Phuong phap tich cuc trong DH LG

Chia sẻ bởi Nguyễn Quốc Ủy | Ngày 12/10/2018 | 44

Chia sẻ tài liệu: Phuong phap tich cuc trong DH LG thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

1
Phương pháp tích cực trong dạy học lớp ghép
- Phương pháp dạy học tích cực trong lớp ghép dùng để chỉ những PPDH theo hướng phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của HS. Giúp HS hướng tới hoạt động hoá, tích cực hoá hoạt động nhận thức, GV phải nỗ lực nhiều so với dạy theo phương pháp thụ động.
Nội dung
-
Phương pháp tích cực và dấu hiệu đặc
Trưng của các phương pháp tích cực
Một số phương pháp tích cực cần được sử
dụng trong lớp ghép.
2
1. Viết lại một số nhóm phương pháp để thực hiện dạy và học tích cực trong LG. Từ đó nêu vai trò của nhóm phương pháp đó.
Hoạt động 1 : Phương pháp tích cực.
?
Thế nào là phương pháp tích cực
2. Nêu các phương pháp truyền thống.
3
- Phương pháp tích cực là một thuật ngữ rút gọn để chỉ những PPDH theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của HS.
- Phương pháp tích cực hướng tới việc hoạt động hoá, tích cực hoá hoạt động nhận thức của HS, nghĩa là tập trung vào phát huy tính tích cực của HS chứ không phải là tập trung vào phát huy tính tích cực của giáo viên.
- Tuy nhiên, muốn đổi mới cách học của HS phải đổi mới cách dạy của GV. Cách dạy chỉ đạo cách học, nhưng thói quen học tập của HS có ảnh hưởng tới cách dạy của giáo viên. Vì vậy GV phải kiên trì dùng cách dạy hoạt động để dần dần xây dựng cho HS phương pháp học tập chủ động một cách vừa sức từ thấp lên cao. Trong đổi mới phương pháp phải có sự hợp tác củaGV và HS, sự phối hợp giữa dạy và học mới thành công.Phương pháp tích cực hàm chứa cả phương pháp dạy và phương pháp học.
Hoạt động 1 : Phương pháp tích cực.
4
Hoạt động 2 : Dấu hiệu đặc trưng của các phương pháp tích cực.
Anh chị hãy viết thông tin vào bảng sau:
5
Những dấu hiệu đặc trưng của của các phương pháp tích cực:
Hoạt động 2 : Dấu hiệu đặc trưng của các phương pháp tích cực.
Dạy và học thông qua tổ chức các hoạt động của HS.
Dạy và học chú trọng phương pháp tự học.
Tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác.
Kết hợp đánh giá của GV với tự đánh giá của HS.
6
1.Phương pháp vấn đáp tìm tòi.
Vấn đáp là phương pháp trong đó GV đặt ra những câu hỏi để HS trả lời hoặc có thể tranh luận với nhau và với cả giáo viên, qua đó HS lĩnh hội được nội dung bài học
Hoạt động 3 : Một số phương pháp tích cực cần sử dụng trong lớp ghép.
phương pháp vấn đáp
vấn đáp tái hiện
vấn đáp giải thích minh hoạ
vấn đáp tìm tòi ( đàm thoại)
7
- Hiện nay phần lớn GV lớp ghép dừng lại ở phương pháp vấn đáp tái hiện và vấn đáp giải thích minh hoạ.
- Vấn đáp là phương pháp sử dụng các câu hỏi và trả lời trong dạy học giáo viên đặt ra các câu hỏi, tạo điều kiện và hướng dẫn HS trả lời chúng nhằm đạt được các mục tiêu dạy học đã đặt ra. Đây là một trong những phương pháp dạy học có thể phát huy tính tích cực độc lập của HS trong dạy học. Muốn sử dụng phương pháp này có hiệu quả cần chuẩn bị loại vấn đáp mở để hướng việc trả lời các câu hỏi thông qua khả năng phân tích đánh giá của học sinh.
Hoạt động 3 : Một số phương pháp tích cực cần sử dụng trong lớp ghép.
8
* Cấu trúc một bài học ( hoặc một phần trong bài học) theo dạy - học đặt và giải quyết vấn đề:
Đặt vấn đề:
Tạo tình huống có vấn đề.
Phát hiện, nhận dạng vấn đề nảy sinh.
Phát biểu vấn đề cần giải quyết.
Giải quyết vấn đề đặt ra:
Đề xuất cách giải quyết
Lập kế hoạch giải quyết
Thực hiện kế hoạch giải quyết
Kết luận:
Thảo luận và đáng giá
Khẳng định hay bác bỏ giải thuyết nêu ra
Phát biểu kết luận
Đề xuất vấn đề mới.
Hoạt động 3 : Một số phương pháp tích cực cần sử dụng trong lớp ghép.
