Phương pháp làm bài văn Nghị Luận 7

Chia sẻ bởi Đặng Minh Nhí | Ngày 11/10/2018 | 50

Chia sẻ tài liệu: Phương pháp làm bài văn Nghị Luận 7 thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:


PHƯƠNG PHÁP GIÚP HỌC SINH LÀM TỐT VĂN NGHỊ LUẬN TRONG PHÂN MÔN TẬP LÀM VĂN 7

PHẦN A. MỞ ĐẦU

I. LÍ DO CHỌN SKKN:
Trong quá trình lĩmh hội và truyền đạt tri thức thức chương trình Ngữ văn nói chung và bậc THCS nói riêng, phân môn tập làm văn đóng vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp tri thức cơ bản về các kiểu văn bản, hình thành các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết,… để hiểu khái quát về các loại văn bản và bố cục chung của nó. Bản thân hoạt động tập làm văn là một hoạt động tích hợp tri thức: văn bản, tiếng Việt vào việc tạo lập văn bản mới.
Chương trình tập làm văn đặt trọng tâm ở thực hành: Xây dựng bài qua thực hành, thực hành nhận biết và thực hành qua văn bản. Do đó điểm mới và khó trong chương trình Ngữ văn là phương pháp dạy thực hành. Cụ thể và quan trọng nhất là rèn luyện kĩ năng viết một bài văn đúng, đủ, hay và có sức thuyết phục. Đối với chương trình ngữ văn 7, văn nghị luận là một thể văn mới hơn khó hơn so với chương trình cũ và với trình độ tiếp thu, khả năng nhận biết và diễn đạt của các em nằm ở lứa tuổi 13, 14 do đó còn nhiều hạn chế. Nếu những em có khả năng tư duy trừu tượng tốt, biết trình bày một quan điểm, thái độ đúng trước một vấn đề, có chủ kiến rõ ràng thì sẽ không thấy khó. Còn những em quen tư duy cụ thể, cảm tính, ít năng lực suy luận, ít có bản lĩnh, ít có chủ kiến đối với mọi việc thì sẽ cảm thấy khó.
Thực trạng học sinh hiện nay, cho thấy kĩ năng viết còn hạn chế nhất là việc trình bày lại những suy nghĩ của mình trước một vấn đề nào đó. Để giúp các em tiếp thu đỡ khó khăn, tạo điều kiện cho các em có sự hứng thú trong học tập gặt hái được những kết quả nhất định để bước sang học chương trình ngữ văn lớp 8, 9 có thể tránh bớt phần bỡ ngỡ và có điều kiện nâng cao kiến thức trong quá trình học tập vì vậy bản thân tôi mạnh dạn chọn đề tài, SKKN:
"PHƯƠNG PHÁP GIÚP HỌC SINH LÀM TỐT VĂN NGHỊ LUẬN TRONG PHÂN MÔN TẬP LÀM VĂN 7 ".

II. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.
Do điều kiện và thời gian nên SKKN của tôi chỉ gói gọn ở đối tượng học sinh lớp7 cụ thể là lớp7E, G của trường THCS Lao Bảo Hướng Hoá – Quảng trị.
III.PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Chương trình THCS ban hành năm 2002, phần nội dung chương trình quy định văn nghị luận chỉ được học từ tiết 74 ở lớp 7 .Chính vì thế trong sáng kiến kinh nghiệm này, tôi chỉ đề cập đến nội dung văn nghị luận trong SGK văn 7 tập II. Cụ thể là từ tháng 01 đến 05 tức là bắt đầu của học kì II.
PHẦN B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.
I. Cơ sở lí luận:
Chúng ta phải nhận thức rằng văn nghị luận là một trong những kiểu văn bản rất quan trọng trong đời sống xã hội, có vai trò rèn luyện tư duy, năng lực biểu đạt, suy luận của các em giúp các em có những quan điểm đúng đắn, tư duy sâu sắc trước đời sống. Có thể khẳng định rằng kiểu văn nghị luận khó có thể hình thành tư duy tư tưởng mạch lạc, tư duy sáng tạo, ý nghĩa sâu sắc trong đời sống.
Một em học sinh có năng lực nghị luận tốt thì sẽ có khả năng biểu đạt, phán đoán chính xác sự việc, sẽ tạo ra một điều kiện thuận lợi để thành đạt trong cuộc sống.
Do đó muốn tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh làm văn nghị luận tốt, giáo viên phải giúp học sinh nắm vững khái niệm, có quan điểm rõ ràng khi nói đến một việc, đồng thời giúp các em biết tư duy lô-gích, sử dụng thành thạo các thao tác: phân tích, tổng hợp, qui nạp, diễn dịch, so sánh, suy lý...
Cần phải giúp các em biết văn nghị luận phải có luận điểm, có lý lẽ, có dẫn chứng (từ thực tế văn, thơ) và có phương pháp lập luận chặt chẽ để nối kết các vấn đề, quan điểm nhỏ cùng một luận cứ để giải quyết vấn đề nào đó và đề ra lập luận lớn.
II. Cơ sở thực tiễn:
Trong quá trình giảng dạy bản thân tôi nhận thấy rằng giữa giảng dạy phương pháp truyền thống hay phương pháp mới một cách riêng biệt thì nó khó đem lại kết quả cao, bài giảng vì thế có phần cứng nhắc, vì vậy khi giảng dạy bản thân tôi phải kết hợp phương pháp truyền thống và phương pháp mới trong cùng một tiết dạy để tránh sự cứng nhắc. Vì thế
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đặng Minh Nhí
Dung lượng: 86,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)