấn đề trong học tập và đời sống ( các bài toán có lời giải,…)
Quan điểm 5: Coi trọng thực hành
Các kiến thức và kỹ năng ở tiểu học nói chung đều được hình thành chủ yếu bằng hoạt động thực hành, luyện tập giải một hệ thống các bài toán. Các bài toán ở lớp 1,2,3 chủ yếu là về nhận dạng thì lớp 4,5 sẽ là những quy tắc về phép tính, điều này đòi hỏi học sinh lớp 4,5 phải tính toán và suy luận nhiều hơn. Các bài toán sẽ tăng mức độ từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp dần. Các bài toán dễ đòi hỏi các em chỉ cần thuộc công thức và thế số vào, các bài toán khó hơn đòi hỏi các em vừa phải suy luận để tìm ra mối liên hệ rồi mới áp dụng công thức đã được học.
Kết luận
Trong trường phổ thông nói riêng, trường tiểu học nói chung, môn Toán có vị trí đặc biệt quan trọng, nó có khả năng to lớn trong việc giúp học sinh phát triển các năng lực và phẩm chất trí tuệ.
Toán học góp phần quan trọng trong việc đặt nền móng cho việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh. Môn này có tầm quan trọng vì toán học với tư cách là một bộ phận khoa học nghiên cứu hệ thống kiến thức cơ bản và sự nhận thức cần thiết trong đời sống sinh hoạt và lao động của con người. Môn toán là "chìa khóa" mở cửa cho tất cả các ngành khoa học khác, nó là công cụ cần thiết của người lao động trong thời đại mới. Vì vậy, môn toán là bộ môn không thể thiếu được trong nhà trường, nó giúp con người phát triển toàn diện, nó góp phần giáo dục tình cảm, trách nhiệm, niềm tin và sự phồn vinh của quê hương đất nước.
Người giáo viên cần nắm vững đặc điểm cấu trúc, nội dung ở từng phần ở từng lớp để có hướng giảng dạy phù hợp, tránh trường hợp yêu cầu quá cao hoặc quá thấp so với trình độ của học sinh. Giáo viên phải chú trọng đến từng vừa sức, khơi gợi sự thích thú để học sinh hứng thú với môn Toán.
CẢM ƠN
THẦY VÀ CÁC BẠN ĐÃ LẮNG NGHE!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Trần Thanh Thanh
Dung lượng: 761,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)