2. Tái hiện và thực hành phương pháp đặt và
giải quyết vấn đề trong dạy học lớp ghép.
9
- Thảo luận là PPDH đòi hỏi HS tích cực động não, đưa ra ý kiến tham gia vào quá trình trao đổi.
Thảo luận nhóm giúp các thành viên trong nhóm chia sẻ băn khoăn, kinh nghiệm của bản thân, cùng nhau xây dựng nhận thức mới.
Phương pháp thảo luận được sử dụng trong lớp như một phương pháp trung gian giữa sự làm việc độc lập của từng HS với việc chung cả lớp. Vì vậy GV cần phải biết tổ chức hợp lý và xây dựng thói quen hợp tác khi thảo luận nhóm mới có hiệu quả.
Hoạt động 3 : Một số phương pháp tích cực cần sử dụng trong lớp ghép.
3. Thực hành phương pháp thảo luận nhóm.
10
Biện pháp kỹ thuật giúp đổi mới phương pháp thảo luận nhóm.
Công não
Nhóm rì rầm
Nghiên cứu trường hợp điển hình
Bể cá
Kim tự tháp
Thảo luận nhóm khống chế
Thảo luận nhóm tự do.
Hoạt động 3 : Một số phương pháp tích cực cần sử dụng trong lớp ghép.
3. Thực hành phương pháp thảo luận nhóm.
11
- Để thảo luận thành công, GV cần:
Giúp HS cách suy nghĩ về những nội dung đã học qua thực hành và trao đổi với người khác.
Giúp HS đánh giá về những ý kiến của người khác và của mình một cách tích cực.
Tạo điều kiện cho HS đưa ra cách áp dụng và kiểm tra tính đúng đắn của cách đó.
Giúp HS nâng cao và chia sẻ nhận thức về vấn đề đưa ra thảo luận cũng như biết sử dụng thông tin để giải quyết vấn đề đó.
Tạo động cơ để HS học tập nhanh hơn và hình thành tình cảm bạn bè trong học tập
Đưa ra thông tin về việc học tập của HS, giúp các em nhận thấy khả năng học tập của bản thân.
Hoạt động 3 : Một số phương pháp tích cực cần sử dụng trong lớp ghép.
3. Thực hành phương pháp thảo luận nhóm.
12
- Một số yếu tố cản trở kết quả phương pháp thảo luận từ phía HS mà GV cần khắc phục:
Thói quen bị động của HS.
Không hiểu được thảo luận là gì.
Sợ bị chỉ trích và sợ người khác đánh giá thấp về mình.
Cố làm cho người khác đồng ý mà không cân nhắc kỹ các ý kiến của người khác ( bảo thủ ).
Thích tìm câu trả lời mà GV mong muốn hơn là đánh giá các khả năng xảy ra.
Trong khi thảo luận có thể có HS phát biểu quá nhiều và có HS lại không tam gia ý kiến nào..
Hoạt động 3 : Một số phương pháp tích cực cần sử dụng trong lớp ghép.
3. Thực hành phương pháp thảo luận nhóm.
13
1. Phương pháp dạy học trực tiếp ( phương pháp tự nhiên) : Dạy NN2 không thông qua ngôn ngữ mẹ dẻ ( NN1) nhằm rút ngắn được thời gian học tiếng và tránh dược những lẫn lộn giữa NN1 và NN2 khi dùng.
2. Phương pháp dạy ngôn ngữ giao tiếp:
Nguyên tắc: Rèn cho người đọc các phương thức xử lý hoàn cảnh dựa vào giao tiếp. Qua người học có được kỹ năng chủ động trong giao tiếp.
3. Sử dụng tiếng mẹ đẻ để dạy tiếng Việt:
Là phương pháp sử dụng TMĐ trong những điều kệin cần thiết hỗ trợ HS ở những lớp đầu cấp.
4. Phương pháp trực quan hành động ( PPTQHĐ):
- Là phương pháp học ngôn ngữ thông qua nghe, quan sát và thực hiện bằng phản ứng của cơ thể.
- TQHĐ rất hữu hiệu đối với giai đoạn dầu của việc học tiếng Việt.
Hoạt động 4 : Tìm hiểu một số phương pháp dạy học ngôn ngữ 2.
14
Phương pháp tích cực trong dạy học lớp ghép
phương pháp vấn đáp
15
Đặc trưng của phương pháp
dạy học tích cực
Dạy - học thông qua tổ chức các hoạt động học tập của HS (Kết hợp hài hòa giữa cách thức tái hiện & tìm kiếm trong quá trình chiếm lính tri thức của HS ( trong đó cách tìm kiếm chiếm ưu thế)
2. Dạy - học chú trọng đến rèn luyện pp tự học, tự tìm tòi phám phá (Chú ý đến tính sẵn sàng học tập của HS)
3. Tăng cường học tập hợp tác (Đảm bảo sự tác động qua lại, tham gia hợp tác và có tính vấn đề cao trong quá trình dạy học)
4. Kết hợp đánh giá của GV và tự đánh giá của HS (Có môi trường học tập thân thiện, chủ động, tự giác).

