Phương pháp nhúng chìm

Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Hùng | Ngày 12/10/2018 | 82

Chia sẻ tài liệu: phương pháp nhúng chìm thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Phương pháp Nhúng chìm vào tiếng Việt
Mục lục
Nguyên tắc cơ bản
Nội dung phương pháp
Chi tiết tiến trình theo 2 giai đoạn
Điểm mạnh
Hạn chế
Hướng hoàn thiện
Thực hành
Bàn luận
1. Nguyên tắc cơ bản
Dành cho vùng có nhu cầu cho con em sử dụng song ngữ
Giai đoạn học tiếng tương ứng với tiến trình học tập kiến thức phổ thông
Tiếng Việt và tiếng mẹ đẻ đạt được theo một tỉ lệ cân đối của song ngữ
2. Nội dung phương pháp
Học tiếng Việt và tiếng mẹ đẻ theo Chương trình Nhà nước
Học theo 2 giai đoạn: giai đoạn đầu - Tiểu học; giai đoạn sau - Trung học cơ sở.
Mỗi giai đoạn đều có lịch trình riêng và cuối cấp cần đạt một tỉ lệ cân đối giữa tiếng Việt và tiếng mẹ đẻ (40/60).
Mỗi một tiếng có một nhiệm vụ riêng
Kết quả: người học là người nắm vững song ngữ
3. Chi tiết tiến trình theo 2 giai đoạn
3.1 Giai đoạn 1
Bắt đầu được làm quen với tiếng Việt từ Mẫu giáo
Tiểu học
Mẫu giáo – lớp 2: học hoàn toàn bằng tiếng Việt (đơn ngữ)
Lớp 3 – lớp 5: đưa dần bản ngữ vào để cuối cấp đạt tỉ lệ cân bằng 40/60 (song ngữ)
3.2. Giai đoạn 2
Trung học cơ sở
Lớp 6: học hoàn toàn bằng tiếng Việt (đơn ngữ)
Lớp 7 – lớp 9: đưa dần bản ngữ vào để cuối cấp đạt được tỉ lệ cân bằng (40/60) (song ngữ)
4. Điểm mạnh
Kiến thức và kĩ năng dùng tiếng Việt chắc chắn
Không bị giao thoa giữa tiếng Việt và tiếng mẹ đẻ
Dùng cho các vùng thiểu số có ngôn ngữ vùng
Dễ tích hợp với các phương pháp dạy học mới: lấy học sinh làm trung tâm và sư phạm tương tác
5. Hạn chế
Hiểu từ ngữ không chính xác
Chương trình chưa có kế hoạch đảm bảo tỉ lệ cân bằng ở môi trường giao tiếp ngoài lớp học
Tỉ lệ cân bằng 40/60 liệu có phù hợp với Việt Nam?
Đối với các quốc gia chỉ có 1 ngôn ngữ quốc gia như nước ta, phương pháp này liệu có thích hợp?
6. Hướng hoàn thiện
Các điều tra xã hội học về song ngữ
Tỉ lệ cân bằng giữa ngôn ngữ 1 và ngôn ngữ 2
Chương trình Quốc gia về Giáo dục song ngữ
Sách công cụ: Từ điển song ngữ, Hướng dẫn tóm tắt ngữ pháp các ngôn ngữ dân tộc, Hướng dẫn phong tục tập quán, Các từ học tập ...
Trước mắt, nên dùng như nhánh bổ trợ cho phương pháp trực tiếp và phương pháp giao tiếp
7. Thực hành
Soạn một tiết Học vần theo phương pháp nhúng chìm vào tiếng Việt.
Soạn một tiết Tập làm văn (lớp 5) theo phương pháp nhúng chìm vào tiếng Việt
Soạn một tiết Toán (lớp 1) theo phương pháp nhúng chìm vào tiếng Việt.
8. Bàn luận
Để đạt được mức tối ưu cho phương pháp nhúng chìm vào tiếng Việt, tỉ lệ học sinh dân tộc và học sinh người Việt trong một lớp học nên là bao nhiêu? Tại sao?
Giáo viên cho một lớp học theo phương pháp nhúng chìm vào tiếng Việt cần những chuẩn gì?
Hệ thống truyền thanh và xuất bản phẩm địa phương sẽ trợ lực thế nào cho phương pháp nhúng chìm vào tiếng Việt?
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Văn Hùng
Dung lượng: 77,50KB| Lượt tài: 3
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)