Phương pháp thảo luận nhóm - đạo đức

Chia sẻ bởi trang thị giang | Ngày 12/10/2018 | 77

Chia sẻ tài liệu: phương pháp thảo luận nhóm - đạo đức thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Chào mừng cô giáo và các bạn đến với bài làm của nhóm 4!
Trang Thị Giang
Nguyễn Thị Tâm
Nguyễn Văn Hưng
Nhóm 4
Phương pháp
thẢo luẬn nhóm
I. Khái niệm
Thảo luận nhóm: (giáo trình)
PP tổ chức cho HS trao đổi với nhau theo nhóm nhỏ
Đưa ra ý kiến chung của nhóm
Để giải quyết vấn đề liên quan đến bài học đạo đức.







Tác dụng:


Kiến thức của HS sẽ giảm bớt phần chủ quan, phiến diện.
Tri thức sâu sắc, bền vững, dễ nhớ, nhớ nhanh hơn.
HS mạnh dạn hơn, dễ hoà nhập, tự tin, hứng thú trong học tập …
Phát huy tính tích cực, chủ động, tự lực của HS.
Phát triển năng lực cộng tác làm việc của HS.
HS có điều kiện trau đồi, rèn luyện khả năng ngôn ngữ .
Hình thành phương pháp nghiên cứu khoa học cho HS.

Hạn chế


Thời gian bị bó hẹp, sử dụng không khéo sẽ không cung cấp hết nội dung bài học
Do chia nhóm, GV không nói rõ cách chuẩn bị nhóm trước thì lớp học sẽ rối loạn hoặc mất trật tự, mất nhiều thời gian.
Trình độ học sinh trong nhóm không đều nhau thì những học sinh giỏi, khá sẽ lấn lướt những học sinh trung bình, yếu.
Số lượng học sinh trong lớp quá đông cũng gây những khó khăn cho việc vận dụng thảo luân nhóm vào việc dạy và học.
II. Các bước tiến hành
Chuẩn bị

Xác định nội dung thảo luận: phù hợp với bài đạo đức, mục tiêu đã xác định, vừa sức với HS.
Ở tiết 1: HS có thể thảo luận nhóm để phân tích truyện kể, nêu cách xử lí tình huống, phân tích tranh ảnh, tư liệu và rút ra bài học đạo đức; phát hiện nội dung bản chất của chuẩn mực hành vi; vận dụng bài học đạo đức…
Ở tiết 2, HS có thể thảo luận để nhận xét hành vi, giải quyết tình huống, bày tỏ thái độ đối với các ý kiến liên quan…
Dự kiến đáp án và khả năng thảo luận của HS -> phương án gợi ý hợp lí.

Phương tiện: phiếu thảo luận nhóm, SGK, VBT, tranh ảnh, …




Dự kiến về việc tổ chức nhóm HS:

- Về số lượng: có 2 phương án tối ưu:

- Về nhóm trưởng và thư kí: nên để HS thay phiên nhau.
- Về trình độ: các nhóm nên tương đương nhau
sự đồng đều, cân sức giữa các nhóm.

Dự kiến thời gian: dành cho thảo luận.
Nhiệm vụ của học sinh


Chuẩn bị ý kiến cho vấn đề thảo luận, tham gia thảo luận.
Nếu ý kiến trùng thì cần phải bổ sung thêm hay đưa ra một ý khác.
HS bảo vệ ý kiến của mình bằng những dẫn chứng thuyết phục tuy nhiên phải chấp nhận ý kiến đúng đắn.
Trong khi thảo luận, HS cần ghi chép những ý kiến thảo luận trên vở nháp.
Cuối buổi thảo luận, nhóm trưởng có trình bày ý kiến của nhóm trước lớp.

GV nêu nội dung và hướng dẫn HS cách thực hiện nhiệm vụ.
GV chia lớp thành các nhóm, giao nhiệm vụ và có thể giới hạn khoảng thời gian dành cho các nhóm thảo luận, phát triển thảo luận cho các nhóm.
Các nhóm độc lập thảo luận: Nhóm trưởng nêu vấn đề để từng cá nhân phát biểu ý kiến và đi đến thống nhất ý kiến chung của nhóm, thư kí ghi lại kết quả thảo luận.
2. Thảo luận
3. Trình bày kết quả
HS trình bày kết quả thảo luận nhóm trước lớp.
Các nhóm trao đổi, phản hồi và có thể đi đến kết luận cho từng vấn đề.
4. Tổng kết
GV tổng kết ngắn gọn và kết luận chung theo từng nội dung thảo luận.
GV cần khen ngợi, khuyến khích, nhắc nhở các nhóm: không khí, tinh thần, thái độ,…
III. Những yêu cầu sư phạm

1. Vấn đề thảo luận phải thiết thực, gần gũi và được các em quan tâm. Câu hỏi thảo luận phải vừa sức với HS.
2. Tổ chức nhóm phù hợp, tránh: số lượng HS quá đông khiến nhiều em không có nhiệm vụ, tính “ không cân sức” giữa các nhóm,…
3. Tạo ra không khí thoải mái, thân thiện và tin cậy nhưng nghiêm túc trong nhóm, có như vậy các em thảo luận 1 cách tự nhiên và tự tin, tránh hiện tượng căng thẳng, giả tạo…
4. Trong quá trình HS thảo luận, GV cần phải nắm bắt tình hình, biết được những khó khăn mà các nhóm gặp phải và có sự giúp đỡ khi cần.
5. Cần tạo điều kiện cho mọi HS tự do bày tỏ ý kiến của mình, tranh luận với nhau, cần động viên kịp thời để tạo sự phấn khởi cho HS.
IV. Ví dụ
Bài: Hiếu thảo với ông bà cha mẹ
(lớp 4)
Chuẩn bị
Xác định nội dung thảo luận:
Tiết 1: GV tổ chức cho HS thảo luận nội dung, bản chất của chuẩn mực hành vi này với những câu hỏi sau:
+ Tại sao chúng ta cần phải hiếu thảo với ông bà, cha mẹ?
+ Cần làm gì để bày tỏ lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ?



Dự kiến đáp án gợi ý:
+ Điền vào chỗ chấm những từ, cụm từ phù hợp với câu dưới đây:
Chúng ta cần phải hiếu thảo với ông bà cha mẹ vì:
Ông bà, cha mẹ là những người đã sinh thành,… chúng ta nên người. Vì vậy, chúng ta phải… với ông bà, cha mẹ.
Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ sẽ làm ông bà, cha mẹ… và được mọi người…
+ Nêu ra những việc cần làm và những việc cần tránh để bày tỏ lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.
Những việc cần làm là…
Những việc cần tránh là…
Chuẩn bị phương tiện: Có thể xác định phiếu thảo luận nhóm cho nội dung thảo luận trên như sau:
+ Dự kiến việc tổ chức nhóm HS:
Về số lượng: 4 HS
Về nhóm trưởng và thư kí:
+ Dự kiến thời gian: 5 phút

2. Bước 2: Thảo luận
HS thảo luận nhóm
Làm vào phiếu học tập.
Chuẩn bị trình bày kết quả.

3. Bước 3: Trình bày kết quả
- Các nhóm trình bày kết quả.
Các nhóm nhận xét, tranh luận.
4. Bước 4: Tổng kết
Gv nhận xét, kết luận ngắn gọn, khuyến khích, đánh giá thái độ, không khí hoạt động.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: trang thị giang
Dung lượng: 836,00KB| Lượt tài: 1
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)