16
Các Phương pháp dạy học
PP trực quan
PP gợi mở - vấn đáp
PP thực hành – luyện tập
PP giảng giải - minh họa
Tổ chức nhóm học tập
Tổ chức học tập cá nhân
Tổ chức hoạt động trò chơi.
Tổ chức HĐ ngoại khóa
Phát hiện và giải quyết Vấn đề
Quy trình : Phát hiênVĐ- Tìm hiểu VĐ – Xác định lược đồ giải quyết VĐ - Tiến hành giải quyết VĐ, đưa ra lời giải – phân tích, khai thác lời giải.
PP kiến tạo ( mỗi người tự xây dựng nên tri thức của cá nhân không chỉ tiếp nhận từ người khác ).
Quy trình : Vốn tri thức – dự đoán – Kiểm nghiệm( thử & sai) - Điều chỉnh – Tri thức mới
( ôn tập củng cố tái hiện; Tạo tình huống có VĐ về nhận thức; Giải quyết VĐ; Thảo luận đề xuất giả thuyết; Kiểm nghiệm, phân tích kết quả; KL, rút ra KT, KN mới
17
Quan niệm về DH theo PP tích cực
Dạy học theo PPTC là quá trình GV tổ chức và hướng dẫn HS thực hiện các hoạt động học tập nhằm:
Huy động mọi kinh nghiệm, khả năng của từng HS để tự HS tìm tòi, khám phá ra kiến thức mới của bài học.
Hỗ trợ và khuyến khích HS tự mình hoặc hợp tác với các bạn trong nhóm, trong lớp, tự phát hiện ra các vấn đề trong bài học rồi lập kế hoạch và biết lựa chọn kế hoạch hợp lí nhất để giải quyết vấn đề, đặc biệt là những vấn đề gắn bó với đời sốngcủa HS.
Tập trung mọi cố gắng để đáp ứng nhu cầu phát triển năng lực học tập của từng cá nhân HS; tạo cho HS có niềm tin và niềm vui trong học tập.
18
Về phương pháp dạy học ở Tiểu học:
Phương pháp tự tìm hiểu, tự phát hiện (trong lớp, tiết thực hành). Đây là phương pháp rèn luyện tư duy và phát huy sự sáng tạo của học sinh.

Được học qua hoạt động: học sinh tự khám phá và nắm chắc hơn các kiến thức.
19
1. Động não
1. Khái niệm
Động não (công não) là một kỹ thuật nhằm huy động những tư tưởng mới mẻ, độc đáo về một chủ đề của các thành viên trong thảo luận. Các thành viên được cổ vũ tham gia một cách tích cực, không hạn chế các ý tưởng (nhằm tạo ra "cơn lốc" các ý tưởng). Kỹ thuật động não do Alex Osborn (Mỹ) phát triển, dựa trên một kỹ thuật truyền thống từ Ấn độ.
2 . Quy tắc của động não
• Không đánh giá và phê phán trong quá trình thu thập ý tưởng của các thành viên;
• Liên hệ với những ý tưởng đã được trình bày;
• Khuyến khích số lượng các ý tưởng;
• Cho phép sự tưởng tượng và liên tưởng.
20
1. Động não

1.1. Khái niệm
Động não (công não) là một kỹ thuật nhằm huy động những tư tưởng mới mẻ, độc đáo về một chủ đề của các thành viên trong thảo luận. Các thành viên được cổ vũ tham gia một cách tích cực, không hạn chế các ý tưởng (nhằm tạo ra "cơn lốc" các ý tưởng). Kỹ thuật động não do Alex Osborn (Mỹ) phát triển, dựa trên một kỹ thuật truyền thống từ Ấn độ.

