Phương pháp tích hợp giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (p1)

Chia sẻ bởi Mai Thanh Xuân | Ngày 12/10/2018 | 41

Chia sẻ tài liệu: phương pháp tích hợp giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (p1) thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ DẠY VÀ HỌC LỊCH SỬ TIỂU HỌC
“Khai thác và sử dụng các nguồn Phim tư liệu – Video Clip vào dạy học để tái tạo Lịch sử”
cho học sinh Tiểu học
Đề dẫn
HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ DẠY VÀ HỌC LỊCH SỬ TIỂU HỌC
“Khai thác và sử dụng các nguồn Phim tư liệu – Video Clip vào dạy học để tái tạo Lịch sử”
cho học sinh Tiểu học
Mục tiêu của Hội thảo
Hội thảo nhằm giúp giáo viên có sự đầu tư và chuẩn bị tốt yêu cầu soạn giảng nhằm tổ chức hoạt động tích cực giờ học Lịch sử - Địa lí cho học sinh trên lớp một cách sáng tạo hơn, trong điều kiện trang bị thiết bị dạy học tối thiểu hiện nay đang có tại các trường.
  Mục đích đổi mới phương pháp dạy học ở trường tiểu học là thay đổi lối dạy học truyền thụ một chiều sang dạy học theo phương pháp dạy học tích cực nhằm giúp học sinh phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo; Rèn luyện khả năng và thói quen tự học, tinh thần hợp tác, kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tạo hứng thú trong học tập cho học sinh. Đổi mới PPDH là nhằm phát huy tư duy sáng tạo và năng lực tự đào tạo người học, coi trọng việc thực hành, thực nghiệm, ngoại khóa;
Mục tiêu của Hội thảo
Đặc biệt việc giáo viên biết đa dạng hóa thiết bị - đồ dung dạy học bằng cách “Khai thác và sử dụng các nguồn tư liệu – Video Clip vào bài dạy để tái tạo lịch Lịch sử” cho học sinh tự làm chủ kiến thức, tránh nhồi nhét, học vẹt, học chay, . . . là vần đề rất được xã hội quan tâm trong giai đoạn hiện nay. Qua đây học sinh chủ động tìm tòi, khám phá, phát hiện, rèn luyện và xử lí thông tin, tự hình thành tư duy hiểu biết, năng lực, phẩm chất cho mình. Từ đó, các em sẽ học tập tốt hơn để đáp ứng những yêu cầu của cuộc sống hiện tại và tương lai.
Mục tiêu của Hội thảo
Tuy nhiên, để giờ dạy và hoạt động học tập trên lớp dược chủ động, tích cực hơn nữa nhằn giúp học sinh có điều kiện tái tạo, có kiến thức vững chắc về Lịch sử nước nhà, thì việc sử dụng đa dạng hóa thiết bị - đồ dung dạy học cho hợp lí hơn thì việc “Khai thác và sử dụng các nguồn Phim tư liệu – Video Clip vào bài dạy” để tái tạo Lịch sử cho học sinh Tiểu học chưa được sự quan tâm và đầu tư đúng mức, còn nhiều giới hạn và hạn chế bởi nguyên nhân sau:
Mục tiêu của Hội thảo
Nguyên nhân khách quan: Thực hiện theo chươn trình, sách giáo khoa cùng các thiết bị - đồ dùng dạy học tối thiểu của Bô cung cấp. Lĩnh vực Phim ảnh, sách truyện về lịch sử của ta còn hạn chế, đơn điệu, không phong phú, sức hấp dẫn chưa cao. Nhiều thể loại chưa phù hợp với lứa tuổi thiếu nhi, các em bị ảnh hưởng nhiều bởi phim truyện nước ngoài, …
Nguyên nhân chủ quan: Dựa vào trang thiết bị - đồ dùng dạy học sẵn có để phục vụ cho môn học. Mặt khác, giáo viên chưa có điều kiện nghiên cứu, sưu tầm được tài liệu chính xác, chưa vận dụng khai thác hết nguồn tư liệu nghe nhìn đưa vào bài dạy làm cho hình thức dạy học đơn điệu, thiếu sự thu hút, hấp dẫn để tái tạo Lịch sử cho học sinh.
Mục tiêu của Hội thảo
Cần sử dụng hợp lí các thiết bị đồ dung dạy học đặc biệt việc “Khai thác và sử dụng các nguồn Phim tư liệu – Video Clip vào bài dạy để tái tạo Lịch sử” cho học sinh Tiẻu học như thế nào?