1.2 . Quy tắc của động não

• Không đánh giá và phê phán trong quá trình thu thập ý tưởng của các thành viên;

• Liên hệ với những ý tưởng đã được trình bày;

• Khuyến khích số lượng các ý tưởng;

• Cho phép sự tưởng tượng và liên tưởng.


Các bước tiến hành động não

1. Người điều phối dẫn nhập vào chủ đề và xác định rõ một vấn đề;
2. Các thành viên đưa ra những ý kiến của mình: trong khi thu thập ý kiến, không đánh giá, nhận xét. Mục đích là huy động nhiều ý kiến tiếp nối nhau;
3. Kết thúc việc đưa ra ý kiến;
4. Đánh giá:
• Lựa chọn sơ bộ các suy nghĩ, chẳng hạn theo khả năng ứng dụng
- Có thể ứng dụng trực tiếp;
- Có thể ứng dụng nhưng cần nghiên cứu thêm;
- Không có khả năng ứng dụng.
• Đánh giá những ý kiến đó lựa chọn
• Rút ra kết luận hành động.


21
Ứng dụng

• Dùng trong giai đoạn nhập đề vào một chủ đề;
• Tìm các phương án giải quyết vấn đề;
• Thu thập các khả năng lựa chọn và ý nghĩ khác nhau.
Ưu điểm
• Dễ thực hiện;
• Không tốn kém;
• Sử dụng được hiệu ứng cộng hưởng, huy động tối đa trí tuệ của tập thể;
• Huy động được nhiều ý kiến;
• Tạo cơ hội cho tất cả thành viên tham gia.
Nhược điểm
• Có thể đi lạc đề, tản mạn;
• Có thể mất thời gian nhiều trong việc chọn các ý kiến thích hợp;
• Có thể có một số HS “quá tích cực", số khác thụ động.
22
5. Kỹ thuật "bể cá"

Kỹ thuật bể cá là một kỹ thuật dùng cho thảo luận nhóm, trong đó một nhóm HS ngồi giữa lớp và thảo luận với nhau, còn những HS khác trong lớp ngồi xung quanh ở vòng ngoài theo dõi cuộc thảo luận đó và sau khi kết thúc cuộc thảo luận thì đưa ra những nhận xét về cách ứng xử của những HS thảo luận.
Trong nhóm thảo luận có thể có một vị trí không có người ngồi. HS tham gia nhóm quan sát có thể ngồi vào chỗ đó và đóng góp ý kiến vào cuộc thảo luận, ví dụ đưa ra một câu hỏi đối với nhóm thảo luận hoặc phát biểu ý kiến khi cuộc thảo luận bị chững lại trong nhóm. Cách luyện tập này được gọi là phương pháp thảo luận "bể cá", vì những người ngồi vòng ngoài có thể quan sát những người thảo luận, tương tự như xem những con cá trong một bể cá cảnh. Trong quá trình thảo luận, những người quan sát và những người thảo luận sẽ thay đổi vai trò với nhau.
Bảng câu hỏi cho những người quan sát
• Người nói có nhìn vào những người đang nói với mình không ?
• Họ có nói một cách dễ hiểu không ?
• Họ có để những người khác nói hay không ?
• Họ có đưa ra được những luận điểm đáng thuyết phục hay không ?
• Họ có đề cập đến luận điểm của người nói trước mình không ?
• Họ có lệch hướng khỏi đề tài hay không ?
• Họ có tôn trọng những quan điểm khác hay không ?


23
vấn đáp là gì ?

Vấn đáp là phương pháp trong đó GV đặt ra những câu hỏi để HS trả lời hoặc có thể tranh luận với nhau và với cả GV, qua đó HS lĩnh hội được nội dung bài học.
24
Loại Phương pháp vấn đáp

Vấn đáp tái hiện;
Vấn đáp giải thích-minh hoạ;
Vấn đáp tìm tòi.
25
Cấu trúc

Một phần trong bài học theo dạy - học đặt và giải quyết vấn đề
? Đặt vấn đề
- Tạo tình huống có vấn đề;
- Phát hiện, nhận dạng vấn đề nảy sinh;
- Phát biểu vấn đề cần giải quyết.
26
Cấu trúc
(Tiếp theo)

? Giải quyết vấn đề đặt ra
- Đề xuất cách giải quyết�;
- Lập kế hoạch giải quyết�;
- Thực hiện kế hoạch giải quyết.
27
Cấu trúc
(Tiếp theo)

♦ KÕt luËn
- Th¶o luËn kÕt qu¶ vµ ®¸nh gi¸;
- Kh¼ng ®Þnh hay b¸c bá gi¶i thuyÕt nªu ra;
- Ph¸t biÓu kÕt luËn;
- §Ò xuÊt vÊn ®Ò míi.
28
Các mức trình độ
M 1: GV đặt vấn đề, nêu cách giải quyết vấn đề. HS thực hiện theo hướng dẫn của GV. GV đánh giá kết quả của HS.
M 2: GV nêu vấn đề, gợi ý để HS tìm ra cách giải quyết. HS thực hiện với sự giúp đỡ của GV. GV và HS cùng đánh giá.
M 3: GV cung cấp thông tin tạo tình huống có vấn đề. HS phát hiện và xác định vấn đề nảy sinh, tự lực đề xuất các giả thuyết và lựa chọn giải pháp. HS thực hiện cách giải quyết vấn đề. GV và HS cùng đánh giá.
M 4: HS tự lực phát hiện vấn đề nảy sinh trong hoàn cảnh, nhất định, lựa chọn vấn đề phải giải quyết. HS giải quyết vấn đề, tự đánh giá chất lượng, hiệu quả, có ý kiến của GV khi kết thúc.
29
Các loại câu hỏi
Câu hỏi đóng;
Câu hỏi mở;
Câu hỏi hướng dẫn;
Câu hỏi giải thích;
Câu hỏi tổng hợp;
Câu hỏi đánh giá.Cac loai cau hoi.doc
30
Yêu cầu đối với kỹ năng đặt câu hỏi
Đối với câu hỏi:
Chuẩn bị trước cácc âu hỏi;
Sử dụng ngôn từ đơn giản;
Mỗi câu hỏi chỉ nhằm một nội dung;
Hỏi các câu hỏi mở;
Hình thành các câu hỏi mức độ hiểu biết của HS;
Hỏi chi tiết xuất hiện khả năng có nhiều câu trả lời.
31
Yêu cầu đối với kỹ năng đặt câu hỏi
Trình tự hỏi:
Ra câu hỏi;
Chờ vài giây đủ cho HS nghe rõ, đảm bảo HS đã hiểu câu hỏi;
Chỉ định một số HS trả lời;
Khích lệ HS làm rõ hơn;
Lắng nghe;
Đưa ý kiến nhận xét.
32
Dạy - học
theo chu trình trải nghiệm
33
Chu trình trải nghiệm là gì?
Là một hình thức học thể hiện một chuỗi các hoạt động học theo thứ tự, thông qua kinh nghiệm thực tế
Sẽ giúp HS tiếp thu KT một cách chủ động, và sâu sắc hơn nhờ dựa vào việc huy động kinh nghiệm thực tế và HS được học một cách tự nhiên
34
Tr?i nghi?m
(s? vi?c x?y ra cú
v?n d? liờn quan)
Suy ngẫm/phân tích
(Nhìn lại sự việc đã xảy ra
Phát hiện đặc điểm, ý nghĩa)
Khái quát
(Rút ra bài học, quy tắc,
khái niệm…)
V?n d?ng
(thay d?i cỏch l�m cu,
th?c h�nh)
35
Quy trình áp dung chu trình trải nghiệm
1) Phân tích nhu cầu học sinh
2) Xác định mục tiêu bài học
3) Thiết kế hoạt động trải nghiệm, đồ dùng dạy học;
4) Thiết kế phần phân tích rút ra bài học (câu hỏi)
4) Thiết kế bài tập áp dụng
5) Thiết kế hoạt động tạo hứng thú (hoạt động đầu tiên của bài học) và củng cố bài học
36
Quy trình áp dung chu trình trải nghiệm
Phân tích nhu cầu hoc sinh
- HS đã biết đã làm được những gì liên quan đến nội dung bài học?
- HS có thể gặp những khó khăn hay vướng mắc gì khi học bài này ?
- HS cần học những gì trong bài học này?
37
Quy trình áp dung chu trình trải nghiệm
-Cách đặt MT bài học:
+ Dựa vào kết quả phân tích hs.
+Dựa vào nội dung Sgk và Sgv, Xác định các kết qủa cần đạt sau bài học: hs học được/làm được gì sau bài học; Phân loại kết quả từ dễ đến khó. VD: Biết ở mức độ nào? Hiểu, giải thích được, so sánh được...
+ Xác định ưu tiên và mức độ ưu tiên cho mục tiêu: từ dễ đến khó.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Quốc Ủy
Dung lượng: 371,00KB| Lượt tài: 3
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)