Hiện nay, chúng ta đều hiểu việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học là cần thiết, vì nó giúp cho giáo viên thực hiện được những hoạt động dạy - học một cách nhanh chóng và hiệu quả. Vấn đề đổi mới PPDH và nâng cao chất lượng dạy học các môn nói chung, môn học Lịch sử nói riêng đã được Ngành đặt ra và thực hiện một cách cấp thiết với xu hướng đổi mới giáo dục chung của thế giới, đặt biệt với sự quan tâm chỉ đạo của Thành Ủy - Ủy ban nhân dân thành phố về việc “Khai thác và sử dụng các nguồn Phim tư liệu – Video Clip vào bài dạy để tái tạo Lịch sử cho học sinh Tiẻu học” nhằm ngày càng hiện đại hóa thiết bị - đồ dùng dạy học để hỗ trợ, nâng cao chất lượng dạy và học Lịch sử hiện nay tại các trường Tiểu học thành phố Hồ Chí Minh.
Vậy để giải quyết được mong muốn trên, giáo viên cần xác định môn học hướng tới mục tiêu nào? Để đạt mục tiêu ấy, giáo viên sẽ phải lựa chọn những nội dung nào? Để tương ứng với nội dung đã xác định cần có phương pháp dạy học nào? Dạy học bằng các phương tiện gì? Tóm lại, giáo viên cần đầu tư hơn và có định hướng vận dụng PPDH và hình thức tổ chức dạy – học Lịch sử ở Tiểu học theo hướng gợi ‎‎ý qua phần báo cáo minh họa
cụ thể một tiết dạy và các bài tham luận sau:
Cần sử dụng hợp lí các thiết bị đồ dung dạy học đặc biệt việc “Khai thác và sử dụng các nguồn Phim tư liệu – Video Clip vào bài dạy để tái tạo Lịch sử” cho học sinh Tiẻu học như thế nào?
Mong muốn của Hội thảo
Mỗi giáo viên cần xác định vai trò chủ đạo của giáo viên trong đổi mới phương pháp dạy học, trước hết phải tìm tòi phương pháp truyền đạt có hiệu quả, kích thích tích tư duy, sáng tạo của học sinh. Chủ động tự bồi dưỡng chuyên môn, tìm tài liệu chuẩn phù hợp với nhận thức của học sinh để cung cấp cho các em như: Giáo viên thường xuyên theo dõi cập nhật những thông tin, những số liệu liệu sự kiện Lịch sử qua các phương tiện thông tin (sách, báo phim ảnh...) để có tư liệu giảng dạy gây hứng thú cho học sinh. Qua đó hướng dẫn học sinh sưu tầm tài liệu để chủ động sáng tạo trong tiếp thu kiến thức.
Trong soạn giảng, giáo viên nên thiết kế bài giảng bám sát chuẩn kiến thức kĩ năng của môn học, bài học. Sắp xếp các hoạt động của giáo viên, học sinh mọt cách phù hợp với đặc điểm của từng bài và sử dụng thiết bị - đồ dùng dạy học để đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực. Cụ thể: Đối với những bài mới, khó trong chương trình, giáo viên cần thông qua họp tổ chuyên môn, thảo luận và thống nhất những nội dung trọng tâm cần truyền đạt cho học sinh và thống nhất những hoạt động của học sinh trong các mục của bài đó để phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của các đối tượng học sinh. 
Do đó để giúp học sinh có thể hiểu và nắm đươc nội dung bài học một cách tích cực, ngoài cách tổ chức cho học sinh biết sưu tầm tư liệu, thông tin nhằm chuẩn bị cho bài học mới, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng đồ dùng thiết bị, phương tiện trực quan, tham quan thực tế phục vụ cho việc dạy học đạt hiệu quả; Giáo viên cần đa dạng hóa thiết bị - đồ dùng dạy học đặc biệt là đầu tư cách “Khai thác các nguồn Phim tư liệu – Video Clip vào bài dạy để tái tạo Lịch sử” cho học sinh Tiẻu học. (ví dụ******)
Như vậy, chúng ta có thể nói việc “Khai thác và sử dụng các nguồn Phim tư liệu – Video Clip trong giảng dạy để tái tạo Lịch sử” cho học sinh Tiểu học là một vấn đề rất cần thiết, đáp ứng cho các yêu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục góp phần hình thành phẩm chất con người Việt Nam theo 5 điều Bác Hồ dạy đối với thiếu nhi bằng sự quan tâm và theo sự chỉ đạo của thành phố.
Mong muốn của Hội thảo
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP. HỒ CHÍ MINH PHÒNG GIÁO DỤC TIỂU HỌC
THÁNG 7 NĂM 2012
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Mai Thanh Xuân
Dung lượng: 10,82MB| Lượt tài: 1
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)